Ngày 08/01/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/3/2019. Các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, thay thế cho các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
1. Quy định tại phần lời của Thông tư 02
Thông tư bao gồm 03 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 07 điều, khoản tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT. Trong đó, khoản 1 Điều 1 Thông tư 02 có quy định về việc ban hành các mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh. Các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, thay thế cho các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT. Như vậy, từ ngày 11/3/2019, doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần sử dụng các mẫu văn bản tại Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Bên cạnh quy định tại khoản 1 Điều 1 nêu trên, các điều, khoản được sửa đổi, bổ sung còn lại trong nội dung Thông tư 02 không phải quy định pháp lý mới mà chủ yếu là điều chỉnh quy định tại Thông tư cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 108/2018/NĐ-CP.
2. Một số điểm mới trong các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 02
Ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư là 89 biểu mẫu về đăng ký doanh nghiệp (bổ sung 01 biểu mẫu so với Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT). Những thay đổi tại hệ thống biểu mẫu không quá lớn, nhưng được đánh giá là cần thiết, nhằm vừa đảm bảo việc không tạo ra sự lúng túng cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp khi phải tiếp cận với hệ thống biểu mẫu mới, vừa đáp ứng được yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp.
Hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 02 vẫn giữ kết cấu của hệ thống biểu mẫu cũ tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT, và không thay đổi số thứ tự của từng biểu mẫu.
2.1. Đối với các văn bản do doanh nghiệp phát hành
2.1.1. Chỉ rõ thông tin nào là bắt buộc, thông tin nào là không bắt buộc
Các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 02 chỉ rõ: thông tin nào doanh nghiệp không bắt buộc phải kê khai, sẽ được ghi chú (nếu có) (hình minh họa).
Đối với các thông tin khác không ghi chú (nếu có), thì doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai đầy đủ.
2.1.2. Bỏ khối thông tin “Các giấy tờ gửi kèm” trong ở cuối các văn bản
2.1.3. Bổ sung thêm nội dung đề nghị đăng công bố trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và các thông báo khác
Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp ngay trong Giấy đề nghị, Thông báo, mà không cần gửi kèm Giấy đề nghị đăng công bố theo mẫu II-25.
2.1.4. Bổ sung thêm thông tin về hộ kinh doanh được chuyển đổi thành doanh nghiệp trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (I-1 đến I-5)
Nghị định số 108/2018/NĐ-CP đã bổ sung thêm quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Do vậy, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-1 đến I-5) đã bổ sung thêm thông tin về hộ kinh doanh được chuyển đổi thành doanh nghiệp.
2.1.5. Sửa đổi tại Danh sách thành viên, Danh sách cổ đông (I-6 đến I-9):
(1) Bổ sung thêm hướng dẫn kê khai về thời điểm góp vốn của thành viên, cổ đông:
“- Trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp, thời điểm góp vốn là thời điểm thành viên dự kiến hoàn thành việc góp vốn.
– Trường hợp đăng ký tăng vốn điều lệ, thời điểm góp vốn là thời điểm thành viên hoàn thành việc góp vốn.
– Các trường hợp khác ngoài các trường hợp nêu trên, thành viên không cần kê khai thời điểm góp vốn”.
(2) Bổ sung thêm hướng dẫn về chữ ký của thành viên, cổ đông: Chữ ký của thành viên: Chỉ yêu cầu đối với trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp. Như vậy, khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thành viên, cổ đông không bắt buộc phải ký tên trong Danh sách thành viên, cổ đông trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2.1.6. Sửa đổi biểu mẫu Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (II-1)
Thông tư 02 đã thay đổi hình thức kê khai khi doanh nghiệp thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh:
Theo quy định cũ (tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT), doanh nghiệp cần kê khai lại toàn bộ thông tin về ngành, nghề kinh doanh sau khi thay đổi. Điều này tạo ra nhiều bất cập, khó khăn cho cả Phòng Đăng ký kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp.
Do vậy, tại Thông tư 02, việc kê khai thông tin về ngành, nghề kinh doanh được thay đổi theo hướng: doanh nghiệp kê khai cụ thể (1) ngành, nghề kinh doanh được bổ sung; (2) ngành, nghề kinh doanh được bỏ khỏi danh sách đã đăng ký với cơ quan ĐKKD; (3) ngành, nghề kinh doanh được sửa đổi nội dung chi tiết.
Lưu ý:
– Trường hợp DN thay đổi ngành, nghề kinh doanh từ ngành này sang ngành khác, DN kê khai đồng thời tại mục 1, 2 nêu trên, cụ thể như sau: kê khai ngành, nghề kinh doanh mới tại mục 1; kê khai ngành, nghề kinh doanh cũ tại mục 2.
– Trường hợp doanh nghiệp thay đổi ngành, nghề kinh doanh chính; từ ngành này sang ngành khác nhưng không thay đổi danh sách ngành, nghề kinh doanh; đã đăng ký, doanh nghiệp thực hiện cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp; theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
2.1.7. Thông báo tạm ngừng kinh doanh – tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã đăng ký
(1) Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (II-21), các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp; cũng đồng thời tạm ngừng hoạt động cùng với doanh nghiệp
Như vậy, sau khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, toàn bộ đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp; (bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh); sẽ chuyển sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh đồng thời với doanh nghiệp.
(2) Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo (II-21); Thông tư 02 bổ sung nút tích để doanh nghiệp lựa chọn; Sau khi DN quay trở lại hoạt động, CN/VPDD/DDKD; vẫn tiếp tục tạm ngừng hay quay lại hoạt động đồng thời với DN.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh; trước thời hạn đã đăng ký, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp; các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh); sẽ có 2 tình huống: (1) chuyển sang tiếp tục hoạt động đồng thời với doanh nghiệp; hoặc (2) vẫn tạm ngừng kinh doanh.
2.1.8. Tích hợp các khối thông tin theo hướng giảm khối lượng thông tin doanh nghiệp cần kê khai:
(1) Trường hợp đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luât, đồng thời; là người quản lý doanh nghiệp: doanh nghiệp chỉ cần kê khai theo mẫu II-2; (và đánh dấu vào nút tích) mà không cần kê khai mẫu II-1.
(2) Trường hợp đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, dẫn đến thay đổi địa chỉ; nhận thông báo thuế: doanh nghiệp chỉ cần kê khai; tại phần “Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính”; (và đánh dấu vào nút tích), không cần kê khai tại “Thông tin đăng ký thuế”.
2.2. Văn bản do hộ kinh doanh phát hành:
Bổ sung thêm nội dung:
– Chủ thể thành lập hộ kinh doanh: chọn một trong các chủ thể: cá nhân/nhóm cá nhân/hộ gia đình
– Thông tin về danh sách nhóm cá nhân tham gia lập hộ kinh doanh.
2.3. Thông tin đăng ký thuế:
Tại Thông tư 02, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bãi bỏ các thông tin sau:
– Đăng ký xuất khẩu;
– Các loại thuế phải nộp
– Ngành nghề kinh doanh chính (do thông tin này được chuyển sang khối thông tin về NNKD).
Bên cạnh đó, DN cần kê khai thêm thông tin về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng; khi thành lập doanh nghiệp (khi có nhu cầu thay đổi thông tin này; doanh nghiệp có thể thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, sử dụng mẫu II-1):
Trên đây là một số điểm mới nổi bật được sửa đổi tại Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/3/2019. Các mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT; được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, thay thế cho các mẫu văn bản ban hành; kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT. Do vậy, đề nghị doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp; lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.