Thủ tục hành chính trong thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp

thủ tục hành chính trong thành lập

Sáng ngày 10/9/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình và phương hướng cải cách thủ tục hành chính trong thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư.

Tham dự cuộc họp có đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã báo cáo Thủ tướng về tình hình thực hiện và phương hướng cải cách thủ tục hành chính trong công tác đăng ký kinh doanh và hoạt động đầu tư. Cụ thể, nội dung về lĩnh vực đăng ký kinh doanh như sau:

Những cải cách quan trọng đã và đang được thực hiện trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh gồm:

Một là, thiết lập cơ chế liên thông một cửa trong việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Kể từ năm 2007, Bộ KH&ĐT đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế  và các thủ tục liên quan đến con dấu của doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa” liên thông. Cơ chế này đã từng bước giúp giảm thời gian thực hiện 03 thủ tục cơ bản của quá trình gia nhập thị trường theo quy định từ 32 ngày làm việc (giai đoạn trước năm 2005) xuống còn tối đa 5 ngày làm việc (kể từ năm 2008 đến nay)

Trong đó, thời gian Cơ quan thuế cấp Mã số doanh nghiệp là 02 ngày làm việc và thời gian Cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ, trả kết quả cho doanh nghiệp là 03 ngày làm việc. Trên thực tế, thời gian trung bình để các tỉnh cấp đăng ký doanh nghiệp chỉ là 4 ngày làm việc, trong đó, có 18 tỉnh dưới 2 ngày, 15 tỉnh dưới 3 ngày, 16 tỉnh dưới 4 ngày, 8 tỉnh/thành phố dưới 5 ngày và 6 tỉnh/thành phố trên 5 ngày.

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TTHC về thành lập doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.

Từ năm 2010, Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã được thiết lập, góp phần thay đổi căn bản quy trình, nghiệp vụ ĐKKD:    

  • – Thống nhất quy trình nghiệp vụ ĐKKD trên phạm vi cả nước, công khai hóa toàn bộ quy trình, tình trạng hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • – Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, lưu giữ thông tin về tình trạng pháp lý của hơn 800.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, công khai hóa thông tin, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, là công cụ hữu ích để cung cấp thông tin phục vụ công tác điều hành kinh tế vĩ mô.
  • – Triển khai xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử giúp giảm thời gian, chi phí thành lập doanh nghiệp, góp phần xây dựng một hệ thống ĐKKD minh bạch, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người.
Thành công về cải cách về đăng ký kinh doanh đã được cộng đồng quốc tế và doanh nghiệp đánh giá cao.

Báo cáo kinh doanh năm 2011 của Ngân hàng thế giới đã xếp Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nước được đánh giá có cải cách mạnh mẽ nhất về đăng ký thành lập doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2010. Đáng chú ý là năm 2011, chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam tăng 16 bậc do cải cách về đăng ký kinh doanh.

Theo điều tra của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, cộng đồng doanh nghiệp luôn đánh giá lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp xếp thứ nhất về mức độ hài lòng so với lĩnh vực khác. Chỉ số này luôn tăng từ năm 2006 và đạt số điểm là 8,59/10 năm 2013.

Bên cạnh những kết quả trên, Báo cáo cũng đã chỉ rõ một số hạn chế về quy định pháp lý cũng như công tác tổ chức thực hiện trong công tác ĐKKD, cụ thể:

Một số hạn chế trong quy định của pháp luật là:
  • – Yêu cầu doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dẫn đến hạn chế quyền tự do kinh doanh, gây phiền hà, tăng thêm rủi ro và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
  • – Việc yêu cầu người thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện kinh doanh là không hợp lý, gây khó khăn, tốn kém không cần thiết cho việc thành lập doanh nghiệp.
  • – Với cơ chế giải quyết thủ tục ĐKDN hiện tại, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải phụ thuộc vào việc chờ cấp Mã số doanh nghiệp từ Cơ quan thuế, làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
  • – Doanh nghiệp chỉ được tổ chức lại (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập) trong phạm vi cùng loại hình, làm giảm tính linh hoạt, chủ động của doanh nghiệp trong tổ chức lại, hạn chế cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
  • – Thủ tục giải thể doanh nghiệp còn phức tạp và chưa rõ ràng, gây cản trở quá trình rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt là khâu quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Một số hạn chế trong tổ chức thực hiện là:
  • – Việc áp dụng phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử chưa đạt như kỳ vọng do chi phí sử dụng chữ ký điện tử caovà thói quen sử dụng dịch vụ hành chính điện tử chưa phổ biến.
  • – Tình trạng tồn đọng hồ sơ, không đảm bảo thời gian xử lý theo quy định, tùy tiện trong việc thực hiện quy định về đăng ký kinh doanh vẫn còn tồn tại ở một số địa phương.
  • – Ý thức tuân thủ pháp luật ở một số nơi, trong một bộ phận cán bộ cũng như người dân chưa thực sự tốt.

Định hướng và giải pháp tiếp tục cải cách TTHC về đăng ký kinh doanh trong thời gian tới như sau:

Một là, hoàn thiện Luật doanh nghiệp theo định hướng đã được Chính phủ thông qua theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, cụ thể:
  • – Bãi bỏ quy định về việc ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bãi bỏ yêu cầu liên quan đến các điều kiện kinh doanh tại thời điểm thành lập doanh nghiệp.
  • – Cho phép doanh nghiệp được tự do tổ chức lại, không phụ thuộc vào loại hình hoạt động.
  • – Liên thông thủ tục đăng ký kinh doanh; với thủ tục đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội, khắc dấu. Việc liên thông các thủ tục này dự kiến sẽ giảm được 50% số thủ tục; và thời gian khởi sự doanh nghiệp (còn 5 thủ tục và 16 ngày). Nếu cải cách này được thực hiện, chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt nam;  sẽ tăng khoảng 50 bậc trong bảng xếp hạng của WB, đứng ở vị trí  khoảng 60/189 quốc gia.

– Đơn giản hóa quy trình, thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao năng lực của cán bộ; làm công tác đăng ký kinh doanh theo hướng:
  • – Xây dựng cơ chế cấp Mã số doanh nghiệp tự động; để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
  • – Nghiên cứu, hoàn thiện các ứng dụng, dịch vụ; trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, cho phép các doanh nghiệp; có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp đặc thù; thực hiện đăng ký thông qua Hệ thống.
  • – Tăng cường các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp; sử dụng phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;
  • – Tăng cường công tác giám sát, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; nghiệp vụ và đạo đức công vụ của cán bộ đăng ký kinh doanh.
đơn giản hóa quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp
Để hoàn thành những nhiệm vụ trên, Bộ KH&ĐT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ như sau:
  • – Chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng; cơ chế cấp Mã số doanh nghiệp tự động (có thể giảm thời gian thực; hiện thủ tục ĐKDN từ 5 ngày xuống còn 3 ngày làm việc).
  • – Các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế; phối hợp liên thông trong giải quyết đồng thời; các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu, đăng ký bảo hiểm xã hội, đăng ký lao động.
  • – Chỉ đạo các địa phương có các giải pháp tích cực khuyến khích, hỗ trợ người dân; doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
  • – Chỉ đạo các địa phương kiện toàn tổ chức; của hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và cấp huyện; tăng cường nguồn nhân lực cho cơ quan ĐKKD để đáp ứng yêu cầu công việc.
Chỉ đạo của Thủ tướng và ý kiến của các đại biểu:

Tại cuộc họp, các Bộ đều nhất trí với nội dung báo cáo và đánh giá cao; những bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đăng ký kinh doanh; mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện. Các ý kiến tập trung vào phân tích và đưa ra những giải pháp; nhằm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình gia nhập, hoạt động; cũng như rút lui khỏi thị trường.

Phát biểu kết luận cuộc họp

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những nỗ lực và kết quả; đã đạt được trong công tác đăng ký kinh doanh. Thủ tướng nhấn mạnh: Nước ta đang trên tiến trình hội nhập kinh tế; và mở cửa sâu rộng, không chỉ trong khu vực mà trên toàn cầu.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần phải tăng cường tính cạnh tranh của quốc gia; thông qua việc tạo dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi; để thu hút đầu tư, huy động tối đa mọi nguồn lực; của người dân tham gia vào nền kinh tế. Mục tiêu này đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó quan trọng là việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường gắn với cải cách TTHC. Đây là một nhiệm vụ hoàn toàn khả thi, mang lại rất nhiều lợi ích; mà lại ít tốn kém nguồn lực của đất nước.

“Nhà nước tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển; nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả quản lý, ngăn chặn những việc làm gây thiệt hại; cho đất nước, nền kinh tế và sự an toàn của người dân” – Thủ tướng nói.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành; cùng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, đề xuất; và thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính; trong khâu gia nhập thị trường của doanh nghiệp theo hướng:

– Đưa những điểm sửa đổi cơ bản vào Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Trong đó cần bãi bỏ những thủ tục có thể bãi bỏ; và giữ lại, đề xuất sửa đổi những quy định cần thiết cho công tác quản lý.

– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hiện thực hóa những cải cách trong thủ tục hành chính. Nhân rộng mô hình liên thông một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính; đối với quy trình đăng ký thành lập và giải thể doanh nghiệp; (liên thông thủ tục ĐKKD với thủ tục đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội); đơn giản hóa thủ tục khắc dấu, mua hóa đơn VAT; nộp thuế môn bài, đăng ký thành lập Công đoàn và mở tài khoản ngân hàng.

– Hoàn thiện bộ máy quản lý và đề cao đạo đức công vụ; của cán bộ đăng ký kinh doanh trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bùi Quang Vinh khẳng định sẽ thực hiện nghiên túc chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ KH&ĐT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nhằm đơn giản hóa TTHC; trong quy trình gia nhập thị trường, xây dựng một môi trường đầu tư; kinh doanh minh bạch, thuận lợi, tạo điều kiện tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang