Dịch vụ báo cáo tài chính được các công ty chuyên trách mở ra nhằm mục đích cho các công ty bất kỳ khi nào có nhu cầu về thuê làm báo cáo tài chính, dịch vụ kế toán thuế. Chính vì vậy dịch vụ đang ngày càng phát triển; để hiểu rõ hơn khi thuê kế toán làm báo cáo tài chính; các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.
1. Chi phí dịch vụ làm báo cáo tài chính
Phí dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm tùy thuộc vào từng nhóm ngành để phân chia, hiện tại phí nhận làm báo cáo tài chính chia theo các nhóm ngành như: nhóm ngành tư vấn – dịch vụ, nhóm ngành thương mại, nhóm ngành thi công xây dựng – trang trí nội thất – sản xuất – gia công – nhà hàng – lắp đặt.
Chi phí dịch vụ làm báo cáo tài chính tùy thuộc từng nhóm ngành
Cụ thể, phí thuê làm báo cáo tài chính như sau:
Nhóm ngành tư vấn – dịch vụ: Nếu không có hóa đơn thì không có chi phí vốn mua vào thì phí là 1 triệu đồng, còn có chi phí vốn mua vào thì phí là 1,5 triệu đồng. Nếu số hóa đơn dưới 30 thì không có chi phí vốn mua vào thì phí là 3 triệu đồng, còn có chi phí vốn mua vào thì phí là 3 triệu đồng. Nếu số hóa đơn dưới 60 thì không có chi phí vốn mua vào thì phí là 4 triệu đồng, còn có chi phí vốn mua vào thì phí là 5 triệu đồng . Nếu số hóa đơn dưới 90 thì không có chi phí vốn mua vào thì phí là 5 triệu đồng, còn có chi phí vốn mua vào thì phí là 6 triệu đồng,… tương tự với từng mức số hóa đơn cụ thể thì phí dịch vụ báo cáo tài chính tăng lên tương ứng.
Nhóm ngành thương mại: Tương tự nhóm ngành tư vấn – dịch vụ, phí dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm cũng phụ thuộc vào số hóa đơn như không có số hóa đơn, 30, 60, 90, 120, 150, 180, 210 và từ 210 trở lên, ngoài ra chi phí sẽ dựa vào việc công ty đó có tờ tờ khai hải quan hay không để xác định mức phí dịch vụ cụ thể.
Nhóm ngành thi công xây dựng – trang trí nội thất – sản xuất – gia công – nhà hàng – lắp đặt: tương tự hai nhóm trên thì nhóm này phí dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm cũng phụ thuộc vào số hóa đơn như không có số hóa đơn, 30, 60, 90, 120 và từ 120 trở lên, ngoài ra chi phí sẽ dựa vào việc công ty đó là thi công xây dựng sản xuất hay trang trí nội thất, nhà hàng, gia công – lắp đặt.
2. Bảng giá làm báo cáo tài chính
Số lượng hóa đơn | Báo giá trọn gói |
Không phát sinh | 1,000,000 |
Dưới 40 hóa đơn | 3,500,000 |
Từ 40 -60 hóa đơn | 5,000,000 |
Từ 61 – 100 hóa đơn | 8,000,000 |
Trên 100 hóa đơn | Thỏa thuận |
Trên đây là báo giá của loại hình công ty thương mại, dịch vụ.
3. Nhiệm vụ của VNCOUNT khi nhận làm báo cáo tài chính
- Cập nhật các thông báo về các chế độ, phương pháp khấu hao TSCĐ và các hình thức kế toán;
- Kiểm tra các mức chi phí lương và các khoản BHYT, BHTN, BHXH,…;
- Doanh nghiệp cần phải tính và lập các bảng khấu hao về TSCĐ;
- Rà soát các loại chứng từ, phần sổ sách kế toán để có thể phân loại và sắp xếp các loại chứng từ;
- Sử dụng phương pháp hạch toán kế toán tại phần mềm của kế toán chuyên nghiệp;
- In các bản báo cáo tài chính và thực hiện sổ sách kế toán theo quy định chung.
4.Thời gian nộp báo cáo tài chính
- Thời gian: Theo quy định, tất cả những doanh nghiệp hay công ty đang được cấp giấy phép hoạt động thì đều phải nộp báo cáo tài chính đúng hạn của năm 2018 vào trước ngày 30/03/2019 dương lịch.
Thời gian nộp báo cáo tài chính là khi nào?
- Mức độ xử phạt: Nếu không nộp báo cáo tài chính vào đúng hạn hoặc nộp sai nội dung báo cáo sẽ bị phạt tiền theo quy định xử phạt về vi phạm hành chính của khoản 2 điều 10 nghị định 105/2013/NĐ-CP. Sẽ bị phạt mức tiền từ khoảng 20.000.000vnđ – 30.000.000vnđ, cụ thể là những hành vi mắc lỗi sau:
- Nộp báo cáo và quyết toán các khoản cuối năm quá thời hạn 1 tuần
- Tới hạn mà vẫn không nộp báo cáo tài chính hoặc làm sai nội dung báo cáo theo quy chuẩn
- Thực hiện hành vi công khai báo cáo tài chính quá số ngày quy định
- Các hình thức xử phạt bổ sung khác như:
- Sẽ bị tịch thu và bị hủy bỏ báo cáo tài chính
- Truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật đối với doanh nghiệp của người đại diện doanh nghiệp.
5. Những công việc của dịch vụ làm báo cáo tài chính
Một bảng báo cáo tài chính được xem là hoàn chỉnh khi nó cung cấp đầy đủ thông tin của một doanh nghiệp gồm:
- Tài sản, nợ phải trả, vốn của chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác; chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; lãi, lỗ, phân chia kết quả kinh doanh và các luồng tiền.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính; trong bản thuyết minh này, cần có những thông tin chi tiết để giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp.
- Cần phải có Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Vì vậy, trong quy trình lập báo cáo tài chính; việc đầu tiên bạn cần làm đó là nắm rõ những thông tin cần thiết; để có thể lập được một báo cao hoàn chỉnh nhất.
5.1 Nắm rõ nguyên tắc chung để lập bảng cân đối kế toán
Khi lập bảng cân đối kế toán, bạn phải nắm rõ các nguyên tắc sau
5.1.1 Trước khi lập bảng cân đối kế toán
Trước khi lập bảng cân đối kế toán (BCĐKT); người lập phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp; và thực hiện việc kiểm kê tài sản.
Sau khi kiểm kê tài sản xong; cần phải phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán; và tiến hành đối chiếu các mục sau:
- Công nợ phải thu, phải trả.
- Số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết.
- Số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê.
- Khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.
Cách lên báo cáo tài chính
5.1.2 Khi lập bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
Trong quá trình lập bảng cân đối kế toán, những chỉ tiêu liên quan đến tài khoản phản ánh mục nào thì căn cứ vào mục đó để ghi. Ví dụ như: Nếu chỉ tiêu liên quan đến tài khoản phản ánh nguồn vốn, số dư Có thì căn cứ vào số dư Có của tài khoản để ghi. Còn nếu chỉ tiêu liên quan đến tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nợ để ghi,…
Lưu ý: Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản dự phòng hoặc tài khoản điều chỉnh luôn có số dư có, nhưng khi lên BCĐKT thì ghi ở phần tài sản theo số âm. Đối với các tài khoản nguồn vốn (412, 413, 421), nếu có số dư bên Nợ thì ghi theo số âm.
Quy trình lên báo cáo tài chính
5.2 Lập phiếu thu chi, phiếu hoạch toán kế toán
Để lập phiếu thu chi, phiếu hoạch toán kế toán bạn có thể từ các chứng từ gốc ban đầu để lập các phiếu tương ứng. Đây là một trong những cách lên báo cáo tài chính mà bạn cần biết.
Khi lập phiếu bằng chứng từ gốc, mỗi chứng từ hoặc nhóm chứng từ phải kèm theo hóa đơn đầu ra, bao gồm: hóa đơn đầu ra (hóa đơn bán ra liên xanh) và hóa đơn đầu vào.
Đối với lương, thưởng, bạn phải có đầy đủ các thủ tục như: Hợp đồng lao động, giấy chứng minh thư phô tô, bảng chấm công hàng tháng, bảng lương đi kèm bảng chấm công, phiếu chi thanh toán lương, chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi, tất cả có ký tá đầy đủ, đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế TNCN cuối năm.
Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị thêm chứng từ tạm ứng, hoàn ứng và chứng từ của ngân hàng và tất cả những chứng từ này đều phải có đầy đủ chữ ký theo từng chức danh.
5.3 Kiểm tra và đối chiếu BCTC
Trong quy trình làm báo cáo tài chính, kiểm tra và đối chiếu là bước quan trọng quyết định đến tính chính xác của bản báo cáo.
Khi kiểm tra đối chiếu, bạn cần phải kiểm tra nhật ký chung, bảng cân đối tài khoản, đối chiếu công nơ khách hàng, các khoản phải trả, kiểm tra sổ chỉ tiết và sổ tổng hợp có khớp với nhau hay không,…
Phương pháp lập báo cáo tài chính
6. Dịch vụ làm báo cáo tài chính uy tín chuyên nghiệp của VNCOUNT
Nếu bạn không có nhiều thời gian để làm báo cáo tài chính, hãy gửi gắm cho VNCOUNT Group – đơn vị cung cấp dịch vụ làm báo cáo tài chính chuyên nghiệp, uy tín, giá rẻ nhất hiện nay.
Với đội ngũ kế toán trưởng, chuyên viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế, VNCOUNT tự tin sẽ giúp bạn có được bảng báo cáo tài chính chính xác nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.