Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp 10 tháng đầu năm 2017, gồm có: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng lao động cao nhất trong các ngành kinh tế với 27,3 lao động/doanh nghiệp; tiếp đó là ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội là 15,1 lao động/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối điện, nước, ga là 12,9 lao động/doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 11,1 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng là 10,4 lao động/doanh nghiệp;… Như vậy, xét về số lao động đăng ký và tỷ trọng lao động thì ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế hơn các ngành còn lại nhưng xét về tỷ lệ gia tăng lao động so với cùng kỳ năm 2016 thì ngành này lại giảm.
I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 10 năm 2017
Trong tháng 10 năm 2017, số doanh nghiệp được thành lập mới là 11.158 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 119.238 tỷ đồng, tăng 29,6% về số doanh nghiệp và tăng 48,0% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 10 đạt 10,7 tỷ đồng, tăng 14,2% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10 là 89.967 lao động, tăng 40,5% so với tháng trước.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10 trên cả nước là 1.329 doanh nghiệp, giảm 31,7% so với tháng 9/2017.
Biểu đồ: So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp
So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp của tháng 10 với tháng 9/2017 tại biểu đồ trên cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 1.493 doanh nghiệp, giảm 4,5%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 2.550 doanh nghiệp, giảm 11,4%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 1.493 doanh nghiệp, giảm 48,1%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 1.058 doanh nghiệp, tăng 7,7%.
II. Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2017
Trong 10 tháng đầu năm 2017, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 127.890doanh nghiệp, trong đó: có 105.125 doanh nghiệp thành lập mới và 22.765 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong 10 tháng qua là 2.436.447tỷ đồng, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 1.021.920 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 1.414.527 tỷ đồng với 29.525 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn.
Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng đầu năm 2017
– Về tình hình chung:
Trong 10 tháng đầu năm 2017, cả nước có 105.125 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.021.920 tỷ đồng, tăng 14,6% về số doanh nghiệp và tăng 43,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2017 đạt 9,7 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước.
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng qua là 976.420 lao động, giảm 8,0% so với cùng kỳ năm trước.
– Theo quy mô vốn:
Bảng 1. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)
Theo số liệu thống kê tại Bảng 1, khi phân loại theo quy mô vốn đăng ký cho thấy trong 10 tháng đầu năm tất cả các quy mô vốn đăng ký đều có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký mới tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: quy mô vốn đăng ký từ 10-20 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 34,4% với 4.913 doanh nghiệp; tiếp đến là từ 20-50 tỷ đồng có 2.593 doanh nghiệp, tăng 28,2%; trên 100 tỷ đồng có 1.199 doanh nghiệp, tăng 27,7%; từ 0-10 tỷ đồng có 95.385 doanh nghiệp, tăng 13,3% và từ 50-100 tỷ đồng có 1.035 doanh nghiệp, tăng 9,3%.
Như vậy, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng chiếm 90,7% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký mới.
– Theo loại hình doanh nghiệp:
Bảng 2. Số doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo loại hình
So với cùng kỳ năm 2016, trong 10 tháng đầu năm nay xét về các chỉ tiêu gồm số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký thì chỉ có loại hình công ty hợp danh đều tăng ở cả 3 chỉ tiêu so với các loại hình còn lại; loại hình công ty TNHH 1 thành viên, loại hình công ty TNHH 2 thành viên và loại hình công ty cổ phần chỉ tăng về số lượng và số vốn đăng ký; duy nhất, loại hình doanh nghiệp tư nhân là giảm cả về số lượng, số vốn và số lao động đăng ký.
So sánh về việc gia tăng số lượng doanh nghiệp giữa các loại hình cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2017, số doanh nghiệp đăng ký mới tập trung chủ yếu ở loại hình công ty TNHH 1 thành viên với 60.361 doanh nghiệp, chiếm 57,42%; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 24.628 doanh nghiệp, chiếm 23,43%; loại hình công ty cổ phần có 17.445 doanh nghiệp, chiếm 16,59%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 2.671 doanh nghiệp, chiếm 2,54%; loại hình công ty hợp danh có lượng doanh nghiệp đăng ký mới thấp nhất là 20 doanh nghiệp, chiếm 0,02%. Có thể thấy, loại hình công ty TNHH 1 thành viên đã góp phần gia tăng đáng kể số lượng doanh nghiệp trong 10 tháng qua.
Về số vốn đăng ký, trong 10 tháng đầu năm nay theo loại hình
Số vốn đăng ký mới tập trung cao ở loại hình công ty cổ phần là 487.685 tỷ đồng, chiếm 47,72%; tiếp đó là loại hình công ty TNHH 1 thành viên có 337.445 tỷ đồng, chiếm 33,02%; loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 193.355 tỷ đồng, chiếm 18,92%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 3.357 tỷ đồng, chiếm 0,33% và loại hình công ty hợp danh có số vốn đăng ký mới thấp nhất so với các loại hình khác là 77 tỷ đồng, chiếm 0,01%.
Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp trong 10 tháng qua cho thấy, loại hình công ty cổ phần chiếm tỷ trọng vốn đăng ký bình quân cao nhất đạt 28,0 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 2 thành viên đạt 7,9 tỷ đồng/doanh nghiệp; loại hình công ty TNHH 1 thành viên đạt 5,6 tỷ đồng/doanh nghiệp; loại hình công ty hợp danh đạt 3,9 tỷ đồng/doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp tư nhân đạt 1,3 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Về số lượng lao động đăng ký cho thấy, trong 10 tháng năm 2017 thì loại hình công ty TNHH 1 thành viên có số lao động lớn nhất so với các loại hình khác là 563.792 lao động, chiếm 57,74%; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 205.427 lao động, chiếm 21,04%; loại hình công ty cổ phần có 194.140 lao động, chiếm 19,88%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 12.924 lao động, chiếm 1,32% và loại hình công ty hợp danh có 137 doanh nghiệp, chiếm 0,01%.
Xét về quy mô lao động đăng ký bình quân, thì trong 10 tháng qua loại hình công ty cổ phần có quy mô đăng ký cao nhất là 11,1 lao động/doanh nghiệp
Tiếp đến là loại hình công ty TNHH 1 thành viên là 9,3 lao động/doanh nghiệp; loại hình công ty TNHH 2 thành viên có 8,3 lao động/doanh nghiệp; loại hình công ty hợp danh là 6,8 lao động/doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp tư nhân là 4,8 lao động/doanh nghiệp.
Điều này cho thấy, xét về mặt số lượng lao động thì loại hình công ty cổ phần có số lượng lao động tương đối lớn, còn xét về quy mô lao động thì loại hình này chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các loại hình khác, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội và nâng cao đời sống của người lao động.
– Theo vùng lãnh thổ:
Bảng 3. Tình hình doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo vùng lãnh thổ
So sánh tình hình doanh nghiệp gia nhập thị trường trong 10 tháng đầu năm 2017 phân theo vùng lãnh thổ tại Bảng 3 cho thấy, vùng Trung du và miền núi phía Bắc đều có số doanh nghiệp đăng ký, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký tăng ở cả 3 chỉ tiêu so với các vùng khác; các vùng còn lại chỉ tăng về số lượng và số vốn đăng ký.
So sánh số lượng doanh nghiệp giữa các vùng cho thấy, vùng Đông Nam Bộ có 44.527 doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn các vùng còn lại, chiếm 42,4%; tiếp đó là vùng Đồng bằng Sông Hồng có 31.622 doanh nghiệp, chiếm 30,1%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 14.303 doanh nghiệp, chiếm 13,6%; Đồng bằng Sông Cửu Long có 7.513 doanh nghiệp, chiếm 7,1%; Trung du và miền núi phía Bắc có 4.444 doanh nghiệp, chiếm 4,2% và Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường thấp nhất so với các vùng khác với 2.716 doanh nghiệp, chiếm 2,6%.
Điều này cho thấy, trong 10 tháng đầu năm theo vùng lãnh thổ
Đông Nam Bộ là vùng có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất so với cả nước là 44.527 doanh nghiệp nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp gia nhập thị trường so với cùng kỳ năm 2016 thì vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ cao nhất là 28,0%.
Về số vốn đăng ký, trong 10 tháng đầu năm, vùng Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 525.873 tỷ đồng, chiếm 51,5%; đứng thứ hai là Đồng bằng Sông Hồng có 246.262 tỷ đồng, chiếm 24,1%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 131.232 tỷ đồng, chiếm 12,8%; Đồng bằng Sông Cửu Long có 53.649 tỷ đồng, chiếm 5,2%;
Trung du và miền núi phía Bắc có 44.936 tỷ đồng, chiếm 4,4% và Tây Nguyên có 19.968 tỷ đồng, chiếm 2,0%. Xét về quy mô vốn đăng ký, trong 10 tháng đầu năm 2017, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân của vùng Đông Nam Bộ đạt 11,8 tỷ đồng/doanh nghiệp; Trung du và miền núi phía Bắc đạt 10,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đạt 9,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng đạt 7,8 tỷ đồng/doanh nghiệp; Tây Nguyên đạt 7,4 tỷ đồng/doanh nghiệp và Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 7,1 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Như vậy, vùng Đông Nam Bộ có sức hút rất lớn với số vốn đăng ký nhiều nhất so với các vùng khác là 525.873 tỷ đồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung lại có tỷ lệ gia tăng vốn đăng ký cao nhất là 80,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về số lao động đăng ký, trong 10 tháng đầu năm nay (đăng ký doanh nghiệp 10 tháng đầu 2017)
Tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng Sông Hồng với 308.905 lao động, chiếm 31,6%; vùng Tây Nguyên có số lao động ít nhất; so với các vùng còn lại là 20.694 lao động, chiếm 2,1%.
Về quy mô lao động đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp; trong 10 tháng đầu năm, vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 19,6 lao động/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long là 15,7 lao động/doanh nghiệp; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 10,7 lao động/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng là 9,8 lao động/doanh nghiệp; Tây Nguyên là 7,6 lao động/doanh nghiệp và Đông Nam Bộ là 6,5 lao động/doanh nghiệp.
Như vậy, xét về số lượng lao động tham gia thị trường thì vùng Đồng bằng Sông Hồng; thu hút lao động nhiều nhất nhưng xét về tỷ lệ lao động gia tăng; so với cùng kỳ năm 2017 và quy mô lao động; thì vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các vùng khác.
– Theo lĩnh vực hoạt động:
Bảng 4. Tình hình doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo lĩnh vực hoạt động
So sánh tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 10 tháng đầu năm 2017; với cùng kỳ năm ngoái phân theo lĩnh vực hoạt động tại Bảng 4; cho thấy, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và Khai khoáng giảm ở số lao động đăng ký; ngành Thông tin và truyền thông giảm ở số vốn đăng ký; ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm về số vốn đăng ký và số lao động đăng ký; ngành Vận tải kho bãi giảm cả về số lượng doanh nghiệp; số vốn đăng ký và số lao động đăng ký. Các ngành còn lại đều tăng ở cả 3 chỉ tiêu; là số doanh nghiệp đăng ký, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký.
Về số doanh nghiệp gia nhập thị trường, trong 10 tháng qua; lượng doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở những ngành nghề như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa, ô tô, xe máy có 37.817 doanh nghiệp, chiếm 36,0%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 13.449 doanh nghiệp, chiếm 12,8%; Xây dựng có 13.338 doanh nghiệp, chiếm 12,7%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 7.832 doanh nghiệp, chiếm 7,5%;… Như vậy, ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất; so với cả nước là 37.817 doanh nghiệp; nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề; so với cùng kỳ năm 2016 thì ngành Kinh doanh bất động sản có tỷ lệ cao nhất là 62,5%.
Về số vốn đăng ký, trong 10 tháng đầu năm ngành Kinh doanh bất động sản (đăng ký doanh nghiệp 10 tháng đầu 2017)
Số vốn đăng ký mới nhiều nhất là 283.893 tỷ đồng, chiếm 27,8%; tiếp đến là Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 165.113 tỷ đồng, chiếm 16,2%; Xây dựng có 138.608 tỷ đồng, chiếm 13,6%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 121.177 tỷ đồng, chiếm 11,9%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga có 55.393 tỷ đồng, chiếm 5,4%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 52.377 tỷ đồng, chiếm 5,1%;…
Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên doanh nghiệp trong 10 tháng qua; một số ngành có tỷ trọng cao như Kinh doanh bất động sản đạt 70,3 tỷ đồng/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối điện, nước, ga đạt 66,5 tỷ đồng/doanh nghiệp; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 19,7 tỷ đồng/doanh nghiệp; Khai khoáng đạt 18,3 tỷ đồng/doanh nghiệp;… Có thể thấy, ngành Kinh doanh bất động sản đã có sự chuyển biến tích cực; thu hút rất lớn lượng vốn doanh nghiệp đổ vào đầu tư; so với các ngành còn lại trong 10 tháng đầu năm đến nay.
Về số lao động đăng ký, một số ngành, lĩnh vực thu hút nhiều số lao động gia nhập thị trường
Gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo có 367.277 lao động, chiếm 37,6%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 216.582 lao động, chiếm 22,2%; Xây dựng có 97.812 lao động, chiếm 10,0%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 53.756 lao động, chiếm 5,5%.