Hỏi về thanh toán nợ khi công ty phá sản

Hỏi về thanh toán nợ khi công ty phá sản. Thủ tục phá sản doanh nghiệp.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, công ty em là công ty Cổ phần gồm 3 người. Công ty thành lập cuối năm 2013 đến năm 2016 công ty làm ăn thua lỗ, còn nợ ngân hàng 1 tỷ 3, phải nợ thuế nên chuyển địa điểm kinh doanh. Trong quá trình chuyển địa điểm thì bị mất hết toàn bộ hồ sơ chứng từ năm 2013, 2014 và một phần hồ sơ năm 2015. Sau đó công ty có quyết định kiểm tra và bị phạt 1 tỷ đồng. Công ty không có khả năng nộp thuế và nộp phạt. Liệu trong trường hợp này công ty em có thể nộp đơn phá sản không? Và nếu phá sản thì nợ sẽ thanh toán như thế nào vì Hội đồng quản trị đã thế chấp nhà đất vay vốn ngân hàng. Và trong trường hợp này kế toán và người đại diện pháp luật phải chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật? Em cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

1. Cơ sở pháp lý

– Luật Phá sản 2014

2. Nội dung tư vấn

Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định:

“2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Xem thêm: Chế độ thai sản khi công ty bị giải thể, phá sản, nợ tiền BHXH

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được việc thanh toán các khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán thì có thể được yêu cầu tuyên bố phá sản.

Đối chiếu theo quy định vào trường hợp của công ty bạn, theo như bạn trình bày, công ty bạn thành lập năm 2013, đến năm 2016 làm ăn thua lỗ, nợ ngân hàng 1,3 tỷ, sau đó, lại bị kiểm tra và xử phạt 1 tỷ đồng từ cơ quan thuế; nếu trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán mà công ty không thanh toán được thì công ty bạn có thể làm hồ sơ để thực hiện thủ tục phá sản.

* Về việc xử lý khoản nợ:

Đối với các khoản nợ có bảo đảm thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 53 Luật phá sản 2014 như sau:

“Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm

1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Đối với khoản nợ không có bảo đảm, thì khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản sẽ phải thực hiện phân chia tài sản theo thứ tự quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014 như sau:

“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

>>> Luật sư tư vấn về phá sản doanh nghiệp qua tổng đài: 0274.2203.888

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”

* Trách nhiệm của người đại diện: Nếu người đại diện giữ chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp bị phá sản có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định tại Điều 130 Luật Phá sản 2014 như sau:

Xem thêm: So sánh phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

“Điều 130. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản

1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

4. Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng.”

* Đối với kế toán: do bạn không nói rõ hành vi của kế toán trong trường hợp này là như thế nào nên không đủ căn cứ để xác định trách nhiệm của kế toán khi doanh nghiệp phá sản.

Bình Chọn post
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
Bình Chọn post
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang