Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với dịch Covid-19

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với dịch Covid-19

Trong bối cảnh khó khăn chung của toàn cầu trước sự hoành hành của đại dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệpViệt Nam cũng chịu những tác động hết sức tiêu cực, nặng nề. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì nhiều chính sách, giải pháp đã được các Bộ, ngành nghiên cứu ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đã được ban hành hoặc nghiên cứu ban hành

Với thông điệp “Chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thời gian qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các cấp, các ngành, các địa phương đã được triển khai quyết liệt và đã đạt những kết quả đáng khích lệ, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao. Song song với nhiệm vụ chống dịch, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để vượt qua khó khăn, ổn định và khôi phục sản xuất.

Ngay từ khi dịch Covid-19 mới ảnh hưởng tới Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều hoạt động nắm bắt khó khăn, đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, trên cơ sở đó phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Chỉ thị ban hành 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, gồm:

(i) Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử; (ii) Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; (iii) Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu; (iv) Khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không; (v) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh; (vi) Tập trung xử lý vướng mắc về lao động; (vii) Đẩy mạnh thông tin truyền thông.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhiều chính sách quan trọng đã được các Bộ, ngành nghiên cứu ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền kịp thời ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể như sau:

Hỗ trợ giảm chi phí sản xuất kinh doanh:

Các chính sách về giảm chi phí đầu vào đã được đề xuất như kiến nghị giảm giá điện của Bộ Công thương để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh cho 02 nhóm khách hàng sản xuất và du lịch. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) miễn, giảm giá nhiều dịch vụ hàng không cho tất cả các hãng hàng không.

Tập trung tái cấu trúc nghiệp vụ các thủ tục hành chính cấp độ 3, 4 tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng cắt giảm mạnh chi phí để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Ban hành Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài…

Về hỗ trợ tín dụng và điều hành tỷ giá:

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ. Ngoài ra còn ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 …

Về hỗ trợ DN thông qua nhóm chính sách tài khóa bao gồm:

Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất có hiệu lực kể từ ngày ban hành và được áp dụng rộng rãi cho hầu hết doanh  nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19. Bổ sung Dự án Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2020.

Về hỗ trợ người dân, người lao động, hộ kinh doanh:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP hỗ trợ trực tiếp cho người dân, người lao động, hộ kinh doanh gặp khó khăn do Covid-19 với tổng kinh phí khoảng 62.000 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ được áp dụng cho nhiều đối tượng người lao động, hộ kinh doanh cá thể, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính, người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo…Bên cạnh đó còn một số chính sách về tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường; hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại áp dụng ngay các hình thức xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số, môi trường thương mại điện tử…

 Đánh giá từ phía doanh nghiệp về tình hình triển khai các giải pháp

Theo kết quả khảo sát trong tháng 4 vừa qua của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đa số các doanh nghiệp đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ; khi đã kịp thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ để giúp doanh nghiệp; vượt qua giai đoạn khó khăn. Có 88% doanh nghiệp đánh giá các nhóm giải pháp; Chính phủ ban hành vừa qua theo Chỉ thị số 11/CT-TTg là phù hợp.

Trong đó, giải pháp “Không điều chỉnh tăng giá trong quý I, quý II năm 2020; đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất do nhà nước kiểm soát giá”; và giải pháp “Miễn, giãn, giảm lãi suất vay, phí ngân hàng” được nhiều doanh nghiệp ủng hộ nhất; điểm trung bình đạt 1,47 điểm và 1,48 điểm (thang điểm chấm từ 1-5; trong đó điểm 1 là mức phù hợp nhất). Đây cũng là hai giải pháp có tỷ lệ doanh nghiệp ủng hộ cao nhất; với 87,4% và 87,0% doanh nghiệp đánh giá tích cực về các giải pháp. Giải pháp về “Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất” cũng được đánh giá khá cao; với 1,54 điểm và được 84,9% doanh nghiệp đánh giá tích cực.

Giải pháp “Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn”; và “Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản nợ” đạt 1,61 điểm và 1,62 điểm; với 83,0% doanh nghiệp ủng hộ.

Các giải pháp còn lại đạt số điểm và tỷ lệ đánh giá tích cực lần lượt như sau; “Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử”: 1,75 điểm và 78,0%; “Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn”: 1,80 điểm và 76,7%; “Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và tìm thị trường mới”: 1,85 điểm và 75,2%; “Giảm thủ tục hành chính và chi phí logistics”: 1,89 điểm và 73,5%.

Mặc dù các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ ban hành vừa qua; được đánh giá là rất phù hợp với kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp; quá trình thực thi các giải pháp hỗ trợ còn khá nhiều hạn chế, bất cập:

Tại thời điểm khảo sát (từ 10/4/2020 đến 20/4/2020); mới chỉ có 2,9% số doanh nghiệp chính thức nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách; 21,2% doanh nghiệp đã biết tới Chỉ thị và đã được hướng dẫn nhưng chưa tiến hành thực hiện; 64,6% doanh nghiệp đã biết tới các chính sách hỗ trợ nhưng chưa biết đầu mối để tiếp cận; 11,4% doanh nghiệp chưa biết tới các chính sách này.

Theo quy mô, nhóm doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ; có tỷ lệ doanh nghiệp không biết đến Chỉ thị 11/CT-TTg cao nhất với 12,6%; tiếp đến là nhóm doanh nghiệp nhỏ với 10,2%; doanh nghiệp vừa với 9,5% và doanh nghiệp lớn với 8,8%. Nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ có tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận; được chính sách hỗ trợ thấp nhất với tỷ lệ doanh nghiệp; đã được tiếp nhận chính sách hỗ trợ theo Chỉ thị 11/CT-TTg chỉ đạt 2,1%; tiếp đến là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt tỷ lệ lần lượt là 2,9% và 4,8%; nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn có tỷ lệ doanh nghiệp; đã được tiếp nhận chính sách hỗ trợ theo Chỉ thị 11/CT-TTg đạt tỷ lệ cao nhất với 8,7%.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang