Với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và các thay đổi căn bản trong Luật Doanh nghiệp 2014, chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam năm 2016 sẽcó những cải thiện đáng kể trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
I. Khởi sự kinh doanh ở Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank)
1. Vài nét về Báo cáo Môi trường kinh doanh (Doing Business)
Doing Business của Ngân hàng Thế giới (WB) là Báo cáo về môi trường kinh doanh hàng năm trong đó đánh giá các quy định có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tại 189 quốc gia và nền kinh tế. Báo cáo đưa ra các chỉ tiêu định lượng nhằm tính điểm các lĩnh vực liên quan đến môi trường kinh doanh và so sánh trong mối tương quan giữa các quốc gia (nền kinh tế) được khảo sát. Trên cơ sở đó, tổng hợp thành mức xếp hạng cho từng lĩnh vực riêng lẻ và mức xếp hạng tổng hợp cho từng nước. 10 lĩnh vực được đưa vào xếp hạng cụ thể như sau:
1 – Khởi sự kinh doanh (Starting a business);
2 – Tiếp cận với nguồn điện (Getting electricity);
3 – Xin giấy phép xây dựng (Dealing with construction Permits);
4 – Đăng ký quyền sở hữu tài sản (Registering Property);
5 – Tiếp cận tín dụng (Getting credit);
6 – Bảo vệ nhà đầu tư (Protecting Investors);
7 – Nộp thuế (Paying taxes);
8 – Giao thương qua biên giới (Trading Across Boders);
9 – Thực hiện hợp đồng (Enforcing Contracts);
10 – Giải thể doanh nghiệp (Resolving Insovency).
2. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới về khởi sự kinh doanh ở Việt Nam
Theo Báo cáo cập nhật về môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2015 công bố tháng 10 năm 2014 của WB (số liệu tính đến tháng 6/2014), xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2015 giảm 6 bậc xuống thứ 78/189 (xếp hạng của Việt Nam năm 2014 đã được điều chỉnh từ 99/189 lên 72/189 do WB thay đổi phương pháp nghiên cứu và đánh giá số liệu), trong đó chỉ số khởi sự kinh doanh Việt Nam chỉ xếp thứ 125/189 với 10 thủ tục và 34 ngày thực hiện, mặc dù trong thời gian qua, Việt Nam đã căn cứ vào các chỉ số này để triển khai hàng loạt những cải cách.
Nguyên nhân của sự tụt giảm này là do phương pháp đánh giá của WB sử dụng dữ liệu quốc gia được tổng hợp từ giữa năm 2013 đến giữa năm 2014 để thực hiện đánh giá, xếp hạng cho năm 2015. Do đó, những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ Việt Nam trong năm 2014 sẽ chỉ được ghi nhận trong bảng xếp hạng năm 2016.
Bên cạnh đó, việc đánh giá chỉ số khởi sự kinh doanh của WB cũng có một số điểm chưa chính xác, cụ thể:
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) tại Việt Nam trên thực tế chỉ là 05 ngày làm việc (trong khi theo đánh giá của WB là 14 ngày), đồng thời doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục đăng công bố thông tin ĐKDN ngay lập tức trên Cổng tThông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Cổng TTĐKDNQG) (theo đánh giá của WB là 05 ngày).
Tuy nhiên, đánh giá của WB cũng là nguồn thông tin tham khảo để nước ta tiếp tục có những cải cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi gia nhập thị trường.
II. Kinh nghiệm quốc tế trong việc cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh
1. Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và thực hiện liên thông các quy trình khởi sự kinh doanh
Tại New Zealand, quốc gia đứng đầu về chỉ số khởi sự kinh doanh năm 2015, hầu hết các tài liệu bắt buộc phải nộp trực tuyến tới cơ quan đăng ký kinh doanh New Zealand (New Zealand Companies Office). Chính sách này ra đời đã xóa bỏ nhiều quy trình xử lý trên giấy tờ đã từng được sử dụng trước đây, giảm bớt được thời gian và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại New Zealand.
Còn ở Canada, quốc gia đang đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Doing Business năm 2015 về chỉ số khởi sự kinh doanh, quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp cho phép lựa chọn cCơ quan nộp thuế theo quy định bao gồm một bước duy nhất với thời gian hoàn thành trong ngày. Việc lựa chọn cơ quan đăng ký thuế đồng nghĩa với việc tạo lập tự động mã số kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Singapore (đứng thứ 6 về chỉ số khởi sự kinh doanh trong bảng xếp hạng Doing Business năm 2015) cũng được tiến hành qua hệ thống lưu trữ điện tử (Bizfile). Hồ sơ đăng ký kinh doanh và bảo lưu tên doanh nghiệp được nộp trực tuyến trên Bizfile. Thông thường, sau khi tiến hành thanh toán, toàn bộ quy trình sẽ được hoàn tất trong vòng một giờ.
Tại Malaysia (đứng thứ 13 về chỉ số khởi sự kinh doanh trong bảng xếp hạng Doing Business năm 2015)
Tất cả các thủ tục về đăng ký thành lập công ty, đăng ký thuế, đăng ký lao động và an sinh xã hội đều được nộp tại bộ phận một cửa của Ủy ban Công ty Malaysia (Companies Commission of Malaysia) hoặc qua cổng thông tin MyCoID. Doanh nghiệp sẽ được cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết mà không cần phải đi tới bất kỳ cơ quan nào khác.
Nhằm đơn giản hóa quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, Chính phủ Hàn Quốc (đứng thứ 17 về chỉ số khởi sự kinh doanh) đã đưa vào sử dụng Hệ thống đăng ký doanh nghiệp trực tuyến (Start-Biz Online). Hệ thống này đã tích hợp các hệ thống đang vận hành độc lập với nhau, bao gồm: Văn phòng Đăng ký Internet, Hệ thống thanh toán thuế địa phương, Hệ thống công chứng điện tử, Hệ thống thông tin thuế quốc gia, Hệ thống mạng chung về tài chính và Hệ thống Thông tin Bảo hiểm xã hội.
Start-Biz Online cho phép người sử dụng thực hiện toàn bộ quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến, bao gồm:
Kiểm tra việc đặt tên thương mại và nhận được giấy chứng nhận giữ tên doanh nghiệp, mở tài khoản ngân hàng, hoàn thiện hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và đăng ký hóa đơn thuế, đăng ký công ty và nhận giấy chứng nhận mẫu dấu công ty, đăng ký mã số định danh thuế (TIN), nộp Quy chế làm việc, và đăng ký điện tử cho Chương trình bảo hiểm y tế công cộng, Quỹ hưu trí quốc gia, Bảo hiểm nghề nghiệp, và Bảo hiểm bồi thường tai nạn công nghiệp.
Ở một đất nước có nền công nghệ phát triển như Nauy (đứng thứ 22 về chỉ số khởi sự kinh doanh)
Sự phối hợp giữa các cơ quan, đặc biệt là giữa ba cơ quan chính liên quan đến thông tin và hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện hoàn toàn qua mạng điện tử. Hiện nay, sự phối hợp này đang được thực hiện qua mạng điện tử Altinn. Altinn được phối hợp xây dựng và tích hợp của 3 hệ thống chính là Tổng cục Đđăng ký Broynoysund, Tổng cục Thuế và Cơ quan thống kê Nauy.
Atinn chính là cốt lõi của Chính phủ điện tử Na Uy và được coi là công cụ giao tiếp quan trọng giữa Chính phủ và người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp, giúp minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tránh sự yêu cầu trùng lắp về thông tin giữa các cơ quan đối với doanh nghiệp và người dân thông qua việc chia sẻ thông tin trong Cơ sơ dữ liệu dùng chung. Hiện nay Altinn đã kết nối và chia sẻ thông tin được với 23 cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan tham gia Altinn đều có quyền khai thác thông tin và nghĩa vụ cập nhật thông tin.
2. Ý thức và trách nhiệm tuân thủ pháp luật của người thành lập doanh nghiệp
Tại các quốc gia dẫn đầu về chỉ số khởi sự kinh doanh, ý thức và trách nhiệm tuân thủ pháp luật của người thành lập doanh nghiệp luôn được đề cao và là yêu cầu tiên quyết để tham gia vào thị trường. Khi quyết định đầu tư vào thị trường, doanh nghiệp phải có trách nhiệm tìm hiểu và nắm vững các thông tin pháp lý về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Luật pháp các nước công nhận quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đề ra những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải tuân thủ để xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh. Chỉ khi doanh nghiệp cùng tuân thủ nghiêm túc những quy định pháp lý trên thị trường, khi đó môi trường kinh doanh mới thực sự bình đẳng cho mọi doanh nghiệp.
3. Có chế tài và hình thức xử phạt nghiêm minh
Ở Úc (đứng thứ 7 về chỉ số khởi sự kinh doanh), các doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký mã số kinh doanh (ABN) với Cơ quan thuế (ATO). Đây là thủ tục bắt buộc theo quy định của Luật Định giá thuế thu nhập 1936 và Luật Hệ thống thuế mới (Thuế hàng hóa và dịch vụ) 1999. Công ty có doanh thu hàng năm từ AUD$75,000 AUD$ trở lên phải đăng ký mã số kinh doanh ABN. Nếu không đăng ký, thuế hàng hóa dịch vụ sẽ bị áp dụng lên tổng doanh thu của công ty kể từ ngày yêu cầu đăng ký – kể cả khi giá bán của bất kỳ loại hàng hóa dịch vụ nào không đạt mức bắt buộc phải nộp thuế.
Ngoài ra, công ty có thể chịu phạt và bị tính lãi đối với các khoản thanh toán quá hạn.
Tại New Zealand, theo Khoản 12, Điều 214 Bộ luật Công ty 1993, hààng năm, tất cả các công ty đã được thành lập tại nước này có trách nhiệm nộp Báo cáo cập nhật thường niên về tình trạng pháp lý (Annual Return) cho cơ quan đăng ký kinh doanh New Zealand để xác nhận các thông tin đăng ký kinh doanh hiện tại cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Báo cáo này cần được nộp trong tháng “sinh nhật của công ty” (tức là công ty có 1 tháng tính từ ngày được cấp đăng ký công ty để làm báo cáo và nộp cho cơ quan đăng ký, việc này bắt đầu từ năm thứ 2 tính từ thời điểm thành lập). Việc nộp báo cáo này sẽ bao gồm cả việc nộp phí 45$. Nếu nộp chậm báo cáo sẽ bị phạt và nếu không nộp báo cáo; cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền kiểm tra; và thu hồi giấy phép kinh doanh của công ty đó.
III. Giải pháp tăng xếp hạng chỉ số ở Việt Nam
Nước ta đang trên tiến trình hội nhập kinh tế và mở cửa thị trường sâu rộng. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tăng cường tính cạnh tranh của quốc gia; thông qua việc tạo một môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi để thu hút đầu tư; huy động tối đa mọi nguồn lực của người dân tham gia vào nền kinh tế.
Từ kinh nghiệm quốc tế có thể thấy muốn cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh; phải thay đổi nhận thức của các cơ quan công quyền về vai trò; và chức năng của nhà nước từ quản lý sang hỗ trợ; và phục vụ, đồng thời, để hiện thực hóa quy định; của Hiến pháp: “mọi người có quyền tự do kinh doanh; trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”; đòi hỏi phải có sự quyết tâm và chỉ đạo mạnh mẽ; của Chính phủ trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính:
Thứ nhất, đẩy mạnh thực hiện liên thông các quy trình; trong thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp; thống nhất một cơ quan đầu mối tiếp nhận và trả hồ sơ các thủ tục; liên quan đến khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp; theo mô hình một cửa trong đó quy định cụ thể, rõ ràng; về quy trình, thủ tục; và phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan
Góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người dân; được thụ hưởng dịch vụ liên thông có chất lượng, tránh yêu cầu trùng lặp; về thông tin và hạn chế hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực cũng; như tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Luật Doanh nghiệp 2014 vừa được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014; trong đó đã có nhiều thay đổi căn bản. Một số thay đổi sẽ giúp cho các bước khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp; tại Việt Nam rút ngắn đáng kể như quy định về liên thông trong thủ tục đăng ký kinh doanh; đăng ký thuế, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội; đơn giản hóa quy định về quản lý và sử dụng con dấu; với quan điểm coi con dấu chỉ là dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng, nội dung của con dấu. Con dấu chỉ phải sử dụng trong trường hợp theo quy định của pháp luật; hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu
Việc triển khai các quy định này dự kiến sẽ giảm được 50% số thủ tục; và thời gian khởi sự doanh nghiệp (còn 4 thủ tục và 14 ngày).
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; và nâng cao năng lực của cán bộlàm đăng ký kinh doanh.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin; trong thực hiện các thủ tục khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp cần được đẩy mạnh và chú trọng hơn nữa.
Thực tế đã cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước; về đăng ký doanh nghiệp đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực như; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian; và chi phí cho người dân, đồng thời giảm tải được khối lượng lớn công việc; cho các cán bộ đăng ký kinh doanh. Trong thời gian tới, một số giải pháp mà Bộ Kế hoạch & vàĐầu tư sẽ triển khai như:
– Phối hợp với Tổng cục Thuế – Bộ Tài chính xây dựng cơ chế cấp; Mã số doanh nghiệp tự động; để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ ĐKDN còn tối đa 03 ngày;
– Nghiên cứu, hoàn thiện các ứng dụng, dịch vụ trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng; cũng như hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước;
– Tiếp tục mở rộng và nâng cấp Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Hệ thống TTĐKDNQG, cho phép tất cả các loại hình tổ chức kinh tế thực hiện; đăng ký thông qua Hệ thống;
– Xây dựng Bộ chỉ số nhằm giám sát, đánh giá chất lượng; cán bộ đăng ký kinh doanh tại từng địa phương;
– Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; và đạo đức công vụ của cán bộlàm đăng ký kinh doanh.
Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc công khai hóa thông tin về doanh nghiệp; thông qua việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp; trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc giaTTĐKDNQG
Tăng cường công tác truyền thông qua Cổng TTĐKDNQG Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; các đơn vị báo chí, đài phát thanh, truyền hình về các đổi mới; của công tác đăng ký kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phương thức đăng ký doanh nghiệp; qua mạng điện tử để giúp giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; và cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ tư, các cơ quan chức năng cũng cần tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
Xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thành lập; tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp; trong đó đưa ra các chế tài và hình thức xử phạt nghiêm minh để răn đe; loại bỏ các hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật trong kinh doanh. Bên cạnh đó, người dân và doanh nghiệp; khi tham gia vào thị trường cũng cần tìm hiểu và nghiêm túc tuân thủ pháp luật, góp phần; tạo một môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi và bình đẳng.