Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký các quyết định về chế độ tài chính và kế toán của Ngân hàng Nhà nước. Theo nhìn nhận của một chuyên gia kinh tế, đây sẽ là 2 văn bản dưới Luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc Ngân hàng can thiệp thị trường vàng thông qua việc là người mua bán cuối cùng trên thị trường.
Ngân hàng nhà nước báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng
“Ngân hàng Nhà nước là một cơ quan rất đặc biệt, vừa trực thuộc Chính phủ nhưng lại cũng thực hiện chức năng của một ngân hàng trung ương và có tư cách pháp nhân. Do vậy, việc kinh doanh, hạch toán của họ cũng phải đúng quy định”, vị này trao đổi với VnExpress.
Theo đó, mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 tỷ đồng. Mức vốn này được hình thành từ các nguồn hiện có và nguồn vốn được bổ sung. Trong đó có cả khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm và chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định.
Ngân hàng được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư khoản dự phòng rủi ro không vượt quá số phải trích lập theo quy định. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản tổn thất; hoặc coi như tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước trích từ chênh lệch thu, chi hàng năm; để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và Quỹ dự phòng tài chính. Số dư thực của Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; không vượt quá một lần mức vốn pháp định 10.000 tỷ của Ngân hàng. Còn mức tối đa của Quỹ dự phòng tài chính không vượt quá 25% vốn pháp định của Ngân hàng.
Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước sẽ bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động; Thuyết minh báo cáo tài chính. Năm tài chính của Ngân hàng bắt đầu từ ngày 1/1; và kết thúc vào cuối ngày 31/12 năm dương lịch.