Dịch Vụ Kế Toán – Dịch Vụ Báo Cáo Thuế Hàng Quý/Tháng

dịch vụ kế toán dịch vụ báo cáo thuế hàng quý hàng tháng

Kế toán Thuế là kế toán phụ trách việc kê khai những vấn đề liên quan đến thuế cho Doanh nghiệp. Nhiệm vụ này bao gồm rất nhiều các công việc cần phải được thực hiện do đó đòi hỏi người kế toán không những có trình độ chuyên môn vững vàng mà còn phải nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống phát sinh. Nếu Doanh nghiệp của bạn vừa thành lập hay kế toán công ty bạn đang gặp nhiều khó khăn trong việc kế toán thuế. Đừng lo lắng! Hãy đến với VNCOUNT- Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kế toán Thuế toàn quốc trọn gói, chuyên nghiệp với mức giá hấp dẫn nhất.

1. Khái niệm về Kế toán Thuế

Là một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong Doanh nghiệp nào đã được Giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động. Nhiệm vụ chính của người kế toán Thuế là việc xác định cơ sở để tính Thuế và Thực hiện nghĩa vụ nộp Thuế của Doanh nghiệp cho nhà nước. Hôm nay, tại bài viết này, VNCOUNT sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất liên quan đến vấn đề Kế toán Thuế.

2. Chức năng và nhiệm vụ của Kế toán Thuế

Kế toán Thuế là một hoạt động diễn ra xuyên suốt từ quá trình thành lập đến các hoạt động Sản xuất kinh doanh của hầu hết mọi Doanh nghiệp. Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp việc đầu tiên bạn phải thực hiện là kê khai và nộp lệ phí môn bài, trong quá trình hoạt động Kế toán Thuế sẽ có những nhiệm vụ cơ bản như sau:

  • Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của doanh nghiệp để theo dõi và hạch toán
  • Lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và nộp thuế cho công ty
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cuối năm, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có vấn đề phát sinh
  • Kiểm tra đối chiếu hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra từng cơ sở
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ
  • Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty
  • Đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán
  • Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh
  • Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất
  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào
  • Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế
  • Cập nhật kịp thời các thông tin về luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của luật thuế có liên quan đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty để cơ sở biết thực hiện
  • Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng thu nhập doanh nghiêp, nộp ngân sách
  • Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn
  • Hằng tháng, quý năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ

Và các công việc khác có liên quan đến kế toán thuế của doanh nghiệp

3. Những công việc thực tế của một Kế toán Thuế

3.1. Công việc hằng ngày

Thu thập, sắp xếp, xử lý, lưu trữ hoa đơn chứng từ liên quan đến Hoạt động của Doanh nghiệp

Thu thập

  • Đối với những hóa đơn được sử dụng trong Doanh nghiệp có hai loại hóa đơn cơ bản là hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào.
  • Hóa đơn đầu ra là hóa đơn được lập ra khi Doanh nghiệp tiến hành hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ
  • Hóa đơn đơn đầu vào là những hóa đơn khu Doanh nghiệp của Bạn mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp mình
  • Nhiệm vụ của Kế toán là phải tập hợp đầy đủ những hóa đơn này để làm căn cứ kê khai – hoạch toán Thuế.

Xử lý

Đối với những hoạt động Doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước được hưởng những ưu đãi về Thuế như: khấu trừ Thuế hay chi phí được miễn giảm khi tính thuế thu nhập Doanh nghiệp,.. Do đó, việc xử lý Thuế là một nghiệp vụ đòi hỏi người Kế toán phải nhạy bén trong việc xử lý các hóa đơn sao cho Hợp lý, Hợp lệ và Hợp pháp để tối ưu hóa lợi ích cho Doanh nghiệp và vẫn đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật

Vậy như thế nào là một hóa đơn Hợp lệ – Hợp lý – Hợp pháp?

Tính Hợp lý

Những nội dung được đề cập trong hóa đơn là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải phản ánh hoạt động liên quan và/hoặc phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp

Tính Hợp lệ

Về mặt nội dung những hóa đơn chứng từ phải được điền đầy đủ thông tin, chi tiết, rõ ràng. Về mặt hình thức của những hóa đơn phải nguyên vẹn, không tẩy xóa hoặc rách nát, không được sử dụng bút màu đỏ khi viết hóa đơn

Tính Hợp pháp

Hóa đơn phải tuân thủ theo Hóa đơn hợp lệ của Bộ tài chính bạn hàng (tại Thông tư 39/2014/TT-BTC). Đối với những hóa đơn đặt in, để đảm bảo tính hợp pháp Doanh nghiệp cần phải tiến hành thông báo với cơ quan chức năng về quản lý Thuế Doanh nghiệp trước khi sử dụng

Sắp xếp

Mỗi người kế toán của mỗi Doanh nghiệp khác nhau có thể có những cách sắp xếp Hóa đơn không giống nhau, tuy nhiên một nguyên tắc nhằm đảm bảo tính thống nhất chung đó là những hóa đơn đó phải được sắp xếp theo thứ trình tự thời gian. Doanh ghiệp của bạn có thể phân chia hóa đơn theo hóa đơn đầu ra hoặc hóa đơn đầu tuy nhiên nguyên tắc về trình tự thời gian là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất mà bạn cần phải tuân thủ

Lưu trữ

Việc lưu trữ hóa đơn là một trong những nhiệm vụ cần thiết để thực hiện quá trình đối chiếu so sánh nếu xảy ra những trường hợp yêu cầu cần phải sử dụng lại bản gốc của Hóa đơn. Đối với những hóa đơn thông thường sẽ được lưu trữ trong vòng 10 năm, đối với các loại phiếu chi, thu khác sẽ thường được lưu trữ trong vòng 5 năm,..

3.2. Công việc hàng tháng: Kê khai những loại báo cáo Thuế hàng tháng

Về thời gian tiến hành

Việc kê khai những loại thuế hằng tháng sẽ thường được Kế toán thuế thực hiện vào cuối tháng hoặc đầu tháng tiếp theo

Về nhiệm vụ cơ bản

Kế toán thuế sẽ xác định những loại Thuế theo tháng mà Doanh nghiệp bạn cần phải đóng, những loại thuế đó có thể bao gồm những loại Thuế sau:

  • Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo mẫu số 01A/TNDN (đối với Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách hóa đơn và xác định được chi phí thực phát sinh của kỳ tính thuế.)
  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo theo mẫu số 01B/TNDN. (Nếu doanh nghiệp không xác định được chi phí phát sinh thực tế)
  • Đối với Thuế giá trị gia tăng

Đối với Thuế giá trị gia tăng hồ sơ sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

A. Báo cáo thuế kê khai thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ như sau:

  • Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT.
  • Bảng kê các hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT.
  • Bảng kê các hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT.
  • Các loại phụ lục khác (nếu có).

B. Báo cáo thuế kê khai thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp:

  • Trực tiếp theo GTGT: Thực hiện làm tờ khai thuế GTGT theo yêu cầu của mẫu số 03/GTGT.
  • Trực tiếp theo doanh thu: Thực hiện làm tờ khai thuế GTGT theo yêu cầu của mẫu số 04/GTGT.
  • Bảng kê các hóa đơn hàng hóa và dịch vụ bán ra theo mẫu số 04-1/GTGT.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc hoạt động dưới 12 tháng)

Căn cứ để thực hiện

Việc kê khai này dựa trên những hóa đơn chúng ta đã thu thập, sắp xếp ở mục 3.1.

Lưu ý

Kế toán sẽ kê khai những hóa đơn “đúng” ở đây được hiểu là những hóa đơn hợp lý-hợp lệ- hợp pháp để tiến hành việc kê khai. Đối với những hóa đơn có thể phát sinh những vấn đề đối với Doanh nghiệp, kế toán cần cân nhắc xử lý một cách thận trọng trước khi đưa vào kê khai thuế

3.3. Kê khai thuế hàng quý: Làm báo cáo thuế theo quý

  • Đối với việc kê khai thuế theo quý, Kế toán sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ thủ tục như sau để phục vụ cho quá trình kê khai thuế, cụ thể như sau:
    • Lập bảng kê Báo cáo tình hình hình sử dụng Hóa đơn theo quý
    • Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế Thu nhập Doanh nghiệp theo quý
    • Lập tờ khai Thuế Giá trị gia tăng (nếu có)
    • Lập tờ khái thuế Thu nhật Doanh nghiệp (nếu có)
  • Lưu ý: Thời gian nộp báo cáo Thuế Quý là ngày 30 của tháng đầu tiên của Quý tiếp theo

3.4. Kế toán thuế Hàng năm

Đối với việc kế toán Thuế hằng năm sẽ có hai giai đoạn quan trọng bạn cần ghi nhớ đó là thời điểm đầu năm và thời điểm cuối năm

Đầu năm

Bạn cần lưu ý Nộp Thuế môn bài đúng và đủ theo quy định của Pháp luật để tránh bị xử phạt một cách đáng tiếc

Cuối năm

  • Bạn cần thực hiện những nhiệm vụ quan trọng sau đây:
    • Quyết toán Thuế Thu nhập Doanh nghiệp
    • Quyết toán Thuế thu nhập cá nhân
    • Lập báo cáo tài chính bao gồm:
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh Báo cáo tài chính
  • Bảng cân đối số phát sinh Tài khoản

4. Những lưu ý trong quá trình báo cáo Thuế

  • Hãy sắp xếp các hóa đơn bán ra theo trình tự và theo quy trình ngày tháng.
  • Khi thực hiện hạch toán vào phần mềm kế toán thì phải phân biệt rõ đâu là hàng hóa, đâu là nguyên vật liệu hay tài sản và dụng cụ công cụ.
  • Khi thực hiện lưu trữ hóa đơn hay chứng từ thì nên phô-tô thêm một số bản phòng tránh bị mất không đối chứng.
  • Kê khai hàng tháng một cách cẩn thận và cần kiểm tra lại.
  • Hàng tháng nên thực hiện hạch toán trên phần mềm kế toán và thực hiện chỉnh sửa trước khi cho ra dữ liệu và tiến hành nộp tờ khai.
  • Xử lý tất cả các các vấn đề có liên quan đến tài khoản trong khi cân đối kế toán.
  • Quyết toán phần thuế TNDN trước để có thể so sánh với chênh lệch số liệu thuế TNDN. Qua đó tạo bút toán để xử lý phần chênh lệch thuế TNDN rồi mới kết chuyển lại và lập Báo cáo tài chính.
  • Hàng tháng nên thực hiện cân đối mọi vấn đề liên quan như: Thuế, các chi phí và lợi nhuận,… để đến cuối năm không bị quá tải trong việc lập báo cáo tài chính.

5. VNCOUNT sẽ hỗ trợ bạn những vấn đề gì?

Tư vấn về chính sách thuế

  • Kê khai thuế – nộp thuế – hoàn thuế – quyết toán thuế – miễn giảm thuế – hóa đơn – chứng từ – khiếu nại – tố cáo – thanh tra kiểm tra – xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế
  • Những sai sót thường gặp cần tránh
  • Tư vấn, soạn hồ sơ theo mẫu của cơ quan thuế
  • Đứng tên kế toán trưởng, mua hóa đơn, sổ sách kế toán
  • Gặp gỡ và giải trình hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế
  • Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng.
  • Báo cáo hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
  • Báo cáo hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • In báo cáo mang đến tận nơi doanh nghiệp ký và nộp tại chi cục thuế Quận/Huyện.
  • Thông báo số thuế GTGT phải nộp trong kỳ cho doanh nghiệp.
  • Cân đối, kiểm tra chứng từ hóa đơn mua vào – bán ra.

Tư vấn thực hiện dịch vụ – Viết sổ tay kế toán và quyết toán thu

  • Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán bàng phần mềm kế toán
  • Giải quyết vướng mắc phát sinh, tổ chứng lưu trưc chứng từ
  • Báo cáo xuất nhập tồn kho, vật tư, hàng hóa, sản phẩm
  • Khấu hao tài sản cố định năm. Lập bảng lương
  • Bảng cân đối kế toán. Kết quả kinh doanh tháng/quý/năm
  • Báo cáo lưu chuyển tiền (trực tiếp – gián tiếp)
  • Lập báo cáo tài chính cuối năm – Quyết toán thuế TNDN

6. VNCOUNT là gì và Có gì?

Dịch vụ kế toán thuế giá rẻ

  • Với đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong việc kế toán Thuế VNCOUNT- Tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc hỗ trợ chuẩn bị thủ tục và xin cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, cung cấp các hoạt động kế toán Thuế trọn gói trên phạm vi toàn quốc. VNCOUNT sẽ không nhận thực hiện những công việc nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn thực hiện đúng và đầy đủ cho quý khách
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). VNCOUNT có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, đối với những giấy tờ phức tạp và đòi hỏi nhiều Chuyên môn VNCOUNT sẽ thay mặt quý khách soạn thảo
  • Luôn hướng dẫn set up và solve đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho mọi khách hàng.

7. Bảng giá dịch vụ kế toán thuế của VNCOUNT

Mô tả dịch vụ Loại Hình Doanh thu Hóa đơn Phí dịch vụ
 

 

I. Lập và gửi báo cáo thuế hàng quý:
– Lập và gửi tờ thuế GTGT hàng tháng/quý
– Lập và gửi tình hình sử dụng hóa đơn tháng/quý (BC26)
– Lập và gửi tờ khai thuế TNCN Tạm tính tháng/quý

 

II. Thực hiện sổ sách kế toán hàng tháng

 

 

 

III. Thực hiện quyết toán thuế hàng năm

– Quyết toán thuế TNCN
– Quyết toán thuế TNDN
– Lập báo cáo tài chính năm: bảng cân đối kế toán,kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC
Và tư vấn theo thông tư, nghị định và luật thuế mới
– Giá dịch vụ chưa bao gồm 10% VAT

 

DỊCH VỤ Không phát sinh 0,3 triệu
100 triệu 20 tờ 0,8 triệu
Trên 100 – 300 triệu 30 tờ 1,2 triệu
Trên 300 – 500 triệu 50 tờ 1,6 triệu
Trên 500 – 1 tỷ  2,0 triệu
Trên 1 tỷ Thỏa thuận
SẢN XUẤT Không phát sinh 0,3 triệu
100 triệu 20 tờ 1 triệu
Trên 100 – 300 triệu 30 tờ 1,5 triệu
Trên 300 – 500 triệu 50 tờ 2,0 triệu
Trên 500 – 1 tỷ 2,5 triệu
Trên 1 tỷ  Thỏa thuận
THƯƠNG MẠI Không phát sinh 0,3 triệu
 100 triệu 20 tờ 1 triệu
Trên 100 – 300 triệu 30 tờ 1,5 triệu
 Trên 300 – 500 triệu 50 tờ 2,0 triệu
Trên 500 – 1 tỷ 2,5 triệu
Trên 1 tỷ Thỏa thuận
5/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang