Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 3 và quý I năm 2020, Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng 3 năm nay đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề.
1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 03 năm 2020
Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng 3 năm nay đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong tháng 03/2020, số doanh nghiệp thành lập mới là 12.272 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 131.374 tỷ đồng, giảm 1,6% về số doanh nghiệp và chỉ tăng 2,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. So sánh với tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của tháng 03 năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 (tăng đến 54,3% về số doanh nghiệp và 57,9% về số vốn đăng ký), cho thấy tinh thần khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp thời điểm này đã và đang bị ảnh hưởng đáng kể.
Bên cạnh đó, các số liệu khác về tình hình đăng ký kinh doanh trong tháng 3/2020 cho thấy sự ảnh hưởng rõ nét, cụ thể:
Số lao động đăng ký của các thành lập doanh nghiệp mới trong tháng 03/2020 là 86.184 người, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2019, đối nghịch với mức tăng đột biến gần 123% của tháng 3/2019 so với cùng kỳ năm 2018.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 03/2020 là 3.423 doanh nghiệp, giảm 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tỷ lệ này trong tháng 3/2019 tăng đến 170,8% so với tháng 3/2018.
– Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường:
Tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong tháng 3/2020 là 6.553 doanh nghiệp, tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2019, bao gồm:
– 2.452 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 78,6% so với cùng kỳ năm 2019.
– 2.785 doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể, tăng 48,0% so với cùng kỳ năm 2019.
– 1.316 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 2019.
– Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký:
Số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trong tháng 03/2020 là 5.918 doanh nghiệp, tăng 59,9% so với cùng kỳ năm 2019.
2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp Quý I/2020 (Đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2020)
2.1. Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường
Các số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp Quý I/2020 cho thấy, những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Thể hiện ở mức gia tăng thấp của số doanh nghiệp thành lập mới, việc giảm sút về số vốn bổ sung hoặc cam kết đưa vào kinh doanh, quy mô doanh nghiệp và sự gia tăng mạnh mẽ của số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong ngắn hạn.
a) Tình hình doanh nghiệp thành lập mới
Với những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 gây ra cùng với tác động cộng hưởng từ những yếu tố khác, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2020 có xu hướng chững lại, tỷ lệ gia tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước.
Cụ thể, cả nước có 29.711 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của Quý I giai đoạn từ 2015-2019 (so với mức tăng trung bình là 10,9%). Điều này cho thấy những ảnh hưởng đang ngày một rõ rệt của dịch viêm phổi cấp Covid-19 đến tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước.
Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong Quý I năm 2020 đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong Quý I năm 2020 là 903.788 tỷ đồng (giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2019), bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 351.369 tỷ đồng (giảm 6,4%) và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp là 552.419 tỷ đồng (giảm 23,5%) với 9.060 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn.
Tổng lượng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động giảm mạnh (23,5%) so với cùng kỳ năm trước cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng lớn bởi tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp đang e ngại trong việc đầu tư thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2020 là 243.711 lao động, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm 2019.
– Phân theo lĩnh vực hoạt động:
Số lượng doanh nghiệp thành lập mới vẫn tập trung chủ yếu ở các ngành: Bán buôn; bán lẻ; sữa chữa ô tô, xe máy với 10.015 doanh nghiệp (chiếm 33,7%) và số vốn đăng ký là 49.634 tỷ đồng (chiếm 10,0%); tiếp đến là ngành Xây dựng có 3.941 doanh nghiệp (chiếm 13,3%) với số vốn đăng ký là 50.518 tỷ đồng (chiếm 10,2%); ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có 3.685 doanh nghiệp (chiếm 12,4%) với số vốn đăng ký là 33.133 tỷ đồng (chiếm 6,7%).
Có 11 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, các ngành có tỷ lệ tăng cao nhất là: Sản xuất, phân phối điện, nước, gas (tăng 39,8%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (tăng17,5%); Thông tin và truyền thông (tăng 15,5%) và Khai khoáng (tăng 11,7%).
Có 06 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt là các ngành: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 22,5%); Hoạt động dịch vụ khác (giảm 12,2%) và Kinh doanh bất động sản (giảm 11,9%). Đây là những ngành được xem là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp.
– Phân theo địa bàn:
Khu vực Đông Nam Bộ có số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất với 12.480 doanh nghiệp (chiếm 42,0% cả nước) và số vốn đăng ký là 152.981 tỷ đồng (chiếm 30,9% cả nước), tăng 5,5% về số doanh nghiệp và giảm 26,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh, có 9.477 doanh nghiệp (chiếm 75,9% của khu vực và chiếm 31,9% cả nước) với số vốn đăng ký là 125.090 tỷ đồng (chiếm 81,8% của khu vực và chiếm 25,3% cả nước), tăng 4,4% về số doanh nghiệp và giảm 30,7% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019.
Tiếp đó là Đồng bằng Sông Hồng với 8.956 doanh nghiệp (chiếm 30,1% cả nước) và số vốn đăng ký là 131.045 tỷ đồng (chiếm 26,5% cả nước), tăng 3,9% về số doanh nghiệp và tăng 52,9% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Thủ đô Hà Nội có 5.857 doanh nghiệp (chiếm 65,4% của khu vực và chiếm 19,7% cả nước) với số vốn đăng ký là 105.326 tỷ đồng (chiếm 38,3% của khu vực và chiếm 30,0% cả nước), tăng 5,02% về số doanh nghiệp và tăng 109,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019.
Trung du và miền núi phía Bắc có sự gia tăng mạnh mẽ nhất về số lượng doanh nghiệp thành lập mới với 1.260 doanh nghiệp (chiếm 4,2% cả nước), tăng 17,3% và số vốn đạt 12.039 tỷ đồng (chiếm 2,4%), giảm 23,0% so với cùng kỳ năm ngoái.
– Phân theo quy mô vốn:
Doanh nghiệp thành lập mới tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng với 26.756 doanh nghiệp (chiếm 90,1%, tăng 5,5% so với cùng kỳ 2019). Một điểm đáng chú ý là số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở quy mô vốn trên 50 tỷ đồng đang có sự giảm sút, cụ thể: Số doanh nghiệp đăng ký thành lập ở quy mô từ 50 – 100 tỷ đồng là 335 doanh nghiệp (chiếm 1,1%, giảm 12,5% so với cùng kỳ 2019) và số doanh nghiệp đăng ký thành lập ở quy mô trên 100 tỷ đồng là 334 doanh nghiệp (chiếm 1,1%, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2019).
b) Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong Quý I/2020 là 14.810 doanh nghiệp, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tỷ lệ này của Quý I/2019 so với Quý I/2018 tăng đến 78,1%. Đây là điều đáng lo ngại bởi theo ghi nhận hàng năm thì khoảng thời gian Quý I thường là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một năm tài chính mới, do đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thời gian này sẽ nhiều nhất. Tuy nhiên, do dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nên doanh nghiệp vẫn đang chần chừ, nghe ngóng thông tin để có phương án tối ưu nhất.
Số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động trong Quý I/2020 tập trung chủ yếu ở các ngành: Bán buôn, bán lẻ có 5.405 doanh nghiệp (chiếm 33,7%); Xây dựng có 2.291 doanh nghiệp (chiếm 13,3%); Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.794 doanh nghiệp (chiếm 12,4%).
2.2. Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (Đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2020)
Tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay, đó là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này. Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.
Trong Quý I/2020, có 34.889 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2,0% so với cùng kỳ 2019), bao gồm: 18.596 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26,0%), 12.178 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 20,6%), 4.115 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%). Trung bình mỗi tháng có 11.630 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
a) Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (Đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2020)
Theo dữ liệu lịch sử thì tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của Quý I hàng năm trong giai đoạn 2015-2019 không có sự đột biến với mức trung bình khoảng 20%. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn Quý I/2020 là 18.596 doanh nghiệp, tăng 26,0% với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong Quý I giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
Một điểm đáng lưu ý là so với cùng kỳ năm 2019, số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh ở 15/17 lĩnh vực, bao gồm:
(1) Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; (2) Công nghiệp chế biến, chế tạo; (3) Dịch vụ lưu trú và ăn uống; (4) Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác; (5) Giáo dục và đào tạo; (6) Hoạt động dịch vụ khác; (7) Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác; (8) Kinh doanh bất động sản; (9) Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; (10) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; (11) Sản xuất phân phối, điện, nước, gas; (12) Thông tin và truyền thông; (13) Vận tải kho bãi; (14) Xây dựng; (15) Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.
Trong đó, một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất là (Đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2020):
Kinh doanh bất động sản (493 doanh nghiệp, tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (có 135 doanh nghiệp, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2019); Dịch vụ việc làm; du lịch (có 1.037 doanh nghiệp, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2019); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (có 936 doanh nghiệp, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019); Vận tải kho bãi (có 1.129 doanh nghiệp, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019); Giáo dục và đào tạo (có 305 doanh nghiệp, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2019). Đây là các lĩnh vực ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh.
Phân theo địa bàn, tất cả các vùng lãnh thổ đều tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Đồng bằng Sông Hồng có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh cao nhất với 6.448 doanh nghiệp (chiếm 34,7% cả nước), tăng 29,6%; tiếp đến là Đông Nam Bộ với 5.943 doanh nghiệp (chiếm 32,0%), tăng 28,6%.
b) Tình hình doanh nghiệp chờ giải thể (Đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2020)
Trong Quý I/2020, số doanh nghiệp chờ giải thể là 12.178 doanh nghiệp, giảm 20,6%; so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có 2.629 doanh nghiệp; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 4.343 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể; và 5.206 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế.
Các ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất là; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy với 4.541 doanh nghiệp, chiếm 37,3%; Xây dựng có 1.429 doanh nghiệp, chiếm 11,7%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.406 doanh nghiệp, chiếm 11,5%.
Đông Nam Bộ là khu vực có số lượng doanh nghiệp; chờ giải thể lớn nhất với 4.744 doanh nghiệp, chiếm 39,0%; tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Hồng có 2.691 doanh nghiệp; chiếm 22,1% và khu vực Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 2.651 doanh nghiệp, chiếm 21,8%.
c) Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (Đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2020)
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong Quý I/2020 là 4.115 doanh nghiệp; giảm 0,02% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong Quý I/2020, 11/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng. Các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao là Y tế; và hoạt động trợ giúp xã hội với tỷ lệ tăng cao nhất, lên tới 94,4%. Tiếp đến là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản và Giáo dục và đào tạo; với tỷ lệ tăng lần lượt là 69,0% và 43,9%.
Phân theo vùng lãnh thổ, hai vùng có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng là; Đồng bằng sông Hồng (1.026 doanh nghiệp, tăng 9,7%) và Đông Nam Bộ (1.820 doanh nghiệp, tăng 27,6%).
Khu vực Tây Nguyên có số lượng doanh nghiệp giải thể thấp nhất; với 117 doanh nghiệp (chiếm 2,8% cả nước), giảm 39,1%. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 558 doanh nghiệp (chiếm 13,6% cả nước), giảm 28,2%. Đồng bằng Sông Cửu Long có 427 doanh nghiệp (chiếm 10,4% cả nước); giảm 25,2% và Trung du và miền núi phía Bắc có 167 doanh nghiệp (chiếm 4,1%), giảm 22,3%.
2.3. Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (Đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2020)
Trong Quý I/2020, trên cả nước có 11.427 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là những doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được. Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động; đã chuyển địa điểm kinh doanh; nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước hoặc đã ngừng hoạt động nhưng không đăng ký.
Số lượng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký tập trung chủ yếu; ở các ngành: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (3.790 doanh nghiệp, chiếm 33,2%); Xây dựng (1.803 doanh nghiệp, chiếm 15,8%); Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.329 doanh nghiệp (chiếm 11,6%).
Các địa phương có số lượng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký lớn nhất là; Hà Nội (3.551 doanh nghiệp, chiếm 31,1% cả nước), TP. Hồ Chí Minh (1.854 doanh nghiệp, chiếm 16,2%); Thanh Hóa (689 doanh nghiệp, chiếm 6,0%), Bình Dương (426 doanh nghiệp, chiếm 3,7%).