Kế hoạch kinh doanh 2013: Nước lên, thuyền lên

kế hoạch kinh doanh 2013

Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa công bố cụ thể đường đi nước bước của mình trong năm nay. Tuy nhiên, theo quan sát, hầu hết các công ty Việt Nam xây dựng kế hoạch kinh doanh theo kiểu “nước lên, thuyền lên”, tức là lập kế hoạch dựa trên kết quả tăng trưởng của năm trước và sự phát triển của thị trường.

Tranh thủ giá nguyên liệu rẻ

Năm 2012 là một năm thắng lớn đối với doanh nghiệp trong ngành cao su, săm lốp. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Văn Trí, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina) cho hay, Công ty chọn ngưỡng an toàn với con số tăng trưởng dự kiến khoảng 10% so với năm 2012. 

Cơ sở để Casumina đưa ra con số trên, theo ông Trí, là Công ty không bán nhiều sản phẩm lắp ráp – dòng sản phẩm đang bị chững lại do nhu cầu mua ô tô mới giảm mạnh, mà chủ yếu bán sản phẩm thay thế ở những thị trường đang phát triển. Đặc biệt năm nay, Công ty sẽ mở rộng thị trường ở những nước có đường cao tốc, có nhu cầu sử dụng sản phẩm lốp xe bố thép cao. 

Ông Trí cho biết, năng lực sản xuất của Công ty sẽ nâng cao khi nhà máy mới tại Bình Dương (chuyên sản xuất lốp xe bố thép dùng cho xe tải, xe bus) sẽ hoạt động vào tháng 6/2013. Giai đoạn I của nhà máy chỉ khai thác được 50% công suất, nhưng Casumina kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu từ 28% tổng sản lượng lên 45 – 50%. 

Một điều đáng chú ý trong chiến lược của Casumina

Là dự trữ nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên giá rẻ. Hiện hàng tồn kho nguyên liệu dự trữ đã tăng gần 130 tỷ đồng, là cơ sở để Casumina có lợi nhuận tốt năm nay. Dự trữ nguồn nguyên liệu là việc làm tất yếu trong kinh doanh, nhưng đòi hỏi Công ty phải phán đoán được diễn biến của thị trường, nhất là đối với sản phẩm mang tính mùa vụ như cao su thiên nhiên. 

Theo kinh nghiệm của ông Trí

3 tháng cuối năm (mùa khô) là thời điểm các nông trường cao su ngưng cạo mủ để cây cao su thay lá mới. Đến tháng 5 năm sau, khi mùa mưa đến, các nông trường mới bắt đầu cạo mủ trở lại. Tất nhiên, giá nguyên liệu cao su cũng sẽ diễn biến theo nguồn cung, tức là tại thời điểm ngưng cao mủ, nguồn cung khan hiếm, giá cao su sẽ cao hơn. “Nắm bắt quy luật này, vào thời điểm tháng 12, chúng tôi mua dự trữ nguyên liệu phục vụ sản xuất tới hết tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, năm nay, chúng tôi đã mua dự trữ tới tận tháng 6/2013”, ông Trí nói.

Được biết, năm 2012 Casumina đã lập thêm hai kho dự trữ nguyên liệu tại miền Bắc (Hưng Yên) và miền Trung để khi có biến động thị trường thì tung hàng ra kịp thời. Công ty chấp nhận tốn thêm chi phí vận chuyển để khi có những đơn hàng nhỏ, vẫn kịp đáp ứng, nhằm giữ được thị phần. Lượng hàng dự trữ tương ứng khoảng 15-17 tỷ đồng. 

“Năm 2013, Công ty vẫn tiếp tục giữ lượng tồn kho này, để tiến hành cải tạo dần hệ thống vận chuyển nguyên liệu. Khi đã tổ chức tốt hệ thống vận chuyển này thì sẽ giảm dần lượng nguyên liệu dự trữ”, ông Trí cho biết. 

xây dựng kế hoạch kinh doanh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Đón đầu giảm thuế

Năm 2012 là một năm ăn nên làm ra đối với ngành dệt may Việt Nam, khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc 17,2 tỷ USD. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2013, ngành này đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu từ 20-21 tỷ USD. Vitas dự báo, nhu cầu dệt may của thế giới sẽ tăng nhẹ, trong đó, thị trường Mỹ tăng 3%, châu Âu không suy giảm mạnh như những năm trước, thị trường Nhật Bản tăng 10%, các thị trường khác cũng tăng khoảng 5%… Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất; và Nhật Bản sẽ chiếm ngôi vị thứ hai thay cho EU. 

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may lại chưa dám công bố kế hoạch kinh doanh; mang tính bứt phá, dù đã trải qua một năm thành công. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Ân; Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn (GMC); cho hay, những năm trước, GMC sợ không đủ năng lực làm đơn hàng cho những khách hàng lớn; nhưng năm nay, chắc chắn lượng khách hàng này giảm và lợi nhuận của Công ty cũng sẽ giảm theo. 

“Năm 2012, doanh thu đạt 1.080 tỷ đồng, trong khi kế hoạch là 900 tỷ đồng. Đáng ra, kế hoạch doanh thu năm 2013 phải trên 1.100 tỷ đồng, nhưng do đầu ra đang khó khăn, phải tập trung lo đảm bảo việc làm cho công nhân, nên chúng tôi đang cân nhắc con số hợp lý”, ông Ân nói. 

Cũng theo ông Ân, đầu tháng 3 tới, nhà máy mới do GMC (nắm 51% vốn); và Công ty Blue Exchange (nắm 49% vốn) đầu tư tại tỉnh Quảng Nam; sẽ cho ra lò những sản phẩm đầu tiên. Nhà máy có 10 dây chuyền sản xuất, giải quyết việc làm cho 600 lao động địa phương. “Đầu tư nhà máy này, GMC chấp nhận năm ăn năm thua; chôn vốn một vài năm, mới đi vào ổn định. Tuy nhiên, đây là cơ hội để Công ty đón đầu Hiệp định Thương mại; tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

“Vài năm tới, thuế xuất đối với mặt hàng may mặc tại Việt Nam giảm xuống chỉ còn 0%; khi đó thị trường may mặc sẽ thực sự sôi động, nhà máy này; sẽ phát huy ngay được năng lực”, ông Ân khẳng định; và cho biết, GMC đang hợp tác khá tốt với Blue Exchange; đơn vị có hệ thống bán lẻ hàng may mặc lớn; tại Việt Nam, nếu tình hình xuất khẩu diễn biến; theo chiều hướng không tốt, thì Công ty vẫn có nhiều việc để làm tại thị trường nội địa.

công bố kế hoạch kinh doanh
công bố kế hoạch kinh doanh

Tăng lượng hàng xuất khẩu (Kế hoạch kinh doanh)

Đưa ra kế hoạch kinh doanh có phần mạnh bạo hơn; trong bối cảnh này là doanh nghiệp ngành bánh kẹo. Bất chấp dự báo về nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn; Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng trên 20% cho năm 2013. 

Theo ông Phan Văn Thiện, Phó tổng giám đốc Bibica, có hai cơ sở để Công ty đưa ra con số đó.

Thứ nhất, cuối năm 2012, Công ty đã đưa vào hoạt động một dây chuyền mới sản xuất kẹo mút; năm 2013 việc khai thác dây chuyền mới này dự kiến; giúp Bibica tăng thêm doanh số từ 50-60 tỷ đồng/năm. Thứ hai, Bibica tập trung quảng bá mạnh; đối với một số sản phẩm chính  nhằm tăng doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, Công ty sẽ cố gắng tăng lượng hàng xuất khẩu thêm khoảng 30%. Hiện Bibica đang xuất khẩu các sản phẩm bách kẹo qua 20 nước trên thế giới; và Công ty sẽ mở thêm một số thị trường mới; tại khu vực Nam Mỹ, Trung Đông; đồng thời tăng thêm lượng hàng xuất khẩu vào thị trường truyền thống như Nhật Bản. 

Liên quan đến việc Công ty Lotte (Hàn Quốc) muốn đổi tên Công ty cổ phần Bibica thành Công ty cổ phần Lotte-Bibica

Sau khi đã nắm giữ 38% cổ phần, ông Phan Văn Thiện cho biết; đến nay, vẫn chưa có thêm diễn biến nào mới; kể từ khi Lotte bất ngờ rút ý kiến muốn đổi tên Công ty. “Lotte hiện vẫn là cổ đông chiến lược của Bibica và phải đến đại hội đồng cổ đông diễn ra; vào tháng 2 chúng tôi mới công bố những thông tin; mới liên quan đến hợp tác giữa hai bên”, ông Thiện nói; và cho biết, năm 2013, Công ty có thể sẽ triển khai thêm; một số dự án đầu tư liên quan đến dây chuyền sản xuất bánh kẹo; mà Lotte và Bibica đang nghiên cứu. 

Có thể thấy, trong kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu; và lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, với tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm qua, doanh nghiệp; cần xây dựng kế hoạch kinh doanh nghiêng về chất nhiều hơn; từng mảng, khó khăn, thách thức, định hướng cần phải chi tiết đến từng con số; để tránh rủi ro trước biến động phức tạp của thị trường; cũng như tận dụng được thế mạnh cốt lõi của mình.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang