Có thể nói, đây là một mô hình khoa học, mang lại hiệu quả thực sự trong hoạt động cải cách giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần thay đổi mối quan hệ hành chính giữa cơ quan quản lý với nhân dân theo hướng phục vụ, đánh dấu một bước ngoặt trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính, xây dựng một mô hình tiên phong có cơ chế hoạt động đổi mới hơn so với cơ chế một cửa và một cửa liên thông. Sau một thời gian triển khai mô hình này gắn với Xây dựng Chính quyền điện tử cho thấy thực sự là bước đột phá về công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính, được Chính phủ và các Bộ, ngành, Trung ương đánh giá cao.
Khi triển khai mô hình này, Chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra yêu cầu phải có cơ chế hoạt động đổi mới (Giải quyết thủ tục hành chính)
Khác biệt và đạt được hiệu quả, chất lượng cao hơn so với cơ chế giải quyết thủ tục cũ, từ đó đã nghiên cứu xây dựng và chỉ đạo thực hiện theo nguyên tắc có tính xuyên suốt, nhất quán đối với hoạt động của Trung tâm Phục vụ HCC đó là: 4 tại chỗ (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả tại Trung tâm), bao gồm:
Một là, nguyên tắc “4 tại chỗ” là đảm bảo việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả thủ tục hành chính được thực hiện ngay tại Trung tâm Hành chính công theo quy trình giải quyết áp dụng cho từng thủ tục hành chính cụ thể. Các thủ tục hành chính thực hiện theo nguyên tắc này phải do một hoặc một bộ phận cán bộ (Bộ phận hành chính công chuyên ngành) được cử đến làm việc tại Trung tâm trực tiếp thực hiện thẩm định hồ sơ hoặc trực tiếp tham gia việc thẩm định, trình phê duyệt hoặc phê duyệt hồ sơ.
Nguyên tắc này vẫn tuân thủ quy định của pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính như xin ý kiến cơ quan liên quan, thẩm định trực tiếp tại thực địa, thành lập hội đồng, thủ tục liên thông… hoặc thủ tục thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh, Bộ, ngành Trung ương (nếu có).
Hai là, cán bộ được cử đến làm việc tại Trung tâm phải đủ số lượng, phải có năng lực, vị trí việc làm và chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính và có thẩm quyền nhất định (cán bộ cử đến làm việc tại các Trung tâm đã có thẩm quyền theo quy định, ví dụ:
Lãnh đạo các phòng, ban thuộc UBND cấp huyện; lãnh đạo UBND cấp huyện; lãnh đạo các Sở, ban, ngành hoặc lãnh đạo các Phòng, đơn vị thuộc Sở, ban, ngành hoặc được phân quyền, ủy quyền) để trực tiếp thẩm định và phê duyệt hồ sơ tại Trung tâm (gồm cả thẩm định tại thực địa, thành lập hội đồng, lấy ý kiến các cơ quan liên quan…nếu có) hoặc trình phê duyệt (đối với các TTHC thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh hoặc Trung ương), không luân chuyển hồ sơ về phòng, ban chuyên môn hoặc bộ phận khác để thẩm định.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính được Trung tâm Phục vụ hành chính công theo dõi, tổng hợp và tập trung đầu mối trả cho tổ chức, nhân dân tại các Trung tâm.
Ba là, các Sở, ban, ngành, địa phương phải rà soát, phân loại các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; các Phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan cấp Trung ương, trên cơ sở đó UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố lĩnh vực, số lượng thủ tục hành chính thực hiện theo nguyên tắc “4 tại chỗ”; xây dựng quy trình đảm bảo yêu cầu “4 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả.
Bốn là, thực hiện đăng ký thêm con dấu của các Sở, ban, ngành; (gồm cả các đơn vị thuộc Sở, ban, ngành); các Phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; cấp huyện để thực hiện “đóng dấu” trực tiếp nga;y tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công; đối với các kết quả sau khi ký phê duyệt, kèm; theo việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng con dấu tại Trung tâm theo quy định.
Triển khai thực hiện phương thức “4 tại chỗ” nêu trên, thời gian qua, số TTHC; đã đưa vào giải quyết tại Trung tâm HCC cấp tỉnh đạt tỷ lệ cao là 1.249 (92%); số không đưa vào giải quyết tại Trung tâm chủ yếu là các TTHC; đặc thù, đòi hỏi việc tiếp nhận, thẩm định và trả kết quả trực tiếp; ngay tại thời điểm và địa điểm kiểm tra thực địa; đối với cấp huyện 100% các TTHC đều đưa vào giải quyết tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công.
Số TTHC thực hiện theo nguyên tắc “Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả” (Giải quyết thủ tục hành chính)
ngay tại Trung tâm HCC tỉnh 982/1.029 chiếm 95,4%; so với tổng số TTHC thực hiện tại Trung tâm (không tính 192 TTHC thuộc thẩm quyền UBND tỉnh; và 28 TTHC thuộc thẩm quyền Trung ương phê duyệt; cùng với TTHC thuộc cơ quan ngành dọc và doanh nghiệp).
Thời gian giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công được rà soát; cắt giảm từ 40% – 60% lượng thời gian giải quyết so với thời gian quy định của Trung ương. Trong 3 năm từ 2015 đến nay, Trung tâm HCC tỉnh đã tiếp nhận 132.947 hồ sơ TTHC; đã giải quyết, trả kết quả 132.728 hồ sơ đúng hạn và trước hạn (đạt 99,9%); trong đó trước hạn 34.108 hồ sơ (đạt 25,7%); còn lại đang trong thời gian giải quyết, chỉ có 122 hồ sơ quá hạn, chiếm tỷ lệ 0,01%. Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân; đối với công tác giải quyết TTHC thường xuyên đạt trên 99%.
Công tác kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết TTHC của cán bộ; được đảm bảo công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết…
Hằng tháng, quý, UBND tỉnh đều có chỉ đạo rà soát, báo cáo về tình hình, kết quả; triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác này tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh; đồng thời Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định; giao cho Giám đốc Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh; trong việc kiểm soát toàn bộ hoạt động; của Trung tâm, giám sát, đôn đốc việc tiếp nhận giải quyết TTHC; của các cơ quan, đơn vị, địa phương và quản lý cán bộ làm việc tại Trung tâm; định kỳ thứ sáu hằng tuần có báo cáo trực tiếp với Chủ tịch UBND tỉnh.
Phương thức “4 tại chỗ” đã góp phần bảo đảm các thủ tục hành chính; được giải quyết thuận tiện, nhanh chóng, cắt giảm chi phí, thời gian; có cơ chế kiểm tra, giám sát, các hoạt động được thực hiện công khai, minh bạch; ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, quan liêu…