Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
- Điều 63, Điều 106 Luật KDBH số 24 - Khoản 8, Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật KDBH số 61. - Điều 6, điều 7, Điều 10, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 43, Điều 90 Nghị định 73/2016/NĐ-CP - Điều 11 Nghị định 151/2018/NĐ-CP
1. Điều kiện chung để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
1.1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
1.2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 73/2016/NĐ-CP
1.3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
1.3.1 Các tổ chức kinh doanh tái bảo hiểm
a. Công ty cổphần tái bảo hiểm;
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn tái bảohiểm;
1.3.2 Doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a. Công ty trách nhiệm hữu hạn tái bảo hiểm;
b. Công ty cổ phần tái bảo hiểm
1.4. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
1.4.1 Tiêu chuẩn chung của người quản trị, điều hành
a. Không thuộc các đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp.
b. Trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm:
i) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với hình thức bị buộc bãi nhiệm chức danh quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc buộc đình chỉ chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bổ nhiệm;
ii) Không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ về khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc quy trình nghiệp vụ môi giới bảo hiểm, kiểm soát nội bộ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
iii) Không trực tiếp liên quan đến vụ án đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định pháp luật tại thời điểm được bổ nhiệm.
1.4.2.Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Trưởng Ban kiểm toán nội bộ (Kinh doanh tái bảo hiểm)
a. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
b. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
c. Trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu 05 năm đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên; 03 năm đối với các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp không phải thành lập Ban kiểm soát), Trưởng Ban kiểm toán nội bộ hoặc có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 03 năm tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
d. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (đối với công ty cổ phần) phải bảo đảm số thành viên thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
e. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp không phải thành lập Ban kiểm soát) phải làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
1.4.3. Tiêu chuẩn của Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người đại diện trước pháp luật (Kinh doanh tái bảo hiểm)
a. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
b. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
c. Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
d. Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, trong đó có tối thiểu 03 năm giữ vị trí là người quản trị, điều hành theo quy định tại Điều 25 Nghị định này tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm.
e. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
1.4.4. Tiêu chuẩn của Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện (Kinh doanh tái bảo hiểm)
a. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
b. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
c. Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
d. Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm.
e. Đối với kế toán trưởng, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của kế toán trưởng quy định tại các văn bản pháp luật về kế toán và có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm về kế toán hoặc kiểm toán trong lĩnh vực bảo hiểm.
g. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
1.4.5. Tiêu chuẩn đối với người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ (Kinh doanh tái bảo hiểm)
a. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
b. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
c. Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm phù hợp với lĩnh vực phụ trách do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Đối với người đứng đầu bộ phận tái bảo hiểm hoặc đầu tư phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về tái bảo hiểm hoặc đầu tư do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
d. Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm.
e. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
1.4.6. Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp tái bảo hiểm (Kinh doanh tái bảo hiểm)
a. Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
i) Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
ii) Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế; hoặc
iii) Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc các bằng chứng chứng minh đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội;
iv) Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
b. Doanh nghiệp tái bảo hiểm được sử dụng chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán theo các hình thức sau:
ii) Sử dụng người lao động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài;
ii) Thuê chuyên gia tính toán của tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm;
iii) Thuê hoặc sử dụng chuyên gia tính toán của chủ đầu tư hoặc công ty mẹ hoặc công ty trong cùng tập đoàn của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài.
1.5. Tổ chức,cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau (Kinh doanh tái bảo hiểm)
a) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
b) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
c) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
d) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
2. Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tái bảo hiểm (Kinh doanh tái bảo hiểm)
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tái bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đối với tổ chức nước ngoài:
– Là doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam;
– Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
– Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
– Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
b) Đối với tổ chức Việt Nam:
– Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
3. Điều kiện thành lập công ty cổ phần tái bảo hiểm (Kinh doanh tái bảo hiểm)
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, công ty cổ phần tái bảo hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập;
4. Cung cấp tái bảo hiểm qua biên giới (Kinh doanh tái bảo hiểm)
– Tổ chức,cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới
– Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới tái bảo hiểm quốc tế, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất.
Điều kiện của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài
a. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
b. Doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
c. Trường hợp tái bảo hiểm cho công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty trong cùng tập đoàn mà công ty này không có đánh giá xếp hạng tín nhiệm theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính văn bản của cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài nơi công ty nhận tái bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận công ty nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài bảo đảm khả năng thanh toán tại năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.
=>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện