Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế – xã hội của nước ta. Nhận thức được vai trò quan trọng của môi trường kinh doanh đối với sự thành công của tiến trình hội nhập, năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp, chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh.
Những kết quả đạt được sau một năm triển khai Nghị quyết
Trên có thể nói là một bước tạo đà đầy thuận lợi cho giai đoạn “tăng tốc” để Việt Nam tiến gần hơn đến nhóm những quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất trong khu vực theo như mục tiêu mới được đề ra tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016. Dưới đây là tóm tắt một số nội dung chính của Nghị quyết này.
Tại Nghị quyết số 19/NQ-CP
Chính phủ đã đánh giá cao những nỗ lực và kết quả của cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong thời gian qua thông qua những thông tin, số liệu sinh động như: giảm 50% thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp, trong đó thời gian thực hiện các thủ tục khởi sự kinh doanh giảm từ 34 ngày xuống còn 17 ngày
Tỷ lệ kê khai thuế điện tử tăng từ 65% lên 95%, thời gian nộp thuế giảm được 290 giờ/năm, thời gian tiếp cận điện năng của doanh nghiệp giảm từ 34 ngày xuống còn 17 ngày. Đồng thời, Nghị quyết cũng ghi nhận sự cải thiện thứ hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nước ta theo Báo cáo cập nhật về Môi trường kinh doanh (của Ngân hàng Thế giới) và Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (của Diễn đàn Kinh tế thế giới) năm 2014.
Trong hai năm 2015-2016, Nghị quyết số 19/NQ-CP tiếp tục đặt ra những mục tiêu “tầm cao” cho quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Mục tiêu tổng quan và chỉ tiêu chủ yếu:
– Phấn đấu đến hết năm 2015, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6, cụ thể là:
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp còn tối đa 6 ngày; thời gian tiếp cận điện năng còn 36 ngày (hiện là 70 ngày); thời gian thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp giảm từ 60 tháng hiện nay xuống còn 30 tháng; số doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; số doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%; thời gian nộp thuế xuống còn 121,5 giờ/năm (hiện là 247 giờ); thời gian nộp Bảo hiểm xã hội còn 49,5 giờ/năm (hiện là 235 giờ);
Tiếp tục giảm mạnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu ngang bằng với các nước ASEAN-6, bảo đảm Hải quan Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn hải quan hiện đại, thời gian hàng hóa gioa lưu qua biên giới đạt mức tối đa 13 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 14 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu, cơ bản hoàn thành và hành hải quan một cửa quốc gia.
– Đến năm 2016, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tối thiểu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 (gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan) trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế, cụ thể là:
Khởi sự kinh doanh thuộc nhóm 60 nước đứng đầu; thời gian thực hiện thủ tục tiếp cận điện năng là 35 ngày; bảo vệ nhà đầu tư thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; thời gian nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc là 168 giờ; đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian xin cấp phép xây dựng xuống còn 77 ngày (hiện là 114 ngày); đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống còn 14 ngày (hiện là 57 ngày)
Chỉ số tiếp cận tín dụng thuốc nhóm 20 nước đứng đầu; giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu xuống còn 12 ngày (hiện là 14 ngày), thời gian nhập khẩu xuống còn 10 ngày (hiện là 13 ngày); đơn giản thủ tục, quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện là 400 ngày); rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp xuống còn tối đa 24 tháng (hiện là 60 tháng).
Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu (Môi trường kinh doanh):
Nghị quyết xác định các nhiệm vụ, giải pháp chung cho các Bộ, cơ quan, địa phương là tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại, trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng. Thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Vận hành đồng bộ, thống suốt các loại thị trường; thực hiện phân bổ nguồn lực và quản lý giá theo cơ chế thị trường. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính. Nghị quyết cũng quy định rõ, cụ thể những nhiệm vụ mà từng Bộ, cơ quan, địa phương cần tập trung triển khai trong năm 2015.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm (Môi trường kinh doanh):
+ Khẩn trương xây dựng, trình ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; chỉ đạo và hướng dãn tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của luật, nhất là về khởi sự kinh doanh và bảo vệ nhà đầu tư.
+ Công bố đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh trên Cổng Thông tin doanh nghiệp quốc gia; rà soát, đánh giá và kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết.
+ Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế cấp mã số doanh nghiệp tự động; để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xuống còn 03 ngày làm việc.
+ Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; xây dựng cơ chế liên thông chia sẻ thông tin về doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội; theo quy định của pháp luật.
+ Triển khai thực hiện việc sử dụng mã số doanh nghiệp duy nhất, sử dụng chữ ký số; của doanh nghiệp trong tất cả các quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan; quản lý nhà nước (Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Tài nguyên; và Môi trường, Xây dựng,…) và trong các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp đơn giản hóa, giảm thời gian giải quyết thủ tục; phá sản xuống còn tối đa 30 tháng trong năm 2015 và xuống còn 24 tháng trong năm 2016.
Về tổ chức thực hiện (Môi trường kinh doanh):
Nghị quyết giao trách nhiệm cho người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương về: Tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết; nghiên cứu, tìm hiểu rõ phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các tiêu chỉ tiêu đề ra; theo thông lệ quốc tế.
Trước ngày 30/4/2015, ban hành Kế hoạch hành động về cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của từng Bộ, cơ quan, địa phương; tăng cường phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, địa phương; thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo; hàng quý, tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết này; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 19/2015/NQ-CP sẽ là căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động; của các Bộ, cơ quan, địa phương.
Có thể nói, Nghị quyết số 19/NQ-CP là một trong những minh chứng; thể hiện rõ ràng nhất quyết tâm của Chính phủ
Nhằm hướng tới mục tiêu sớm nâng tầm vị trí của Việt Nam; trong bản đồ đầu tư – kinh doanh của khu vực và thế giới. Rõ ràng, việc hoàn thành những mục tiêu, chỉ tiêu kể trên; trong khoảng thời gian 02 năm là một thách thức lớn, tuy nhiên, trong thời điểm Việt Nam; đang chuẩn bị gia nhập hàng loạt các hiệp định thương mại đa phương; và song phương, mở ra một thời kỳ bứt phá trong hợp tác thương mại quốc tế; và đem đến cơ hội để Việt Nam có thể nhanh chóng; cải thiện vị trí của mình trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thế giới; thì đó là điều tất yếu mà chúng ta phải hướng tới.
Và cũng cần xác định rằng, trước thách thức này, vai trò của sự phối hợp; giữa các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước các cấp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Sẽ không có bất cứ mục tiêu, chỉ tiêu nào; dù là mục tiêu tổng thể hay chỉ tiêu cụ thể được giao; cho từng lĩnh vực được thực hiện thành công nếu thiếu đi sự phối hợp. Đích đến cũng như kế hoạch thực hiện đều đã được xác định rõ ràng.
Hy vọng rằng, với sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ của toàn hệ thống; cơ quan quản lý nhà nước những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 19/NQ; sẽ được hoàn thành đúng thời hạn, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh; của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực và thế giới.