Qua theo dõi số liệu doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy tình hình doanh nghiệp có dấu hiệu tốt lên khi số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2013 tăng trở lại so với năm 2012.
Năm 2013: Biến động lớn về tình hình doanh nghiệp
Sau hơn một thập kỷ phát triển mạnh mẽ về số lượng kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực, xu hướng giảm sút về số lượng doanh nghiệp thành lập mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2011 với số lượng đăng ký mới là 77.548, giảm 7,2% so với năm 2010 và đến năm 2012, số lượng này còn 69.874, tiếp tục giảm 9,9%. Tuy nhiên, xu hướng “thanh lọc” được thể hiện rõ nét nhất trong năm 2013, khi số lượng doanh nghiệp đăng ký mới lại tăng cao đạt 76.955, tăng 10,1% so với năm 2012, nhưng tổng số vốn đăng ký chỉ đạt 398.681 tỷ đồng, giảm 14,7% so với 2012 và giảm sâu so với 513.700 tỷ đồng của năm 2011.
Đồng thời, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2013 tiếp tục tăng so với 2012.
Cụ thể, trong năm 2013 có 60.737 doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011. Như vậy, tình hình doanh nghiệp năm 2013 gặp khó khăn phải rút lui khỏi thị trường ngày càng lớn cho thấy những thách thức của nền kinh tế đang dần loại khỏi thị trường các doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức tồn tại, hoặc không kịp thay đổi để thích nghi với điều kiện mới. Điều này được thể hiện rõ nét qua cơ cấu ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây.
Trong năm 2013, một số ngành, nghề đang diễn ra quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ
Thể hiện qua sự biến động cùng tăng trong việc gia nhập đồng thời với rút lui của các doanh nghiệp trên thị trường so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Vận tải kho bãi thành lập mới tăng 6,7%, dừng hoạt động tăng 11,2%; Công nghiệp chế biến, chế tạo: tăng 7,3%, tăng 3,7%; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy: tăng 23,9%, tăng 10,1%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí: tăng 27,8%, tăng 82,9% ; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: tăng 35%, tăng 55,6%.
Ngược lại với các ngành có xu hướng tốt, vẫn còn một số ngành còn thể hiện rõ tình trạng khó khăn so với cùng kỳ năm trước, với số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm trong khi doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tăng, như: Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác: thành lập mới giảm 2,8%, dừng hoạt động tăng 16,2%; Xây dựng: giảm 3,7%, tăng 12%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: giảm 5,4%, tăng 58,6%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: giảm 14,4%, giảm 0,8%.
Có thể thấy, về tổng thể, năm 2013
Là năm của những biến động lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam; khi cùng lúc số lượng doanh nghiệp giải thể và đăng ký mới đều tăng cao. Năm qua, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang đối mặt; với những khó khăn, thách thức của thị trường; và đang tìm hướng đi để tiếp tục tồn tại và phát triển. Một trong số những số liệu đáng khích lệ của năm 2013; là số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động; nay quay trở lại hoạt động là 14.402.
Ở một góc khác, khi đánh giá tình hình đăng ký doanh nghiệp; trong 10 năm trở lại đây, số doanh nghiệp đăng ký mới dù đã chững lại; và có xu hướng giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Theo số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp (Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư); trong giai đoạn 2008-2013 đã có 457.400 doanh nghiệp được thành lập mới; tăng 30% so với số lượng doanh nghiệp của cả giai đoạn từ 1991-2007 (Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 1991-1999 và những năm từ 2000-2013
Đơn vị: Nghìn doanh nghiệp
Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cùng với sự gia tăng về số lượng, quy mô vốn đăng ký của doanh nghiệp cũng tăng trưởng nhanh chóng.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng từ 962 triệu đồng/doanh nghiệp; vào năm 2000 lên 3,13 tỷ đồng/doanh nghiệp; vào năm 2006 (tăng khoảng 3,2 lần) và đạt 5,86 tỷ đồng năm 2010. Trong đó, các năm 2007 và 2008 có quy mô vốn trên mỗi doanh nghiệp; đạt cao nhất trong cả giai đoạn với số vốn tương ứng là 8,06 tỷ đồng/doanh nghiệp và 8,72 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tính chung cả giai đoạn 2000-2010, quy mô vốn đăng ký trung bình một doanh nghiệp tăng gấp 6 lần.
Trong các năm 2011-2013, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tuy giảm; do các tác động của tình hình kinh tế vĩ mô; nhưng số vốn đăng ký trung bình mỗi doanh nghiệp giai đoạn này; vẫn đạt mức 6,13 tỷ đồng/doanh nghiệp cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân; vẫn duy trì sự hấp dẫn đối với nguồn vốn đầu tư toàn xã hội (Bảng 1).
Bảng 1: Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp giai đoạn 2006-2013
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị(1000) | Năm | |||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |||
1 | Số doanh nghiệp thành lập mới | DN | 46,7 | 58,8 | 65,3 | 84,3 | 83,6 | 77,5 | 69,8 | 76,9 |
2 | Số vốn của doanh nghiệp đăng ký thành lập | Tỷ đồng | 146,3 | 473,8 | 569,5 | 517 | 489,6 | 513,7 | 467,2 | 398,6 |
3 | Quy mô vốn | Tỷ VND/DN | 3,13 | 8,06 | 8,72 | 6,13 | 5,86 | 6,63 | 6,69 | 5,07 |
Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013
Riêng trong năm 2013, quy mô vốn mỗi doanh nghiệp đăng ký mới là 5,07 tỷ đồng, giảm 24,2%; so với năm 2012. Quy mô vốn năm 2013 đã giảm đáng kể so với các năm gần đây. Tuy nhiên, nhìn vào số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 10,1%; so với cùng kỳ, có thể thấy rằng, trong thành lập doanh nghiệp; các doanh nhân đang ngày càng thận trọng hơn với mỗi đồng vốn đưa vào thị trường.
Các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, yêu cầu ít vốn đầu tư, luồng tiền luân chuyển linh hoạt; sẽ là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam; đang thực sự chuyển mình, đổi mới chiến lược kinh doanh; và vẫn sẵn sàng chấp nhận thách thức để tồn tại và chờ đợi cơ hội phát triển.
Giải pháp nào cho thời gian tới?
Tại Việt Nam, gói kích cầu được thực hiện trong năm 2009 trên cơ sở sử dụng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã có tác động tích cực tới tổng cầu của nền kinh tế và đã cung cấp cho khối doanh nghiệp tư nhân gần 270.000 tỷ đồng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn vào cuối thời điểm 2008, đầu 2009 đã có thể trụ lại và có những chuyển biến hết sức tích cực. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập cả năm 2009 đạt 84.300 doanh nghiệp, tăng 29% so với năm 2008 và là mức cao nhất trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, sau 5 năm nhìn lại, hạn chế của gói kích cầu năm 2009 chính là nguy cơ lạm dụng và sử dụng vốn vay không hiệu quả hoặc sai mục đích. Nền kinh tế nước ta sau 5 năm thực hiện gói kích cầu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tài nguyên và yếu tố vốn. Năng suất lao động chưa thực sự được cải thiện khiến cho sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng chưa cao.
Những bất cập và yếu kém của thị trường đang đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải cùng nghiên cứu, đổi mới thể chế kinh tế để có những phát triển phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính bền vững lâu dài. Một số những chính sách cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp là:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường
Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Thời gian qua, công tác cải cách đăng ký kinh doanh đã góp phần đáng kể trong việc cắt giảm thời gian và chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Kể từ năm 2010, việc đăng ký doanh nghiệp qua Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã đảm bảo thời gian thành lập doanh nghiệp là 5 ngày làm việc. Cho đến cuối 2013, trên 70% số hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã được thực hiện trong thời gian 1-2 ngày qua hệ thống.
Đây là những nỗ lực đáng kể trong việc quy chuẩn hóa và tin học hóa hoàn toàn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Tiếp tục những kết quả tích cực của công tác cải cách đăng ký kinh doanh, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc thành lập, giải thể, thực hiện các dự án đầu tư và cụ thể hóa các giải pháp chính sách cho doanh nghiệp trong quá trình sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trong năm 2014.
Thứ hai, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh
Trong đó đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất cho vay phù hợp. Theo đó, nguồn vốn tín dụng sẽ tiếp tục được ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao.
Trong năm tới, Chính phủ dự kiến đưa Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động. Hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ, các chương trình liên kết ngành, vùng, tham gia vào chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia.
Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ giới hóa trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong một số ngành, nghề kinh doanh đặc thù sẽ tiếp tục được miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tới.
Thứ ba, phát triển thị trường nhằm tăng tính cạnh tranh, minh bạch hóa thông tin và kích thích tiêu dùng
Đối với các mặt hàng có nguồn gốc trong nước. Theo đó, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng cường xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Công tác xúc tiến thương mại tiếp tục được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và địa phương.
Đồng thời, việc tăng cường công tác dự báo thị trường, cung cấp thông tin, các quy chuẩn về tiêu chuẩn kỹ thuật cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ được quan tâm đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam trước những cáo buộc quốc tế về quy chuẩn và giá thành sản phẩm.
Dự kiến trong Quý II/2014
Chính phủ sẽ công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần được kiểm tra đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối trên thị trường nội địa, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp tục được triển khai nhằm hạn chế hàng lậu, hàng giả, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt Nam.
Điều đáng lưu ý là để chính sách đi vào thực tiễn và phát huy những kết quả như mong đợi, cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Với vai trò là một chủ thể quan trọng của nền kinh tế, tình hình doanh nghiệp năm 2013 phải có những bước đi chủ động và linh hoạt để đối phó với những thách thức ngày càng lớn của thị trường. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân cần xây dựng chiến lược kinh doanh với tầm nhìn dài hạn hơn
Cần khai thác sức mạnh nội tại và khả năng đổi mới không ngừng để thích nghi. Để đối phó với những nguy cơ khủng hoảng, doanh nghiệp cần cân nhắc các giải pháp sau đây:
- – Tiếp tục xác định lại định hướng kinh doanh của mình trong điều kiện mới nhằm tìm kiếm; và xác lập thị trường ổn định, chọn lựa được sản phẩm mũi nhọn của mình; để có thể đầu tư hiệu quả.
- – Chủ động tìm kiếm các giải pháp để nâng cao năng suất lao động; như đưa khoa học, công nghệ thành động lực chủ yếu trong tăng trưởng.
- – Chủ động khai thác, tiếp cận các nguồn thông tin thị trường trong nước; cũng như quốc tế, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu thị trường; và nhu cầu tiêu dùng, phát triển các hoạt động kinh doanh, sản xuất tạo giá trị gia tăng.
- – Luôn chuẩn bị những chiến lược, giải pháp để duy trì kinh doanh trong trung hạn và dài hạn. Có lộ trình quy chuẩn để đối phó và kiểm soát; với các hình thức khủng hoảng xảy ra với doanh nghiệp.