Kể từ khi có những cải cách mạnh mẽ về thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2005, số lượng doanh nghiệp đăng ký ở nước ta đã tăng rất nhanh. Nhờ đó, trong thời gian 7 năm tính từ khi bắt đầu đẩy mạnh cải cách đăng ký kinh doanh (2007 – 2013) đã có 516 ngàn doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp – gấp 2,5 lần lượng doanh nghiệp được thành lập trong giai đoạn 7 năm trước đó (2000 – 2006).
Luật Doanh nghiệp 2005 đã tiến thêm một bước khi tiếp tục đơn giản hóa các quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Việt Nam bắt đầu cải cách toàn diện môi trường kinh doanh thông qua việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 với những thay đổi mang tính căn bản trong thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp, từ chỗ “xin phép để hoạt động kinh doanh” sang “thông báo với các cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập doanh nghiệp”. Trên cơ sở những nền tảng quan trọng do Luật Doanh nghiệp 1999 đã xác lập.
Đặc biệt, bắt đầu từ cuối năm 2007, Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia đã được xây dựng và triển khai trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia với hai nội dung chính là: (1) Hoàn thiện khung khổ pháp lý về đăng ký doanh nghiệp và (2) xây dựng một hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn nhằm tin học hóa công tác đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.
Sau 7 năm triển khai, với sự phối hợp hiệu quả của cơ quan đăng ký kinh doanh từ trung ương tới địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, Chương trình đã thu được những kết quả tích cực, đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, có tác động lớn trong việc hỗ trợ phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
Thứ nhất, thiết lập được quy trình liên thông giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo nguyên tắc “một cửa, một đầu mối”. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đã quy phạm hóa việc hợp nhất quy trình đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, quy định thông tin lưu trữ tại cơ quan đăng ký kinh doanh là thông tin gốc, có giá trị pháp lý cao nhất, cho phép áp dụng chữ ký điện tử để thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
Thứ hai, thiết lập thành công Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Đây là Hệ thống lớn phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc và cung cấp các dịch vụ công cho cộng đồng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý nghiệp vụ đăng ký kinh doanh đã giúp tin học hóa các quy trình nghiệp vụ, tạo cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề như: chống trùng tên doanh nghiệp, nhầm lẫn tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, v.v.
Thứ ba, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân; cộng đồng doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, kiểm tra các thông tin; có giá trị pháp lý về doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (www.dangkykinhdoanh.gov.vn).
Và Thứ tư, cho phép người thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp; qua mạng điện tử thay vì chỉ nộp hồ sơ bản giấy; tại cơ quan đăng ký kinh doanh như trước đây.
Thứ năm, tăng cường được sự giám sát của người dân và cộng đồng doanh nghiệp; trong các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các thông tin; được công khai trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Trên cơ sở đó, Chương trình đã có những tác động lớn đối với công tác hỗ trợ phát triển kinh doanh.
Có thể điểm lại một số kết quả như sau: rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp; xuống còn 5 ngày làm việc; giảm thiểu các chi phí không chính thức khi thực hiện thủ tục hành chính; cung cấp các dịch vụ công qua mạng điện tử trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; như: đăng ký doanh nghiệp, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; tra cứu thông tin đăng ký doanh nghiệp…
Những thành công trong giai đoạn vừa qua của Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh ở Việt Nam; đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp; trong việc rút ngắn thời gian, chi phí cho việc gia nhập thị trường. Báo cáo chỉ số Kinh doanh Việt Nam (GEM 2013) do Phòng Thương mại và; Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xuất bản năm 2014 đã chỉ ra 2 chỉ số; mà Việt Nam có thứ hạng cao nhất trên tổng số 12 chỉ số về điều kiện kinh doanh.
Theo đó, Việt Nam xếp thứ 13/69 nước xếp hạng về chỉ số “Quy định Chính phủ”; chỉ số đo lường mức độ hỗ trợ hoạt động kinh doanh; của các quy định của Chính phủ về thuế; đăng ký kinh doanh v.v. và xếp thứ 20/69 nước xếp hạng; về chỉ số “Chính sách Chính phủ” – chỉ số đo lường mức độ hỗ trợ kinh doanh; của các chính sách của Chính phủ.
Để tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh doanh tại Việt Nam
Trong thời gian tới, Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia tiếp tục; được triển khai với những định hướng lớn hiện đã nhận được sự đồng thuận cao; của xã hội và đã được đưa vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi; theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp sẽ không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài; mọi loại hình tổ chức kinh tế đều có thể thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh; thông qua Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
Thời gian đăng ký doanh nghiệp sẽ tiếp tục giảm xuống khi việc cấp mã số doanh nghiệp; được tạo một cách tự động, không có yếu tố tác động của con người; hồ sơ, thủ tục đăng ký theo phương thức đăng ký qua mạng điện tử; sẽ đơn giản hóa hơn so với hồ sơ nộp bằng bản giấy v.v. Với những định hướng đó, trong thời gian tới, những cải thiện; trong công tác đăng ký kinh doanh chắc chắn sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực; cho sự phát triển của công đồng doanh nghiệp; từ đó góp phần tạo động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước.