Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 02 năm 2020

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 02 năm 2020

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 02 năm 2020, số doanh nghiệp thành lập mới là 9.163 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 96.817 tỷ đồng, tăng 55,3% về số doanh nghiệp và tăng 0,6% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 2 đạt 10,6 tỷ đồng, giảm 35,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 02/2020

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 02/2020 là 73.069 người, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 02/2020 là 3.630 doanh nghiệp, tăng 107,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

– Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường:

Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong tháng 02/2020 là 4.567 doanh nghiệp, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Số doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể trong tháng 02/2020 là 3.841 doanh nghiệp, tăng 120,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong tháng 02/2020 là 1.186 doanh nghiệp, giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2019.

2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp 02 tháng đầu năm 2020

2.1. Tình hình doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường

Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 02 tháng đầu năm 2020 là 29.375 doanh nghiệp (tăng 12,2% so với cùng kỳ 2019), bao gồm: 17.439 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 9,1%) và 11.936 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 17,1%). Trung bình mỗi tháng có 14.688 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.

a) Tình hình doanh nghiệp thành lập mới

– Tình hình chung:

Trong 02 tháng đầu năm 2020, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, cả nước có 17.439 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 363.995 tỷ đồng, tăng 9,1% về số doanh nghiệp và tăng 47,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 02 tháng đầu năm 2020 đạt 20,9 tỷ đồng, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2019.

(Vốn đăng ký tăng đột biến là do có 01 doanh nghiệp tại Hà Nội thành lập mới trong tháng 01/2020 đăng ký vốn lên đến 144.000 tỷ đồng. Trường hợp không tính doanh nghiệp này thì vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong 02 tháng đầu năm 2020 của cả nước chỉ có 219.995 tỷ đồng, giảm 11,1% so với cùng kỳ 2019, vốn đăng ký bình quân chỉ đạt 12,62 tỷ đồng, giảm 18,5% so với cùng kỳ 2019).

Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 02 tháng đầu năm 2020 là 157.527 lao động, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 02 tháng đầu năm 2020 là 785.028 tỷ đồng (giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2019), bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 363.995 tỷ đồng (tăng 47,1%) và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp là 421.033 tỷ đồng (giảm 32,3%) với 5.749 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn. (Trường hợp không tính 144.000 tỷ đồng là vốn đăng ký mới của 01 doanh nghiệp tại Hà Nội thành lập trong tháng 01/2020 thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 02 tháng đầu năm 2020 là 641.028 tỷ đồng, giảm 26,2% so với cùng kỳ 2019).

– Phân theo lĩnh vực hoạt động:

Trong 02 tháng đầu năm 2020, có 265 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 1,5%) với tổng số vốn đăng ký là 5.505 tỷ đồng (chiếm 1,5%), tăng 17,3% về số doanh nghiệp, tăng 36,6% về số vốn so với cùng kỳ 2019; có 4.668 doanh nghiệp thuộc khu vực Công nghiệp và Xây dựng (chiếm 26,8%) với tổng số vốn đăng ký là 63.490 tỷ đồng (chiếm 17,4%), tăng 8,4% về số doanh nghiệp, giảm 0,4% về số vốn; có 12.506 doanh nghiệp thuộc khu vực Dịch vụ (chiếm 71,7%) với tổng số vốn đăng ký là 295.000 tỷ đồng (chiếm 81,0%), tăng 9,3% về số doanh nghiệp, tăng 64,2% về số vốn.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới vẫn tập trung chủ yếu ở các ngành:

Bán buôn; bán lẻ; sữa chữa ô tô, xe máy với 5.738 doanh nghiệp (chiếm 32,9%) và số vốn đăng ký là 28.884 tỷ đồng (chiếm 7,9%); tiếp đến là ngành Xây dựng có 2.227 doanh nghiệp (chiếm 12,8%) với số vốn đăng ký là 36.663 tỷ đồng (chiếm 10,1%); ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có 2.179 doanh nghiệp (chiếm 12,5%) với số vốn đăng ký là 21.519 tỷ đồng (chiếm 5,9%).

Có 13 ngành kinh doanh chính có số lượng thành lập doanh nghiệp mới tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, các ngành có tỷ lệ tăng cao nhất là: Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (tăng 26,3%); Thông tin và truyền thông (tăng 19,9%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (tăng 17,3%); Sản xuất, phân phối điện, nước, gas (tăng 15,1%); Giáo dục và đào tạo (tăng 13,8%); Khai khoáng (tăng 12,9%).

Có 04 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019 là: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 10,7%), Hoạt động dịch vụ khác (giảm 6,3%); Kinh doanh bất động sản (giảm 5,8%) và Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 5,8%).

– Phân theo địa bàn:

Trong 02 tháng đầu năm 2020, tất cả 06 vùng lãnh thổ đều có sự gia tăng về doanh nghiệp thành lập mới, trong đó có 05 vùng lãnh thổ có số vốn đăng ký giảm và Đồng bằng sông Hồng là khu vực duy nhất có sự gia tăng cả về số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn.

Khu vực Đông Nam Bộ có số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất với 7.336 doanh nghiệp (chiếm 42,1% cả nước) và số vốn đăng ký là 98.026 tỷ đồng (chiếm 26,9% cả nước), tăng 14,5% về số doanh nghiệp và giảm 32,6% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh, có 5.595 doanh nghiệp (chiếm 76,3% của khu vực và chiếm 32,1% cả nước) với số vốn đăng ký là 80.216 tỷ đồng (chiếm 81,8% của khu vực và chiếm 22,0% cả nước), tăng 15,7% về số doanh nghiệp và giảm 37,2% về số vốn.

Tiếp đó là Đồng bằng Sông Hồng với 5.144 doanh nghiệp (chiếm 29,5% cả nước) và số vốn đăng ký là 228.159 tỷ đồng (chiếm 62,7% cả nước), tăng 1,3% về số doanh nghiệp và tăng 298,6% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, Thủ đô Hà Nội có 3.356 doanh nghiệp (chiếm 65,2% của khu vực và chiếm 19,2% cả nước) với số vốn đăng ký là 212.176 tỷ đồng (chiếm 93,0% của khu vực và chiếm 58,3% cả nước), tăng 0,9% về số doanh nghiệp và tăng 568,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Đồng bằng sông Hồng là khu vực duy nhất có sự gia tăng đột biến về số vốn đăng ký của doanh nghiệp trong 02 tháng đầu năm 2020 là do có 01 doanh nghiệp tại Hà Nội thành lập trong tháng 01/2020 đăng ký vốn lên đến 144.000 tỷ đồng như đã nêu ở trên.

Trung du và miền núi phía Bắc có sự gia tăng mạnh mẽ nhất về số lượng doanh nghiệp thành lập mới với 711 doanh nghiệp (chiếm 4,1% cả nước), tăng 20,3% và số vốn đạt 6.400 tỷ đồng (chiếm 1,8%), giảm 28,0%.

– Phân theo quy mô vốn:

 Doanh nghiệp thành lập mới tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng với 15.661 doanh nghiệp (chiếm 89,8%, tăng 10,5% so với cùng kỳ 2019). Một điểm đáng chú ý là số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở quy mô vốn trên 50 tỷ đồng đang có sự giảm sút, cụ thể: Số doanh nghiệp đăng ký thành lập ở quy mô từ 50 – 100 tỷ đồng là 210 doanh nghiệp (chiếm 1,2%, giảm 12,9% so với cùng kỳ 2019) và số doanh nghiệp đăng ký thành lập ở quy mô trên 100 tỷ đồng là 210 doanh nghiệp (chiếm 1,2%, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2019).

b) Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

– Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 02 tháng đầu năm 2020 là 11.936 doanh nghiệp, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2019.

– Trong 02 tháng đầu năm 2020, chỉ có duy nhất ngành kinh doanh Hoạt động dịch vụ khác có số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động giảm với 131 doanh nghiệp, giảm 12,1%.

Số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động trong 02 tháng đầu năm 2020 tập trung chủ yếu ở các ngành: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 4.432 doanh nghiệp, tăng 5,5%; Xây dựng có 1.824 doanh nghiệp, tăng 21,0%; Công nghiệp chế biến chế tạo có 1.399 doanh nghiệp, tăng 11,5%. Ngoài ra, Kinh doanh bất động sản; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí và Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là các ngành có tỷ lệ tăng doanh nghiệp quay lại hoạt động cao nhất, đạt lần lượt là 162,8%; 95,3% và 90,8%.

– Phân theo địa bàn, trong 02 tháng đầu năm 2020, có 04 vùng lãnh thổ có số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng so với cùng kỳ 2019, cụ thể: Đồng bằng Sông Hồng có 4.069 doanh nghiệp, tăng 28,8%, Trung du và miền núi phía Bắc có 654 doanh nghiệp, tăng 14,3%, Đông Nam Bộ có 3.871 doanh nghiệp, tăng 22,6%, Đồng bằng Sông Cửu Long có 913 doanh nghiệp, tăng 21,9%.

– 02 trong 06 vùng lãnh thổ có số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động giảm là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 2.065 doanh nghiệp, giảm 5,4%, Tây Nguyên có 364 doanh nghiệp, tăng 2,2%.

2.2. Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Trong 02 tháng đầu năm 2020, có 28.344 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (giảm 6,7% so với cùng kỳ 2019), bao gồm: 16.151 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 19,5%), 9.386 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 31,4%), 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 11,1%). Trung bình mỗi tháng có 14.172 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

a) Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 

– Trong 02 tháng đầu năm 2020, cả nước có 16.151 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là những doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh dưới 01 năm với cơ quan đăng ký kinh doanh, sau khi kết thúc thời gian tạm ngừng có thể sẽ quay trở lại hoạt động kinh doanh.

– Trong 02 tháng đầu năm 2020, 15/17 ngành kinh doanh chính đều có số lượng doanh nghiệp; đăng ký tạm ngừng kinh doanh tăng, trừ 02/17 ngành có số lượng doanh nghiệp; tạm ngừng kinh doanh là giảm gồm Khai khoáng và Tài chính, ngân hàng & bảo hiểm. Số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh tập trung nhiều nhất ở ngành: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô xe máy (có 6.110 DN, chiếm 37,8% trong tổng số; tăng 19,6% so với cùng kỳ 2019); tiếp đó là ngành Xây dựng (có 2.349 DN, chiếm 14,5%, tăng 16,6%). Số lượng doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (2,6%); trong tổng số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh; nhưng có tỷ lệ tăng cao nhất, lên tới 75,5%.

– Phân theo địa bàn, tất cả các vùng lãnh thổ đều tăng về số lượng doanh nghiệp; đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Đồng bằng Sông Hồng có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh; cao nhất với 5.587 doanh nghiệp (chiếm 34,6% cả nước), tăng 22,5%; tiếp đến là Đông Nam Bộ với 5.139 doanh nghiệp (chiếm 31,8%), tăng 23,5%.

b) Tình hình doanh nghiệp chờ giải thể

– Trong 02 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp chờ giải thể là 9.386 doanh nghiệp; giảm 31,4% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có 2.160 doanh nghiệp; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 3.145 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và 4.081 doanh nghiệp; chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế.

– Các ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất là; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy với 3.500 doanh nghiệp, chiếm 37,3%; Xây dựng có 1.113 doanh nghiệp, chiếm 11,9%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.086 doanh nghiệp, chiếm 11,6%.

– Đông Nam Bộ là khu vực có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể; lớn nhất với 3.512 doanh nghiệp, chiếm 37,4%; tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Hồng có 2.220 doanh nghiệp; chiếm 23,7% và khu vực Bắc trung Bộ; và Duyên hải miền Trung có 2.219 doanh nghiệp, chiếm 23,6%.

c) Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể

– Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 02 tháng đầu năm 2020; là 2.807 doanh nghiệp, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2019.

– Trong 02 tháng đầu năm 2020, 6/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng. Lĩnh vực kinh doanh Bất động sản tuy chiếm tỷ trọng có 5,2% trong tổng số doanh nghiệp giải thể; nhưng có tỷ lệ tăng cao nhất, lên tới 53,7%. Số liệu này cùng với số liệu doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng có thời hạn; nêu trên cho thấy doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tiếp tục phải đối mặt nhiều khó khăn; có thể dẫn đến xu thế một số doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường.

– Phân theo vùng lãnh thổ, hai vùng có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng; là: Đồng bằng sông Hồng (709 doanh nghiệp, tăng 4,3%) và Đông Nam Bộ (1.199 doanh nghiệp, tăng 13,0%).

Khu vực Tây Nguyên có số lượng doanh nghiệp giải thể thấp nhất; với 82 doanh nghiệp (chiếm 2,9% cả nước), giảm 51,2%. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 400 doanh nghiệp (chiếm 14,2% cả nước), giảm 36,5%. Đồng bằng Sông Cửu Long có 288 doanh nghiệp (chiếm 10,3% cả nước); giảm  34,7% và Trung du và miền núi phía Bắc có 129 doanh nghiệp (chiếm 4,6%), giảm 26,7%.

2.3. Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

– Trong 02 tháng đầu năm 2020, trên cả nước có 5.676 doanh nghiệp; không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là những doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được.

– Số lượng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký tập trung chủ yếu ở các ngành; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (1.949 doanh nghiệp, chiếm 34,3%); Xây dựng (885 doanh nghiệp, chiếm 15,6%); Công nghiệp chế biến, chế tạo có 622 doanh nghiệp (chiếm 11,0%).  

– Các địa phương có số lượng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký lớn nhất; là: Hà Nội (1.329 doanh nghiệp, chiếm 23,4% cả nước), TP. Hồ Chí Minh (1.036 doanh nghiệp, chiếm 18,3%), Thanh Hóa (488 doanh nghiệp, chiếm 8,6%); Đà Nẵng (231 doanh nghiệp, chiếm 4,1%).

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang