Theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016, chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam – Động lực phát triển kinh tế của đất nước” dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 29/4/2016 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dịp để doanh nghiệp được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với người đứng đầu Chính phủ nhằm hiến kế, đưa ra định hướng phát triển cho cộng đồng trong thời gian tới.
Việc tổ chức Hội nghị này là hành động nhằm thực hiện một trong sáu cam kết
Về những lĩnh vực chủ yếu được ưu tiên trong chỉ đạo điều hành mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ sau khi nhậm chức, đó là: “Tập trung cải cách hành chính, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Khuyến khích khởi nghiệp, phát huy tự do sáng tạo, trọng dụng nhân tài, huy động mọi nguồn lực cho phát triển”.
Thông điệp xuyên suốt Hội nghị sẽ là: “Doanh nghiệp là một động lực của phát triển kinh tế”. Với thông điệp này, định hướng của Chính phủ là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nội dung của Hội nghị là đề ra các giải pháp xây dựng thể chế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất; giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.
Theo dự kiến, Thủ tướng sẽ gặp gỡ đại diện của khoảng 300 doanh nghiệp dân doanh
50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20 hiệp hội như AmCham, Eurocham, Phòng Thương mại Hàn Quốc… Tham dự Hội nghị sẽ có đại diện các Bộ, ngành: Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, Hội nghị sẽ được tổ chức trực tuyến tại 63 địa phương trên cả nước. Tại mỗi địa phương, các Lãnh đạo tỉnh, thành phố sẽ ngồi cùng doanh nghiệp trên địa bàn để nghe và đưa ra các kiến nghị, đề xuất.
Để chuẩn bị cho Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; yêu cầu các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình; giải quyết vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, đề xuất giải pháp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; theo lĩnh vực phụ trách, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; để tổng hợp, đồng gửi Văn phòng Chính phủ.
Cụ thể, nhiệm vụ được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Văn phòng Chính phủ là:
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung về cơ chế, chính sách liên quan; đến phát triển để tổng hợp tình hình, kiến nghị của doanh nghiệp FDI, gửi VCCI; để tổng hợp chung, đồng gửi Văn phòng Chính phủ.
– VCCI chuẩn bị báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hiến kế; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và bình đẳng, nêu các kiến nghị; của doanh nghiệp và của VCCI; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước để tổng hợp; đồng thời gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực; thuộc Trung ương để trả lời theo thẩm quyền; gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
– Văn phòng Chính phủ đầu mối gửi công văn đề nghị các Bộ, ngành báo cáo tình hình; theo lĩnh vực quản lý để gửi Bộ KH&ĐT tổng hợp chung; đầu mối thu nhận báo cáo của Bộ KH&ĐT, VCCI, các Bộ, ngành để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ký cam kết với VCCI; trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ; về việc tạo môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp trên địa bàn.
Cộng đồng doanh nghiệp đang rất kỳ vọng vào Hội nghị này và tin tưởng rằng; Chính phủ dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; sẽ là một Chính phủ gần dân, một Chính phủ hành động và quyết tâm đổi mới.