Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh của chi nhánh. Đăng ký ngành nghề kinh doanh.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư. tôi xin hỏi 1 vấn đề là : công ty tôi là công ty nước ngoài, chuyên ngành nghề sản xuất đồ chơi, tuy nhiên lại thuê lại đất của một công ty Việt Nam và sử dụng luôn tên cùng giấy tờ chứng nhận cũ mang tên công ty cũ, hiện tại công ty chúng tôi có giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh, trên danh nghĩa giống như 1 chi nhánh của công ty cũ, ngành nghề chính là buôn bán khoáng sản, mặc dù trong giấy xác nhận thay đổi thông tin đăng kí hoạt động chi nhánh có mục nghành nghề kinh doanh của công ty có bao gồm sản xuất đồ chơi ( là ngành chúng tôi đang làm), nhưng trong thông tin đăng kí thuế, ngành nghề chính ghi là buôn bán khoáng sản. Xin hỏi luật sư là chúng tôi có cần phải xin thêm giấy tờ chứng nhận gì không? Hay chỉ cần giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh là đủ. Mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Xem thêm: Điều kiện đăng ký kinh doanh cho cơ sở sản xuất, chế biến gỗ
Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh của chi nhánh. Đăng ký ngành nghề kinh doanh.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư. tôi xin hỏi 1 vấn đề là : công ty tôi là công ty nước ngoài, chuyên ngành nghề sản xuất đồ chơi, tuy nhiên lại thuê lại đất của một công ty Việt Nam và sử dụng luôn tên cùng giấy tờ chứng nhận cũ mang tên công ty cũ, hiện tại công ty chúng tôi có giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh, trên danh nghĩa giống như 1 chi nhánh của công ty cũ, ngành nghề chính là buôn bán khoáng sản, mặc dù trong giấy xác nhận thay đổi thông tin đăng kí hoạt động chi nhánh có mục nghành nghề kinh doanh của công ty có bao gồm sản xuất đồ chơi ( là ngành chúng tôi đang làm), nhưng trong thông tin đăng kí thuế, ngành nghề chính ghi là buôn bán khoáng sản. Xin hỏi luật sư là chúng tôi có cần phải xin thêm giấy tờ chứng nhận gì không? Hay chỉ cần giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh là đủ. Mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Xem thêm: Điều kiện đăng ký kinh doanh cho cơ sở sản xuất, chế biến gỗ
– Đối với doanh nghiệp nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp tại Việt Nam thì phải áp dụng theo quy định của Luật đầu tư 2014 như sau:
“Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam với mức vốn trên 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó thì phải làm thủ tục đăng ký đầu tư với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Căn cứ Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
“Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Như vậy, chi nhánh hợp pháp của doanh nghiệp phải có ngành, nghề kinh doanh đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp của bạn, mặc dù đã có giấy xác nhận thay đổi thông tin đăng kí hoạt động chi nhánh có mục nghành nghề kinh doanh của công ty có bao gồm sản xuất đồ chơi tuy nhiên chi nhánh của bạn chỉ hợp pháp khi doanh nghiệp ban đầu có ngành nghề sản xuất, kinh doanh đồ chơi. Do đó, trong trường hợp nếu doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản ban đầu không đăng kí nội dung sản xuất đồ chơi thì bạn phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sau đó mới đăng kí chi nhánh ngành nghề sản xuất đồ chơi để đảm bảo ngành nghề của chi nhánh phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp.
– Về trình tự thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:
“Điều 46. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
2. Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
– Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 95/2016/TT-BTC quy định về trách nhiệm, thời hạn và địa Điểm nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế như sau:
Xem thêm: Điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
“2. Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, khi có thay đổi một trong các thông tin trên tờ khai đăng ký thuế, bảng kê kèm theo tờ khai đăng ký thuế phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.”
Như vậy, trường hợp bạn thay đổi thông tin trong đăng kí kinh doanh thì phải làm thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế. Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điểm b Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 95/2016/TT-BTC quy định về hồ sơ thay đổi thông tin đặng ký thuế như sau:
“Điều 13. Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế
1. Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác thay đổi các thông tin đăng ký thuế không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý
…..
b) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế:
b1) Đối với người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác (kể cả đơn vị trực thuộc), hồ sơ gồm:
– Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
b2) Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (thay đổi thông tin đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế), hồ sơ gồm:
– Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu thông tin đăng ký thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
2. Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị trực thuộc), hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh có thay đổi địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.
…
b) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế:
b1) Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh
– Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi:
+ Đối với doanh nghiệp, hồ sơ gồm: Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hồ sơ gồm:
(i) Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
(ii) Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.
+ Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:
(i) Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
(ii) Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi thông tin đăng ký thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế (nếu có);
(iii) Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
– Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
+ Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:
(i) Thông báo người nộp thuế chuyển địa Điểm theo mẫu số 09-MST ban hành kèm theo Thông tư này do cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi cấp;
(ii) Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định) hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.
b2) Cá nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh): Hồ sơ thay đổi thông tin địa chỉ tương tự như hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.”