Dịch Vụ Thành Lập Chi Nhánh Công Ty Tại Bình Dương

dịch vụ thành lập công ty chi nhánh tại bình dương

Thành lập chi nhánh để làm gì? Để mở rộng việc kinh doanh thì việc thành lập chi nhánh là việc doanh nghiệp sẽ nghĩ tới. Việc thành lập chi nhánh công ty để được thuận lợi về sau cần một số hiểu biết luật thuế và luật doanh nghiệp nhất định. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp VNCOUNT tư vấn toàn diện giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình khi mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.

1. Dịch Vụ Và Quy Trình Thành Lập Chi Nhánh Giá Rẻ Của Doanh Nghiệp Ở VNCOUNT

  1. Khách hàng ứng 50% giá trị dịch vụ
  2. Cung cấp mã số thuế doanh nghiệp công ty chính và chứng minh nhân dân (hộ chiếu) của giám đốc hoặc của người quản lý chi nhánh
  3. VNCOUNT soạn hồ sơ gửi mail cho doanh nghiệp
  4. Doanh nghiệp ký tên, đóng dấu và gửi lại VNCOUNT
  5. VNCOUNT nộp và nhận kết quả
  6. Bàn giao cho doanh nghiệp

2. Phí thành lập chi nhánh của VNCOUNT trọn gói:

  • 1.500.000 (Không phát sinh đã bao gồm lệ phí nhà nước)

3. Khách hàng làm gì và cung cấp gì cho VNCOUNT khi thành lập chi nhánh?

Khách hàng chỉ cần cung cấp cho VNCOUNT giấy CMND hoặc căn cước công dân (CCCD) hay hộ chiếu. Phần còn lại VNCOUNT sẽ thực hiện hoàn toàn

4. Thời gian hoàn thành việc thành lập chi nhánh cho công ty

3 – 7 ngày làm việc (Chúng tôi luôn cố gắng soạn và gửi hồ sơ nhanh nhất cho doanh nghiệp)
Thủ tục, các bước xin giấy phép thành lập chi nhánh công ty TNHH một thành viên (TNHH MTV) hoặc Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

5. Thành lập chi nhánh mới của công ty bao gồm hồ sơ:

+ Quyết định thành lập chi nhánh của chủ sở hữu (doanh nghiệp)

+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người quản lý chi nhánh (đứng tên trên giấy phép chi nhánh)

Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu thông ty thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT

6. Nơi nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ như trên Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh, Thành Phố. Nếu ở TP. HCM thì nộp hồ sơ tại số  32 Lê Thánh Tôn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc nộp qua mạng trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiêp nhận Giấy biên nhận đã nhận hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh

  • Nhận thông báo trả kết quả hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đúng hoặc chưa đầy đủ
  • Đóng lệ phí bố cáo thành lập chi nhánh mới
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh công ty

7. Thành lập chi nhánh công ty đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần

Quy trình tương tự như trên. Tuy nhiên doanh nghiệp bổ sung thêm Biên bản họp của hội đồng thành viên hoặc hội đồng cổ đông

8. Thành lập chi nhánh cùng tỉnh có khác thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh?

Giống nhau: hồ sơ thủ tục khi đăng ký kinh doanh trên sở kế hoạch đầu tư và nộp lệ phí môn bài tại nơi (tỉnh) thành lập chi nhánh

Khác nhau: thủ tục về thuế và sử dụng con dấu

Chi nhánh hạch toán độc lập

  • Con dấu: Sử dụng con dấu riêng và kê khai thuế, quyết toán thuế, lập báo cáo tài chính riêng cho chi nhánh

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

  • Con dấu: không có con dấu và thủ tục thuế do công ty chính kê khai

9. Thành lập chi nhánh có cần vốn điều lệ không?

Chi nhánh là một bộ phận của công ty dù là độc lập hay phụ thuộc và hoạt động dựa trên sự ủy quyền, vốn do công ty chủ quản cung cấp vì vậy khi thành lập chi nhánh không cần vốn điều lệ.

10. Lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty

  • Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống theo luật định là kinh doanh độc lập. Việc thành lập dù cùng tỉnh nhưng khác quận huyện thì vẫn phải kê khai nộp thuế như một công ty độc lập. Đây là trường hợp rất dễ sai sót nên doanh nghiệp cần lưu ý.

11. Luật quy định thành lập chi nhánh công ty (doanh nghiệp)

  • Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2015
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật doanh nghiệp về Đăng ký kinh doanh; có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 2015;
  • Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp; có hiệu lực ngày 15 tháng 01 năm 2016;
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 8/12/2015
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg: Quyết định ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  • Nghị định số 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Công ty nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực ngày 10/03/2016
5/5 - (2 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (2 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!