Kinh doanh vận tải biển là việc sử dụng tàu biển để kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý. Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên;
- Điều 4, 5, 6, 7, Nghị định 160/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, 2, 3, 7 Điều 3 Nghị định số 147/2018/NĐ-CP)
Điều kiện kinh doanh vận tải biển
1. Điều kiện chung
1.1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây viết tắt là doanh nghiệp).
2. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế
2.1. Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.
2.3. Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiếu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
2.4. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:
a) Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);
b) Về nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa
Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định 160/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa còn phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
4. Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam
4.1. Tổ chức nước ngoài tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
4.2. Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển; mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc tàu biển được đăng ký tại Việt Nam; thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh; tại Việt Nam nhưng tổng số thuyền viên nước ngoài không được vượt quá 1/3 định biên của tàu biển; đồng thời, thuyền trưởng hoặc thuyền phó nhất của tàu biển đó phải là công dân Việt Nam.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
1. Điều kiện chung: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển; tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phần vốn góp theo quy định.
2. Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực
2.1. Có người chuyên trách thực hiện và người chuyên trách công tác pháp chế.
2.2. Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt nam; và có chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển.
=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện