Xử lý trường hợp nhà thầu có hành vi gian lận trong hồ sơ dự thầu

Nhà thầu B có hành vi gian lận nhưng trúng thầu, sau khi biết thì ủy ban huyện chỉ hủy kết quả trúng thầu làm như vậy có đúng hay không?

Tóm tắt câu hỏi:

Cho tôi hỏi về một trường hợp như sau: Ủy ban nhân dân huyện X tổ chức mời thầu công khai một hạng mục công trình vào tháng 9/2013. Trong đó có nhà thầu A và nhà thầu B có khả năng trúng thầu cao nhất. Sau đó bên Ủy ban nhân dân cấp huyện có ra thông báo về lựa chọn nhà thầu và nhà thầu trúng thầu là nhà thầu B, khi có thông báo và quá trình xem xem cụ thể thì nhà thầu A chứng minh được những thông tin mà bên B đưa ra trong hồ sơ dự thầu là không đúng sự thật, sau đó Ủy ban nhân dân huyện X đã ra quyết định hủy thông báo về việc trúng thầu của bên B. Năm 2014 tổ chức đấu thầu lại thì nhà thầu B đã liên danh với một doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự thầu và trúng gói thầu đó. Vậy cho tôi hỏi Ủy ban nhân dân huyện làm như vậy có đúng hay không ? Tại sao nhà thầu B không bị xử phạt gì, vậy theo quy định của pháp luật thì họ có bị phạt hay không ? Tôi xin cảm ơn !

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty  VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định của Luật đấu thầu 2013 và  Nghị định 63/2014/NĐ – CP quy định một số điều luật của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Nhà thầu B vi phạm quy định về các nội dung khi tham gia dự thầu quy định như sau:  Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu, Luật đấu thầu 2013

1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

Xem thêm: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu trong đấu thầu

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.”

Như vậy, nhà thầu A đã chứng minh được lỗi không minh bạch trong hồ sơ dự thầu. Hành vi của nhà thầu B đã có sự gian lận trình bày sai lệch thông tin và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Việc Ủy ban nhân dân huyện đưa ra quyết định như vậy là không đúng, việc có hành vi gian lận như vậy sẽ phải chịu một chế tài nhất định quy định tại Nghị định 63/2014/NĐ – CP  như sau”

Xem thêm: Bảo đảm dự thầu áp dụng trong trường hợp nào?

“Điều 121. Các hình thức xử lý vi phạm trong đấu thầu

1. Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật về hình sự.

4. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 122. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu

Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:

1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu;

2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 8 và 9 Điều 89 của Luật Đấu thầu;

3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 6 và 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu;

4. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

Điều 123. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 4 Điều 73, Khoản 10 Điều 74 và Điểm e Khoản 2 Điều 75 của Luật Đấu thầu.

2. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu, cụ thể như sau:

a) Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;

b) Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến trước khi ký kết hợp đồng; trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng sau khi ký kết hợp đồng;

c) Trong văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian để khắc phục vi phạm về đấu thầu;

d) Biện pháp tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu do người có thẩm quyền quyết định khi phát hiện các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu không phù hợp quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.

Điều 124. Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về đấu thầu

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.”

Như vậy, nhà thầu B không được phép tham gia dự thầu với tư cách liên danh với nhà thầu nước ngoài nữa, mặt khác nhà thầu B còn phải chịu mức phạt hành chính nhất định đối với hành vi của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu trong đấu thầu

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

– Thành phần, hồ sơ tham gia dự thầu

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 0274.2203.888  để được giải đáp.

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang