Quy định về dán tem nhãn phụ lên sản phẩm nhập khẩu

Nhãn phụ có phải đăng ký với cơ quan nào không? Nội dung thể hiện trên bao bì thương phẩm và nhãn phụ? Hàng hóa xuất khẩu đi nước ngoài có cần dán nhãn phụ không? Xử phạt hành vi kinh doanh hàng nhập khẩu không dán nhãn phụ?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào các Luật sư, tôi có câu hỏi liên quan đến quy định vè dán nhãn phụ lên sản phẩm nhập khẩu. Cụ thể, chúng tôi là công ty sản xuất nước ngoài hiện chỉ có VPĐD tại Việt Nam. Chúng tôi bán trực tiếp hóa chất cho 1 số nhà máy tại Việt Nam dưới dạng các nhà máy nhập khẩu trực tiếp sản phẩm của chúng tôi về sản xuất, chứ không bán lại. Gần đây, chúng tôi có nhận được yêu cầu của khách hàng về tem phụ Tiếng Việt cho toàn bộ hóa chất theo trích dẫn Thông tư 04/2012/TT-BTC. Chúng tôi rất băn khoăn mức độ phù hợp của thông tư này vì nó chủ yếu quy phạm cho hàng nhập để lưu thông trong nước, còn nhập để dùng cho sản xuất thì không nói rõ. Bản thân chúng tôi cung cấp nhiều cho khách hàng mà không có nhãn tiếng Việt khá lâu rồi nhưng gần đây mới nhận được yêu cầu. Mong được các Luật sư giải đáp thắc mắc, liệu hóa chất là nguyên vật liệu sản xuất nhập khẩu trực tiếp thì cần dán nhãn phụ không, và mức phạt nếu bắt buộc phải có nhãn ra sao? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y không liên quan đến quy định về nhãn phụ hàng hóa.

Về nhãn phụ của hàng hóa được quy định tại Nghị đinh 89/2006/NĐ-CP.

Tại Điều 9 Nghị đinh 89/2006/NĐ-CP quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá:

“1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiêng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:

Xem thêm: Quy định mới nhất về đặt tên hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa

a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo của hoá chất;

c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hoá”.

Đồng thời, theo Điều 10 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa:

“Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.

1. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

2. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

Xem thêm: Quy định mới nhất về việc ghi nhãn phụ, sử dụng nhãn phụ thứ hai

Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.

3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhẫn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữu nguyên nhãn gốc.”

Theo đó, nhãn phụ được hiểu là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn hóa chất là nguyên vật liệu sản xuất nhập khẩu vào Việt Nam cần phải dán nhãn phụ theo quy định của Nghị định 89/2006/NĐ-CP. Khách hàng tại Việt Nam yêu cầu về tem phụ Tiếng Việt cho toàn bộ hóa chất là đúng.

1. Nhãn phụ có phải đăng ký với cơ quan nào không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư ! Công ty em sắp nhập sản phẩm từ Thái Lan về bán, theo tìm hiểu thì em cần phải có nhãn phụ mới được bán trên thị trường. Nhưng em không biết khi làm nhãn phụ thì có cần đăng ký với cơ quan nào hay không? Nếu có thì trình tự làm như thế nào?

Xem thêm: Xử phạt khi không dán nhãn phụ vào hàng hóa nhập khẩu

Luật sư tư vấn:

Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu. Nếu như đơn vị bạn mua bán hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài, chưa rõ thông tin thì phải dán tem nhãn phụ để bổ sung những phần cần phải thể hiện trên nhãn gốc.

Theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ – CP  yêu cầu nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.

1. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

2. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

Theo quy định của Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 04 năm 2007.

1. Ghi nhãn phụ

Xem thêm: Cách dán tem nhãn phụ, xử phạt khi không dán tem nhãn phụ

a) Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá (sau đây gọi tắt là Nghị định 89/2006/NĐ-CP)

b) Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc.

c) Trường hợp ghi thêm những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa mà nhãn gốc không có thì tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi. Những nội dung ghi thêm trên nhãn phụ không được gây hiểu sai nội dung của nhãn gốc.

Việc ghi nhãn phụ không quy định về việc đăng ký, mẫu và thông tin là do bên cá nhân, tổ chức bán đưa ra theo đúng quy định về nội dung của nhãn gốc.

Nếu việc ghi thông tin và ghi nhãn sai với quy định về cách ghi thì bên bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi sử dụng tem nhãn phụ theo quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ – CP theo từng giá trị hàng hóa vi phạm.

2. Nội dung thể hiện trên bao bì thương phẩm và nhãn phụ

Bao bì thương phẩm của thuốc là bao bì chứa đựng thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được lưu hành cùng với thuốc. Bao bì thương phẩm của thuốc bao gồm bao bì trực tiếp, bao bì ngoài hoặc có thể có thêm bao bì trung gian (nếu có). 

Bao bì trực tiếp theo Điều 9 Thông tư 06/2016/Tt-BYT chứa các nội dung sau: 

– Tên thuốc;

Xem thêm: Xử phạt vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

– Thành phần cấu tạo của thuốc:

+ Thuốc có phối hợp nhiều hơn 03 (ba) hoạt chất: không bắt buộc phải ghi thành phần hoạt chất, tá dược và hàm lượng hoặc nồng độ của từng hoạt chất, tá dược. Trường hợp có ghi thành phần, hàm lượng của hoạt chất thì phải ghi đầy đủ thành phần, hàm lượng của từng hoạt chất bao gồm cả dạng muối của hoạt chất (nếu có);

+ Thuốc ở dạng đơn chất hoặc dạng phối hợp có ít hơn hoặc bằng 03 (ba) hoạt chất: Phải ghi đầy đủ thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ của từng hoạt chất bao gồm cả dạng muối của hoạt chất (nếu có).

+ Đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro: không yêu cầu ghi thành phần hoạt chất, tá dược.

– Thể tích hoặc khối lượng tịnh (không áp dụng đối với nhãn vỉ);

– Số lô sản xuất, hạn dùng;

– Tên cơ sở sản xuất: tên cơ sở sản xuất có thể ghi theo tên viết tắt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh nhưng phải bảo đảm nhận diện được tên cơ sở sản xuất. Trường hợp thuốc có nhiều cơ sở tham gia sản xuất, có thể ghi theo một trong 2 cách sau đây:

+ Ghi đầy đủ các cơ sở tham gia sản xuất thuốc thành phẩm;

Xem thêm: Nội dung bắt buộc khi ghi chỉ định, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của thuốc

+ Ghi tên cơ sở chịu trách nhiệm xuất xưởng lô thuốc.

– Thuốc không có bao bì ngoài thì bao bì trực tiếp phải ghi đầy đủ các nội dung của nhãn bao bì ngoài quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Nhãn bao bì ngoài theo Điều 7 Thông tư 06/2016/TT-BYT chứa các nội dung sau: 

– Đối với thuốc: bao gồm thuốc thành phẩm, vắc xin, huyết thanh chứa kháng thể, sinh phẩm Điều trị:

+ Tên thuốc;

+ Thành phần cấu tạo của thuốc: ghi đầy đủ thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ của hoạt chất bao gồm cả dạng muối của hoạt chất (nếu có) đối với một đơn vị chia liều nhỏ nhất hoặc đơn vị đóng gói nhỏ nhất, không bắt buộc ghi thành phần và hàm lượng của tá dược;

+ Dạng bào chế (trừ sinh phẩm chẩn đoán in vitro), quy cách đóng gói;

+ Chỉ định (hoặc chủ trị đối với thuốc đông y, thuốc từ dược liệu), cách dùng, chống chỉ định;

Xem thêm: Kinh doanh sản phẩm động vật không có kiểm soát của cơ quan thú y

+ Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, Điều kiện bảo quản;

+ Số đăng ký hoặc số giấy phép nhập khẩu;

– Các dấu hiệu lưu ý;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc;

+ Xuất xứ của thuốc.

– Đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro:

+ Tên sinh phẩm;

+ Thành phần cấu tạo của sinh phẩm: Ghi đầy đủ thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ hoạt chất cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất, không bắt buộc phải ghi thành phần và hàm lượng tá dược;

Xem thêm: Quy định về ghi nhãn hàng hóa trên thuốc thú y

– Quy cách đóng gói;

– Mục đích sử dụng, cách dùng;

– Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, Điều kiện bảo quản;

– Số đăng ký hoặc số giấy phép nhập khẩu;

– Các dấu hiệu lưu ý;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sinh phẩm;

– Xuất xứ của sinh phẩm.

Trường hợp nhãn bao bì ngoài có kích thước nhỏ không thể hiện được tất cả nội dung bắt buộc thì phải ghi các nội dung sau:

Xem thêm: Quy định của pháp luật về hàng hóa phải ghi nhãn

– Các nội dung quy định tại Điểm a, b, c, đ, e, h và i Khoản 1 Điều này đối với thuốc thành phẩm, vắc xin, huyết thanh chứa kháng thể, sinh phẩm Điều trị; các nội dung quy định tại Điểm a, b, c, đ, e, h và i Khoản 2 Điều này đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro;

– Những nội dung bắt buộc khác còn thiếu phải được ghi trên nhãn phụ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Bao bì trung gian phải thể hiện nội dung theo Điều 8 Thông tư 06/2016/Tt-BYT

– Tên thuốc;

– Tên cơ sở sản xuất;

– Số lô sản xuất, hạn dùng.

Trường hợp bao bì trung gian là chất liệu trong suốt có thể nhìn thấy các thông tin ghi trên nhãn trực tiếp thì bao bì trung gian không yêu cầu phải ghi các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này

Đối với nhãn phụ : 

– Nhãn phụ ghi toàn bộ các nội dung còn thiếu bằng tiếng Việt mà nhãn gốc chưa thể hiện hết được. Trường hợp kích cỡ nhãn phụ không đủ để ghi hết thì phải ghi tối thiểu các nội dung quy định tại Điểm a, đ, e, h và i Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 7 Thông tư này. 

Các nội dung khác phải ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng và trên nhãn phải ghi dòng chữ: “Các thông tin khác đề nghị xem trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo” và coi phần ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng đã được chỉ ra trên nhãn phụ là một phần của nhãn phụ.

– Nhãn phụ phải được gắn, dán chắc chắn lên bao bì ngoài của thuốc hoặc bao bì trực tiếp trong trường hợp thuốc không có bao bì ngoài và không được che khuất các nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

3. Hàng hóa xuất khẩu đi nước ngoài có cần dán nhãn phụ không?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi: Hàng hoá xuất khẩu đi nước ngoài có bắt buộc dán nhãn phụ không? Thông tin trên nhãn phụ bao gồm gì? Và liên hệ ở đâu để dịch nhãn Việt Nam sang nhãn tiếng nước ngoài (Tiếng Anh) chính xác nhất?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định:

“4. “Nhãn phụ” là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.”

Điểm a, khoản 1, mục 1 của Thông tư 09/2007/TT-BKHCN quy định ghi nhãn phụ như sau:

“a) Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3, Điều 9 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá (sau đây gọi tắt là Nghị định 89/2006/NĐ-CP)”

“3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”

Theo quy định pháp luật Việt Nam, đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam thì cần phải dán nhãn phụ. Đối với trường hợp của bạn là hàng hóa xuất khẩu đi nước ngoài thì bạn phải tìm hiểu thị trường mà bạn đang muốn cung cấp hàng hóa có yêu cầu về việc có dán nhãn phụ hay không? 

Khi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì nhãn phụ sẽ phải đảm bảo những nội dung bắt buộc được quy định tại Điều 11 Nghị định 89/2006/NĐ-CP gồm những nội dung sau:

– Tên hàng hoá;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

– Xuất xứ hàng hoá.

– Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 89/2006/NĐ-CP, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.

4. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng nhập khẩu không dán nhãn phụ

Tóm tắt câu hỏi:

Hàng hóa do nước ngoài sản xuất là thực phẩm không có nhãn phụ, không thể hiện được nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm sản phẩm đó đang lưu thông trên thị trường nhưng có hóa đơn thì đơn vị bán thì xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm: 

+ Tên hàng hóa;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

+ Xuất xứ hàng hóa;

+ Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định, nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Một số hàng hóa nhập khẩu không phải ghi nhãn phụ quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP bao gồm: 

+ Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;

+ Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.

Như vậy, nếu hàng hóa nhập khẩu không thuộc trường hợp không phải ghi nhãn phụ nêu trên thì bắt buộc phải ghi nhãn phụ trên sản phẩm. 

Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng không ghi nhãn theo quy định hoặc không có nhãn hoặc có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được toàn bộ hoặc một phần các nội dung trên nhãn hàng hóa hoặc có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệnh thông tin về hàng hóa sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP mức xử phạt như sau:

“Điều 26. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

5. Phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả;

b) Gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa;

c) Vi phạm về nhãn hàng hóa đối với hàng lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, đồ chơi trẻ em.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường. Buộc tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường.

Như vậy, nếu hàng hóa của bạn thuộc trường hợp bắt buộc phải ghi nhãn phụ nhưng không ghi sẽ bị xử phạt theo quy định trên. Với hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm  trừ nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường) thì bạn sẽ bị xử phạt mới mức phạt gấp đôi hàng hóa thông thường khác và áp dụng các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như trên. 

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang