Tình hình gia nhập thị trường của doanh nghiệp trong 3 tháng đầu 2018

Tình hình gia nhập thị trường của doanh nghiệp trong 3 tháng đầu 2018

Tiếp nối kết quả thành công của năm Quốc gia khởi nghiệp 2017 với tất cả 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đều đạt so với kế hoạch thì ngay trong 3 tháng đầu năm 2018, môi trường kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục có những dấu hiệu khả quan, đáng ghi nhận thông qua số liệu về tình hình gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Để có được nhận định ban đầu này, bài viết cung cấp một số thông tin liên quan mang lại những tác động tích cực cho môi trường kinh doanh trong Quý I năm 2018.

– Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập liên tục gia tăng

Theo số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong Quý I/2018, cả nước có 26.785 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 278.489 tỷ đồng, tăng 1,2% về số doanh nghiệp và tăng 2,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong Quý I/2018 đạt 10,4 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong Quý I/2018 là 763.964 tỷ đồng, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 278.489 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp là 485.475 tỷ đồng với 7.893 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi tăng vốn. So với Quý I/2017, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong Quý I/2018 tăng 28%, cho thấy rằng mức độ đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng. Quy mô vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp tại thời điểm Quý I/2018 là 10,4 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng gần gấp đôi so với Quý I/2015 là 5,5 tỷ đồng/doanh nghiệp.     

 Biểu đồ: So sánh doanh nghiệp đăng ký thành lập trong Quý I của 4 năm, giai đoạn 2015 – 2018

so sánh doanh nghiệp đăng ký thành lập trong quý I của 4 năm

Biểu đồ trên cho thấy tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong Quý I của 4 năm gần đây, giai đoạn 2015 – 2018 có xu hướng tăng đều cả về số lượng doanh nghiệp, vốn đăng ký và vốn đăng ký bình quân. So với Quý I/2015, quy mô vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong Quý I/2018 đã tăng gần gấp đôi, từ 5,8 tỷ đồng/doanh nghiệp lên 10,4 tỷ đồng/doanh nghiệp.

– Tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử vượt xa chỉ tiêu đặt ra của Chính phủ

Theo số liệu thống kê từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong Quý I/2018, tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của cả nước đạt 58,01% (Quý I/2017 đạt 31,7%), riêng tại hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh đạt 64,84% (Quý I/2017 đạt 42,29%) và thành phố Hà Nội đạt 99,62% (Quý I/2017 đạt 62,03%). Số liệu về tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đều đã vượt chỉ tiêu so với chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 36ª/NQ-CP về chính phủ điện tử.

tình hình gia nhập thị trường

Các số liệu tại Bảng trên cho thấy người dân, doanh nghiệp hiện nay đã ngày càng tiếp cận nhanh hơn với công nghệ và các dịch vụ công trên Cổng thông tin quốc gia

Về đăng ký doanh nghiệp khi quyết định lựa chọn hình thức đăng ký qua mạng thay vì phải đến tận nơi đăng ký như trước đây theo truyền thống. Đây là một lợi thế giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, nắm bắt được thông tin và nhận kết quả hồ sơ qua mạng một cách nhanh chóng, đồng thời hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người.

Bên cạnh đó, những thông tin về đăng ký doanh nghiệp được đăng tải trên Cổng Thông tin đã giúp các cơ quan, doanh nghiệp, người dân dễ dàng truy cập để có thông tin cụ thể về doanh nghiệp, tạo ra sự minh bạch và tăng cường giám sát của xã hội. Số lượng truy cập Cổng tính đến hết Quý I/2018 đã đạt gần 210 triệu lượt; riêng năm 2017 có hơn 105 triệu lượt (tăng gấp 2,5 lần so với năm 2016).

– Chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp tiếp tục được cắt giảm (Tình hình gia nhập thị trường)

Nhằm tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh; giảm chi phí Khởi sự kinh doanh và giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp; nêu tại các nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017; và Nghị quyết số 75-CP ngày 09/8/2017), ngày 04/12/2017, Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 130/2017/TT-BTC; sửa đổi, bổ sung Thông tư 215/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý; và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Thông tư số 130/2017/TT-BTC, lệ phí đăng ký doanh nghiệp đã được giảm 50%; so với quy định trước đây và miễn 100% nếu đoanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử. Quy định pháp lý trên đã đi vào cuộc sống kể từ ngày 20/01/2018; và phần nào cho thấy những tác động tích cực được thể hiện qua số lượng doanh nghiệp; đăng ký thành lập mới và số lượng hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử; gia tăng ngay trong 3 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm ngoái.

– Chỉ số Gia nhập thị trường năm 2017 đứng đầu trong 12 năm liên tiếp (Tình hình gia nhập thị trường)

Theo kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 (PCI 2017); do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố gần đây; vào ngày 22/3/2017, chỉ số thành phần Gia nhập thị trường năm 2017; là 1 trong 10 chỉ số cấu thành nên PCI 2017 luôn tiếp tục được đánh giá; và xếp hạng cao nhất liên tục trong 12 năm trở lại đây (đạt điểm là 7,84/10 điểm; và vượt xa điểm của 9 chỉ số thành phần còn lại).

Điều này cho thấy các địa phương liên tiếp; đã có nhiều nỗ lực cải cách hành chính, gỡ bỏ rào cản gia nhập thị trường cho doanh nghiệp; nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở cấp địa phương. Theo kết quả đánh giá PCI 2017; ngay sau chỉ số Gia nhập thị trường thì có 5 chỉ số thành phần đều đạt trên 6/10 điểm; đó là: Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp (6,61), Chi phí thời gian (6,48), Đào tạo lao động (6,45); Tính Minh bạch (đạt 6,34), Tiếp cận đất đai (6,33) và 4 chỉ số đạt trên 5/10 điểm; bao gồm: Thiết chế pháp lý & An ninh trật tự (5,94), Tính Năng động (5,44); Chi phí không chính thức (5,31), Cạnh tranh bình đẳng (5,14).

Thông qua các số liệu và phân tích trên; về tình hình gia nhập thị trường của doanh nghiệp trong quý I năm 2018

Cùng với những tín hiệu kinh tế vĩ mô tích cực khác (GDP dự kiến tăng trưởng trên 7%; giá cả và lạm phát trong tầm kiểm soát, chỉ số tài chính- tiền tệ tích cực; thị trường tiền tệ-ngoại hối, mặt bằng lãi suất ổn định, thanh khoản tốt; thị trường chứng khoán tăng trưởng ổn định, thu hút vốn đầu tư đạt khá; nhất là giải ngân vốn FDI; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xuất nhập khẩu có diễn biến khả quan…)

Là những minh chứng thể hiện sự hiệu quả của các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; và nỗ lực cải cách hành chính của toàn hệ thống chính trị; nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Những yếu tố này đã và đang ngày càng củng cố thêm niềm tin khởi nghiệp của các cá nhân; tham gia kinh doanh trên thị trường và hứa hẹn cho một năm 2018 triển vọng; thành công đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang