Ngày 14/9/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình thi hành, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đã cho thấy những bước tiến quan trọng trong cải cách đăng ký doanh nghiệp, khắc phục những điểm hạn chế trong quy định pháp luật tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP được ban hành trước đó, đồng thời bám sát chủ trương và những thay đổi về chính sách tại Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014.
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đã nhận được những đánh giá tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp, các nhà tài trợ quốc tế cũng như các cơ quan quản lý nhà nước (Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Tuy nhiên, qua hơn 02 năm thi hành, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đã bộc lộ một số điểm hạn chế, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự thay đổi về chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
Ngày 25/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1078/QĐ-TTg ban hành Danh mục văn bản để ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (Dự thảo Nghị định).
Dự thảo Nghị định hiện đã được đăng tải công khai, rộng rãi nhằm xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Văn bản đề nghị có ý kiến đối với Dự thảo Nghị định cũng đã được gửi tới một số cơ quan, Bộ ngành liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố. Dự kiến Dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ thông qua trong tháng 5/2018.
Để hoàn thiện hơn nữa nội dung Dự thảo Nghị định, tiếp tục quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo thực tiễn thi hành, trong 02 ngày 06/3/2018 và 09/3/2018, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chương trình Hội thảo “Xin ý kiến đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp” tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với các nội dung chính: (1) Giới thiệu nội dung cơ bản và một số vấn đề xin ý kiến đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; (2) Thảo luận một số nội dung xin ý kiến về Dự thảo Nghị định.
Các nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị định được giới thiệu tại Hội thảo bao gồm:
I. Các vấn đề về ủy quyền
1. Công chứng/chứng thực văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ phải có giấy tờ chứng thực cá nhân người được ủy quyền + Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Tại Dự thảo Nghị định sửa đổi quy định Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
2. Thẩm quyền ký văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Dự thảo Nghị định sửa đổi quy định: Trường hợp người đại diện theo pháp luật bỏ trốn, bị tạm giam… hoặc từ chối ký, người ký là:
– Chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân;
– Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức;
– Chủ tịch HĐTV đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
– Chủ tịch HĐQT đối với Công ty cổ phần.
II. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Đơn giản hóa hồ sơ đăng ký công ty TNHH một thành viên
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, đối với chủ sở hữu là tổ chức, hồ sơ phải có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty.
Còn tại Dự thảo Nghị định sửa đổi quy định: Hồ sơ trong trường hợp này gồm Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Điều lệ hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty.
2. Đơn giản hóa việc đăng ký địa điểm kinh doanh
Dự thảo Nghị định sửa đổi bãi bỏ quy định về việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
III. Các vấn đề về con dấu
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định như sau:
– Khoản 4 Điều 4: Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong Giấy đề nghị, Thông báo, Nghị quyết, Quyết định, Biên bản họp và các văn bản khác do doanh nghiệp phát hành trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
– Khoản 5 Điều 34: Trường hợp nội dung mẫu con dấu là giả mạo hoặc mẫu con dấu vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo vi phạm và tiến hành gỡ bỏ nội dung mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Khoản 7 Điều 34: Trường hợp thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử, doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ bằng bản giấy đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
IV. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định như sau:
– Khoản 3 Điều 36: Cho phép người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
– Khoản 4 Điều 36: Thời hạn để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là 60 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
V. Đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN
1. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thành viên, NNKD
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định như sau:
– Khoản 5 Điều 44: Bổ sung quy định đối với trường hợp Nghị quyết, Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ đã được thông qua hợp pháp mà có thành viên, cổ đông từ chối ký tên vào danh sách thành viên, danh sách cổ đông sáng lập.
– Khoản 1 Điều 45: Xác định rõ Khoản 1 áp dụng cho tiếp nhận thành viên mới dẫn đến tăng vốn điều lệ, Khoản 2 áp dụng cho trường hợp còn lại.
– Khoản 5 Điều 49: Bổ sung thẩm quyền hỏi Bộ ngành cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh là những ngành, chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và Điều ước quốc tế.
2. Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định như sau:
– Việc thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua.
– Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
VI. Các vấn đề về cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
1. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đối với trường hợp thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác:
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Sau khicó quyết định xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ để cấp lại Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.
Dự thảo Nghị định sửa đổi theo hướng: Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ để cấp lại Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thực hiện cấp lại Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.
2. Thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định như sau:
– Điều 62: Bỏ quy định về các trường hợp thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và xác định cụ thể cơ quan Công an có thẩm quyền xác định giả mạo gồm: (i) Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; (ii) Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.
– Điều 63: Bổ sung cơ chế khi xem xét nội dung giải trình: “giải trình không được chấp thuận”.
VII. Giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài (Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 65 như sau:
– Khoản 1: Bổ sung “Trọng tài” theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Khoản 2: Xác định rõ “Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”;
– Khoản 3: Xác định rõ thành phần hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài.
VIII. Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Dự thảo Nghị định bổ sung quy định như sau:
– Khoản 1: Thẩm quyền xử lý: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
– Khoản 2: Hồ sơ chuyển đổi HKD thành DNTN;
– Khoản 3: Hồ sơ chuyển đổi HKD thành công ty TNHH, công ty hợp danh, CTCP.
Bên cạnh đó, Ban soạn thảo cũng đưa ra một số vấn đề của Dự thảo Nghị định cần xin ý kiến các đại biểu tham dự Hội thảo như: Mã hóa ngành nghề kinh doanh; Công chứng/chứng thực văn bản ủy quyền; Chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty cổ phần; Thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Xác định nội dung giả mạo; Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.
Đồng thời, tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tích cực tham gia góp ý, thảo luận, đề nghị sửa đổi, bổ sung đối với Dự thảo Nghị định, trong đó có các ý kiến liên quan đến một số vấn đề còn nhiều khúc mắc trong thời gian qua.
Vấn đề liên quan đến kê khai hồ sơ không trung thực, không chính xác, giả mạo hồ sơ
Tiếp tục là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm. Ông Phạm Thanh Tùng (Thanh tra Sở KH&ĐT Bắc Ninh) nêu câu hỏi: “Có nhất thiết phải gửi cơ quan Công an để xác định chữ ký giả mạo hay không, cơ quan thanh tra có thể thực hiện giám định được không?”. Ông Bùi Hồng Hà (Thanh tra TP.Hà Nội) cũng đưa ra quan điểm:
“(i) Về việc yêu cầu xác định giả mạo: Phòng Kỹ thuật hình sự chỉ xác nhận chữ ký có phải do một người ký hay không chứ không kết luận giả mạo hay không. Do đó đề nghị quy định lại về cơ quan xác định hồ sơ giả mạo;
(ii) Đề nghị quy định thế nào là giả mạo, không trung thực, không chính xác? Kiến nghị quy định thẩm quyền xác định nội dung không trung thực, không chính xác hoặc giả mạo cho Tòa án”.
Ông Bùi Anh Tuấn (Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ghi nhận ý kiến của các đại biểu liên quan đến nội dung này và cho biết:
Việc xác định cơ quan có thẩm quyền giám định nội dung ĐKDN không trung thực; không chính xác căn cứ vào Luật Giám định tư pháp; do đó cơ quan Thanh tra không thể thực hiện giám định và kết luận. Đối với việc định nghĩa thế nào là không trung thực, không chính xác; do không thể định nghĩa được nên Dự thảo Nghị định; quy định cơ quan Công an có thẩm quyền xác định; (do trước đây Bộ Công an đã từng có văn bản định nghĩa, giải thích về các khái niệm này).
Về việc đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN, đại diện Thanh tra Sở KH&ĐT Bắc Ninh đặt câu hỏi:
Trong trường hợp doanh nghiệp thành lập mới sau 90 ngày; mà không góp một đồng vốn nào thì xử lý giảm vốn điều lệ; đã đăng ký xuống 0 đồng như thế nào?
Trả lời vấn đề này; ông Phan Đức Hiếu (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương); cho biết: Đối với các công ty 0 đồng đăng ký thành lập mới, hồ sơ ĐKDN; là không hợp lệ, có thể từ chối ngay do về bản chất là không có thành viên/cổ đông. Đối với công ty sau đăng ký thành lập mà không góp vốn (vốn bằng 0); thì phải giải thể do không đủ thành viên/cổ đông.
Đối với nội dung liên quan đến thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đại diện Tổng cục Hải quan cho rằng:
Luật Thuế xuất nhập khẩu và Thông tư số 215/2013/TT-BTC; quy định một trong các biện pháp cưỡng chế thuế là thu hồi GCNĐKDN. Tuy nhiên, khi cơ quan Hải quan gửi Sở KH&ĐT đề nghị thu hồi thì gặp vướng mắc; do Điều 211 Luật Doanh nghiệp không quy định trường hợp thu hồi theo đề nghị của cơ quan Thuế.
Về vấn đề này, ông Bùi Anh Tuấn chia sẻ:Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã có quy định về trường hợp này. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp ban hành sau Luật Quản lý thuế; nên phải áp dụng Luật Doanh nghiệp theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khi Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung; sẽ thực hiện quy định về thu hồi; theo đề nghị của cơ quan Thuế tại Luật này, Luật Doanh nghiệp không quy định lại nữa. Trên thực tế, cơ quan ĐKKD hiện nay vẫn thực hiện thu hồi GCNĐKDN; theo quy trình đã quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Cũng liên quan đến việc thu hồi GCNĐKDN; Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI); đề nghị bổ sung quy định về nội dung giải trình; và căn cứ xác định nội dung giải trình phù hợp hay không. Đồng thời, Bà Hồng cũng đề nghị bỏ quy định; về việc cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung ĐKDN; để tiếp tục cải cách hơn nữa về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Theo ông Bùi Anh Tuấn, đối với việc thu hồi GCNĐKDN thì các nội dung yêu cầu giải trình; sẽ được thể hiện rõ tại thông báo của Phòng ĐKKD.
Về việc xác định nội dung giải trình không phù hợp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP; hiện nay đã có quy định về việc Phòng ĐKKD; phối hợp với cơ quan liên quan khác xử lý các vấn đề về đăng ký doanh nghiệp. Đối với việc cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung ĐKDN, Ông Tuấn cho biết việc này; hoàn toàn thực hiện theo nhu cầu của doanh nghiệp vì trong giao dịch dân sự/hành chính; vẫn cần xác nhận của cơ quan nhà nước; đặc biệt là giao dịch với ngân hàng hoặc cơ quan hải quan.
Những ý kiến đóng góp, thảo luận; đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của các đại biểu; tại Hội thảo là cơ sở quan trọng; để Cục Quản lý đăng ký kinh doanh nghiên cứu tiếp thu, xem xét sửa đổi; trong quá trình hoàn thiện nội dung Dự thảo và trình Chính phủ thời gian tới.