Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 01 năm 2018, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 15.426doanh nghiệp, trong đó: có 10.839 doanh nghiệp thành lập mới và 4.587 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong tháng là 316.361tỷ đồng, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 98.272 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 218.089 tỷ đồng với 3.522 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn.
Tình hình doanh nghiệp thành lập mới (Đăng ký doanh nghiệp tháng 01 năm 2018)
– Về tình hình chung:
Trong tháng 01 năm 2018, cả nước có 10.839 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 98.272 tỷ đồng, tăng 20,6% về số doanh nghiệp và 8,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 01 năm 2018 đạt 9,1 tỷ đồng, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 01 năm nay là 85.289 lao động, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ 1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới và vốn đăng ký
– Theo quy mô vốn:
Bảng 1. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)
Theo số liệu thống kê tại Bảng 1 cho thấy, phần lớn các quy mô vốn đăng ký trong tháng 01 năm 2018 đều có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký mới tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: quy mô vốn đăng ký từ trên 20 đến 50 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 25,1% với 329 doanh nghiệp; tiếp đến là đến 10 tỷ đồng có 9.709 doanh nghiệp, tăng 21,3%; trên 10 đến 20 tỷ đồng có 567 doanh nghiệp, tăng 15,7%; trên 50 đến 100 tỷ đồng có 125 doanh nghiệp, tăng 11,6%; số doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ động giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2017 với 109 doanh nghiệp.
Như vậy, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký đến 10 tỷ đồng chiếm 89,6% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký mới.
– Theo loại hình doanh nghiệp:
Bảng 2. Số doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo loại hình
So với cùng kỳ năm 2017, trong năm nay xét về các chỉ tiêu gồm số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký thì không có loại hình công ty nào tăng đều ở cả 3 chỉ tiêu; loại hình công ty TNHH 1 thành viên và loại hình công ty TNHH 2 thành viên chỉ tăng về số lượng và số vốn đăng ký; riêng loại hình doanh nghiệp tư nhân là giảm cả về số lượng, số vốn và số lao động đăng ký.
Phân tích về gia tăng số lượng doanh nghiệp của các loại hình so với cùng kỳ năm 2017 cho thấy, trong tháng 01 năm 2018 số doanh nghiệp đăng ký mới tập trung chủ yếu ở loại hình công ty TNHH 1 thành viên với 6.471doanh nghiệp, chiếm 59,7%; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 2.426 doanh nghiệp, chiếm 22,4%; loại hình công ty cổ phần có 1.758 doanh nghiệp, chiếm 16,2%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 182 doanh nghiệp, chiếm 1,7% và loại hình công ty hợp danh có lượng doanh nghiệp đăng ký mới thấp nhất là 2 doanh nghiệp, chiếm 0,02%. Có thể thấy, loại hình công ty TNHH 1 thành viên đã góp phần gia tăng đáng kể số lượng doanh nghiệp trong năm qua.
Về số vốn đăng ký, trong tháng 01 năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 tiếp tục tập trung cao ở loại hình công ty
Công ty cổ phần là 47.433 tỷ đồng, chiếm 48,3%; tiếp đó là loại hình công ty TNHH 1 thành viên có 32.443 tỷ đồng, chiếm 33%; loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 18.191 tỷ đồng, chiếm 18,5%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 205 tỷ đồng, chiếm 0,2%; loại hình công ty hợp danh có số vốn đăng ký mới thấp nhất so với các loại hình khác là 1 tỷ đồng, chiếm 0,001%.
Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp trong tháng 01 năm 2018 cho thấy, loại hình công ty cổ phần chiếm tỷ trọng vốn đăng ký bình quân cao nhất là 27 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 2 thành viên là 7,5 tỷ đồng/doanh nghiệp; loại hình công ty TNHH 1 thành viên là 5 tỷ đồng/doanh nghiệp; loại hình công ty hợp danh là 0,5 tỷ đồng/doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp tư nhân là 1,1 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Về số lượng lao động đăng ký cho thấy, trong tháng 01 năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017
Loại hình công ty TNHH 1 thành viên có số lao động lớn nhất so với các loại hình khác là 45.928 lao động, chiếm 53,8%; tiếp đó là loại hình công ty cổ phần có 20.519 lao động, chiếm 24,1%; loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 18.055 lao động, chiếm 21,2%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 778 lao động, chiếm 0,9% và loại hình công ty hợp danh có 9 lao động, chiếm 0,01%.
Xét về quy mô lao động đăng ký bình quân, thì trong năm qua loại hình công ty cổ phần có quy mô đăng ký cao nhất là 11,7 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 7,4 lao động/doanh nghiệp; loại hình công ty TNHH 1 thành viên cùng có 7,1 lao động/doanh nghiệp; loại hình công ty hợp danh là 4,5 lao động/doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp tư nhân là 4,3 lao động/doanh nghiệp.
– Theo vùng lãnh thổ:
So sánh tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 01 năm 2018 phân theo vùng lãnh thổ tại Bảng 3 cho thấy, các khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long tăng đều cả về số doanh nghiệp và số vốn đăng ký; các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có dấu hiệu giảm về số vốn đăng ký trong khi số doanh nghiệp mới thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2017.
Bảng 3. Tình hình doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo vùng lãnh thổ
So sánh số lượng doanh nghiệp giữa các khu vực cho thấy, khu vực Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất là 4.597 doanh nghiệp, chiếm 42,4%; tiếp đó là khu vực Đồng bằng Sông Hồng có 3.061 doanh nghiệp, chiếm 28,2%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1.536 doanh nghiệp, chiếm 14,2%; Đồng bằng Sông Cửu Long có 860 doanh nghiệp, chiếm 7,9%; Trung du và miền núi phía Bắc có 497 doanh nghiệp, chiếm 4,6% và Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường thấp nhất so với các khu vực khác với 288 doanh nghiệp, chiếm 2,7%.
Về số vốn đăng ký, trong tháng 01 năm 2018
Khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 35.926 tỷ đồng, chiếm 36,6%; đứng thứ hai là Đồng bằng Sông Hồng có 31.978 tỷ đồng, chiếm 32,5%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 15.541 tỷ đồng, chiếm 15,8%; Đồng bằng Sông Cửu Long có 7.669 tỷ đồng, chiếm 7,8%; Trung du và miền núi phía Bắc có 5.713 tỷ đồng, chiếm 5,8% và Tây Nguyên có 1.445 tỷ đồng, chiếm 1,5%.
Xét về quy mô vốn đăng ký, trong tháng 01 năm 2018, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt 11,5 tỷ đồng/doanh nghiệp; khu vực Đồng bằng Sông Hồng đạt 10,4 tỷ đồng/doanh nghiệp; khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt 10,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 8,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, khu vực Đông Nam Bộ đạt 7,8 tỷ đồng/doanh nghiệp và khu vực Tây Nguyên có mức thấp nhất cả nước, chỉ đạt 5 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Về số lao động đăng ký, tập trung nhiều nhất; ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 26.192 lao động, chiếm 30,7%; khu vực Tây Nguyên có số lao động ít nhất; so với các khu vực còn lại là 1.874 lao động, chiếm 2,2%. Về quy mô lao động đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp; trong tháng 01 năm 2018, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; có quy mô cao nhất với 12,5 lao động/doanh nghiệp; Khu vực Đông Nam Bộ có quy mô thấp nhất, chỉ đạt 5,5 lao động/doanh nghiệp.
– Theo lĩnh vực hoạt động:
Bảng 4. Tình hình doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo lĩnh vực hoạt động
So sánh tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; trong tháng 01 năm 2018 với cùng kỳ năm ngoái; phân theo lĩnh vực hoạt động tại Bảng 4 cho thấy; ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành Y tế; và hoạt động trợ giúp xã hội giảm về số vốn đăng ký và số lao động đăng ký; ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; giảm cả về số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký. Không có ngành nào tăng đều ở cả 3 chỉ tiêu; là số doanh nghiệp đăng ký, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký.
Về số doanh nghiệp đăng ký, trong tháng 01 lượng doanh nghiệp; tập trung chủ yếu ở những ngành nghề như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa, ô tô, xe máy có 3.805 doanh nghiệp, chiếm 35,1%; Xây dựng có 1.378 doanh nghiệp, chiếm 12,7%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.320 doanh nghiệp, chiếm 2,2%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 799 doanh nghiệp, chiếm 7,4%;…
Qua xem xét về số lượng và tốc độ gia tăng doanh nghiệp cho thấy, ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất; so với cả nước nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề; so với cùng kỳ năm 2017 thì ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; có tỷ lệ cao nhất là 52,9%.
Về số vốn đăng ký trong tháng 01 năm 2018
Xây dựng là ngành có số vốn đăng ký mới nhiều nhất với 20.615 tỷ đồng, chiếm 21%; tiếp đến là ngành Kinh doanh bất động sản 17,9% (17.562 tỷ đồng) và Bán buôn; bán lẻ; sữa chữa ô tô, xe máy 17,5% (17.174 tỷ đồng);… Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp; trong tháng 01 năm nay một số ngành có tỷ trọng cao; như Sản xuất phân phối điện, nước, ga đạt 72 tỷ đồng/doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản đạt 38,1 tỷ đồng; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 21 tỷ đồng.
Về số lao động đăng ký, một số ngành, lĩnh vực; thu hút nhiều số lao động gia nhập thị trường; gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo có 27.128 lao động, chiếm 31,8%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 19.353 lao động, chiếm 22,7%; Xây dựng có 9.399 lao động, chiếm 11%…
Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp cao; gồm có: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo; hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng lao động cao nhất; trong các ngành kinh tế với 20,6 lao động/doanh nghiệp; tiếp đó là ngành Sản xuất phân phối điện, nước, gas là 15,2 lao động/doanh nghiệp; Hoạt động dịch vụ khác là 12,5 lao động/doanh nghiệp… Như vậy, xét về số lao động đăng ký và tỷ trọng lao động; thì ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo; chiếm ưu thế hơn các ngành còn lại nhưng xét về tỷ lệ gia tăng lao động; so với cùng kỳ năm 2017 thì ngành này lại giảm.