Hội thảo xây dựng cơ chế một cửa liên thông đăng ký đầu tư

hội thảo xây dựng cơ chế một cửa liên thông đăng ký đầu tư

Triển khai quy định của Điều 24 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã được Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài, Vụ Pháp chế xây dựng Thông tư về cơ chế liên thông giữa đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài.

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã tổ chức Chương trình hội thảo xin ý kiến về các nội dung của Dự thảo Thông tư tại Hà Nội ngày 12/7/2016 và tại TP Hồ Chí Minh ngày 20/7/2016.

Theo quy định của Luật Đầu tư, đối với nhà đầu tư nước ngoài, để triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện 2 bước: Bước 1, được Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Bước 2, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp này sẽ quản lý dự án đầu tư. Quy trình, thủ tục để thực hiện 2 bước này đã được hướng dẫn chi tiết tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tính đến thời điểm 01/7/2016, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 đã đi vào thực tiễn được tròn 1 năm. Có thể nói, tinh thần cải cách của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 đã góp phần làm khởi sắc môi trường kinh doanh, khích lệ ý chí khởi nghiệp của cộng đồng. Ở cấp Trung ương, công tác soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014 cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng, đồng thời, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng đã được nâng cấp, điều chỉnh cho phù hợp với khung khổ pháp lý mới.

xây dựng cơ chế một cửa liên thông đăng ký đầu tư

Về phía địa phương, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động tìm hiểu những điểm mới của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư

Triển khai nghiêm túc, kịp thời khi hai Luật có hiệu lực thi hành, đảm bảo thủ tục đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp được nhanh chóng, thuận lợi. Nhiều địa phương cũng đã có sáng kiến tốt trong quá trình triển khai áp dụng khung khổ pháp lý mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng cần nhìn nhận thực tế là vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc vẫn còn gặp phải trong quá trình triển khai thi hành 2 Luật. Đặc biệt là những vấn đề phát sinh trong thực hiện Luật Đầu tư do phạm vi, mức độ và quy mô cải cách của Luật liên quan đến nhiều văn bản pháp luật, nhiều cơ quan trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau từ Trung ương đến địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang cố gắng, nỗ lực hết sức để chuẩn bị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh (đưa toàn bộ các vấn đề vướng mắc chưa được giải quyết trong Luật này). Đồng thời, cũng đang gấp rút xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho các doanh nghiệp FDI, đảm bảo sự triển khai hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.

hội thảo tại hà nội
Ảnh Hội thảo tại Hà Nội

Với ý nghĩa đó, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tổ chức 2 Chương trình Hội thảo tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các nội dung chính gồm (Cơ chế liên thông):

–      Giới thiệu Dự thảo Thông tư hướng dẫn về cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

–      Một số vấn đề liên quan đến việc cấp đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

–      Giải đáp các vướng mắc liên quan đến thủ tục đăng ký đầu tư.

Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đại diện Tổng cục Thuế – Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như Vụ Pháp chế, Cục Đầu tư nước ngoài, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Vụ Quản lý các Khu kinh tế.

Tại Hội thảo, Ông Bùi Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã Giới thiệu Dự thảo Thông tư hướng dẫn về cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp thực hiện liên thông bao gồm: Đăng ký đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế; Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;

Điều chỉnh đồng thời nội dung đăng ký doanh nghiệp và dự án đầu tư. Theo Thông tư, nguyên tắc áp dụng trong cơ chế liên thông bao gồm:

(1) Nhà đầu tư có quyền lựa chọn cơ chế liên thông hoặc thực hiện từng thủ tục, tự kê khai và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực;

(2) Trường hợp có trùng lặp giấy tờ, chỉ yêu cầu nhà đầu tư nộp một bản;

(3) Cho phép giữ tên doanh nghiệp, đảm bảo thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(4) Không làm thay đổi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư, các cơ quan chịu trách nhiệm về tính toàn vẹn hồ sơ và xử lý hồ sơ theo chức năng nhiệm vụ.

Cũng tại Hội thảo, Bà Nguyễn Hồng Vân – Trưởng phòng Nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến việc cấp đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các nội dung hướng dẫn bao gồm:

–       Các trường hợp thực hiện thủ tục đầu tư;

–       Thẩm quyền ký Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin;

–       Ghi địa chỉ trụ sở chính trên GCN ĐKDN;

–       Ghi vốn điều lệ;

–       Các trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ;

–       Các trường hợp thay đổi sau khi bán phần vốn góp;

–       Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập công ty cổ phần;

–       Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;

–       Đăng ký giải thể doanh nghiệp FDI đã đóng mã số thuế.

Tiếp theo đó, Ông Quách Ngọc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế trình bày; về một số vấn đề liên quan đến đăng ký đầu tư; như việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; áp dụng điều kiện và thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài.

Đối tượng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp bao gồm nhà đầu tư nước ngoài; và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư. 

trình bày về một số vấn đề liên quan đến đến đăng ký đầu tư
Ông Quách Ngọc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ KH&ĐT trình bày tại Hội thảo

         Ông Tuấn cũng đưa ra các vấn đề cần trao đổi, tham khảo ý kiến các đại biểu tham dự; như: áp dụng Điều 23 của Luật Đầu tư như thế nào? Thành lập doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài; tham gia góp vốn dưới 51 % có phải thực hiện giống như trong nước không? Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ bằng các cổ đông, thành viên góp vốn. Trường hợp này có phải đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp? Giấy tờ, tài liệu doanh nghiệp đã nộp trong các lần thực hiện thủ tục trước đó; lần sau thực hiện thủ tục có phải nộp lại các giấy tờ đó hay không?

Ngoài ra, các vấn đề khác cũng; đã được các đại biểu thảo luận tích cực và đưa ra đề xuất cụ thể:

– Về xây dựng cơ chế liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký đầu tư:

Đại biểu Lê Thu Mai – Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế, Tổng cục Thuế; thể hiện quan điểm rất ủng hộ việc xây dựng cơ chế liên thông; giữa cơ quan đăng ký kinh doanh; và cơ quan đăng ký đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Trước đây, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài; phải sang cơ quan thuế để xin cấp mã số thuế. Nếu có cơ chế liên thông này rồi thì nhà đầu tư nước ngoài; không cần phải đến cơ quan thuế để xin cấp mã số thuế nữa.

– Về phương thức liên thông điện tử cũng được nhiều đại biểu đồng tình

Đặc biệt là ở các địa phương có số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo đại biểu Lê Thị Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh; thì dù việc này gây khó khăn vất vả cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; nhưng khó khăn bước đầu thì sẽ tạo thuận lợi cho những bước tiếp theo. Về lâu dài chúng ta đang hướng tới chính phủ điện tử; nên việc liên thông điện tử 63 tỉnh thành trong cả nước; sẽ giúp giảm nhiều thời gian cho cơ quan theo dõi, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

Đồng quan điểm với đại biểu Lê Thị Huỳnh Mai; đại biểu Lê Thu Mai – Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế, Tổng cục Thuế; cho rằng đối với phương thức liên thông thì trong thời gian đầu; có thể vẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ bằng giấy; nhưng tiến tới nên áp dụng phương thức liên thông điện tử, dùng chữ ký số. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này thì cơ quan thuế sẵn sàng hỗ trợ.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh; phát biểu ý kiến tại Hội thảo (Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh)

– Về việc thu phí đăng ký qua mạng:

Vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều. Một số đại biểu cho rằng nên thu phí để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp; trong quá trình đăng ký hồ sơ, không gửi những bộ hồ sơ thiếu thông tin; thiếu thận trọng, nâng cao chất lượng hồ sơ. Bên cạnh đó, việc thu phí cũng nên bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước; và nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến lại cho rằng; để đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36a của Chính Phủ; thì toàn bộ đăng ký qua mạng sẽ được miễn phí, nếu bỏ phí qua mạng; thì quy trình đăng ký hồ sơ qua mạng sẽ đơn giản hơn rất nhiều; vì không cần quy trình thanh toán qua mạng.

Kết thúc Hội thảo, Bà Trần Thị Hồng Minh – Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; phát biểu ghi nhận những ý kiến đóng góp thiết thực của các đại biểu. Đây sẽ là cơ sở để Ban soạn thảo xây dựng được những định hướng đúng đắn; phù hợp với yêu cầu thực tiễn để hoàn thiện Thông tư.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang