Ngày 27/7/2018, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 7130/VPCP-KGVX gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai các nội dung liên quan cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến đồng ý 03 kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và yêu cầu Bộ khẩn trương thực hiện với hiệu quả và chất lượng cao 03 nội dung trên theo các mốc thời gian đã dự kiến. 03 nội dung bao gồm (Cách mạng công nghiệp lần thứ 4):
– Xây dựng Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam. Dự kiến báo cáo Chính phủ vào cuối năm 2018.
– Xây dựng đề án thành lập “Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia”. Dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10 năm 2018 và phấn đấu khởi công xây dựng Trung tâm vào cuối năm 2018.
– Xây dựng mạng lưới nhân lực thực hiện chiến lược quốc gia về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Dự kiến tổ chức Chương trình gặp mặt 100 người Việt tài năng trong và ngoài nước, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, từ 18 đến 24 tháng 8 năm 2018; Thủ tướng dự kiến sẽ tiếp và nói chuyện với các trí thức tài năng vào ngày 19 tháng 8 năm 2018 tại Hà Nội.
Thông tin tham khảo:
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã nêu rõ: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ; nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet; đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp; với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực; Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực như:
Sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống; ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao.
Mặt khác có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu; từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển. Để chủ động nắm bắt cơ hội; đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế; đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ; yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan; thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân nhân dân; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trong thời gian từ nay đến năm 2020 tập trung chỉ đạo, tổ chức; thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ.