Lực lượng an ninh huyện vào kiểm tra những hoạt động gì của quán internet?

Lực lượng an ninh huyện vào kiểm tra những hoạt động gì của quán internet? Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.


Tóm tắt câu hỏi:

cho tôi hỏi, tôi kinh doanh quan internet đã lâu, nhưng nay bị lực lượng an ninh cấp huyện vào kiểm tra văn hóa. Sau khi kiểm tra phát hiện quán tôi vi phạm một số lỗi sau: 1. cho khách truy cập web có nội dung xấu. 2. hoạt động quá giờ quy định. 3. không niêm yết bảng giá. 4. không có sơ đồ phòng máy. 5. không có bình chưa cháy. Cho hỏi thế lực lượng an ninh huyện vào kiểm tra trên là đúng hay sai và được phạt những lỗi nào??

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật công an nhân dân 2014.

– Nghị định 73/2013/NĐ-CP.

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

2. Giải quyết vấn đề:

Xem thêm: Biên bản kiểm tra an toàn thực thẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Luật công an nhân dân 2014 về nhiệm vụ quyền hạn của công an nhân dân:

“8. Thực hiện quản lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

Có thể thấy, công an huyện hoàn có có thẩm quyền kiểm tra các hoạt động của quán inernet mà bạn mở, nội dung kiểm tra bao gồm tất cả những điều kiện mà chủ kinh doanh dịch vụ internet phải đáp ứng. Theo quy định tại Điều 9 và Điều 35 Nghị định 73/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của chủ điểm truy nhập Internet công cộng

1. Đại lý Internet có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được quyền sử dụng để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng dịch vụ tại địa điểm đó;

b) Treo biển “Đại lý Internet” kèm theo số đăng ký kinh doanh đại lý Internet;

c) Niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ Internet ở nơi mọi người dễ nhận biết bao gồm các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý Internet;

đ) Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng có quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng quy định tại Điều 36 Nghị định này;

e) Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này;

g) Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp Internet đó;

… “

“Điều 35. Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

1. Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các Điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

b) Địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200 m trở lên;

c) Có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” bao gồm tên điểm, địa chỉ, sốđiện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh;

d) Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40 m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác;

đ) Bảo đảm đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy;

… “

Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 97, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm như sau:

“Điều 97. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát trong lĩnh vực chứng khoán

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền không vượt quá 1.000.000 đồng; đối với lĩnh vực bưu chính mức phạt tiền không vượt quá 800.000 đồng.

….

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền không vượt quá 40.000.000 đồng; đối với lĩnh vực bưu chính mức phạt tiền không vượt quá 16.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

… “

Như vậy, căn cứ vào những quy định trên, thì cơ quan an ninh huyện vẫn có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt trong trường hợp của bạn. 

Về xử phạt: Khi kiểm tra thì công an phát hiện ra các lỗi của quán bạn như sau:

 1. Cho khách truy cập web có nội dung xấu.

2. Hoạt động quá giờ quy định.

3. Không niêm yết bảng giá.

Xem thêm: Quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình

4. Không có sơ đồ phòng máy.

5. Không có bình chữa cháy.

Với các lỗi mà lực lượng công an đưa ra như trên, bạn sẽ bị phạt những lỗi sau:

+ Để người sử dụng truy cập, xem, tải các thông tin, hình ảnh, phim có nội dung đồi trụy, cờ bạc, mê tín dị đoan theo điểm d, khoản 2, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP với mức phạt là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

+ Không tuân thủ thời gian hoạt động theo quy định theo Điểm a, Khoản 2, Điều 32, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP với mức phạt là từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

+ Không niêm yết giá cước theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 32, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP với mức phạt là từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng

Như vậy, việc kiểm tra của công an huyện về xác định 5 lỗi vi phạm trên của bạn là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, là chủ kinh doanh dịch vụ internet thì bạn phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định về việc kinh doanh này, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Về việc cho phép khách truy cập và trang web có nội dung xấu, hoạt động quá giờ, không niêm yết giá, không có sơ đồ phòng máy sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 69 Nghị định 174/2013/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết bảng nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét;

b) Không thể hiện đầy đủ các thông tin trên biển hiệu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

b) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhưng không ký hợp đồng đại lý Internet hoặc không có văn bản của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet xác nhận là điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp;

… “.

Về việc không có bình phòng cháy chữa cháy thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

“2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;

b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định;

c) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định.”

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang