An Giang là tỉnh đầu nguồn Sông Cửu Long, nằm trong tứ giác Long Xuyên cùng với Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú.
Tỉnh có vị trí địa lý là cửa ngõ giao thương quan trọng của quốc gia, các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Vương quốc Campuchia và các nước thành viên ASEAN, thêm vào đó là điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, An Giang có lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, thương mại biên giới.
Trong thời gian qua, với những nỗ lực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tình hình kinh tế – xã hội An Giang có nhiều điểm khởi sắc.
Năm 2019, An Giang giữ vững tốc độ tăng trưởng hợp lý ở cả 3 khu vực
Cơ cấu có xu hướng chuyển biến theo hướng tích cực; nổi bật An Giang đã có 3 Nhà máy điện năng lượng mặt trời bắt đầu đi vào hoạt động từ 7/2019 với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng, công suất gần 200 Mwh, thu hút hơn 300 lao động; từ đó đẩy mạnh các ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá; môi trường đầu tư và điều kiện kinh doanh tiếp tục được cải thiện; an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững và ổn định.
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước thực hiện cả năm 2019 (tăng 6,14% so cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng của năm trước (cùng kỳ năm 2018 tăng 5,32%).
Trong mức tăng 6,14% thì khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,92%; khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng 9,39%; khu vực dịch vụ tăng 6,86%. Về cơ cấu kinh tế cả năm 2019, tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực và dần ổn định (khu vực I ngày càng giảm và khu vực II, III tăng dần qua các năm). Kết quả tổng thu ngân sách năm 2019 của tỉnh ước đạt 6.700 tỷ đồng, so dự toán năm đạt 110,2% và so cùng kỳ đạt 111,81%.
Bên cạnh đó, với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ và lãnh đạo tỉnh trong việc tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư kinh doanh của An Giang trong năm 2019 được cải thiện rõ rệt. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của An Giang đạt 66.44 điểm, nằm trong top 21/63 tỉnh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19, tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 của tỉnh An Giang cũng chịu nhiều tác động.
I. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh An Giang
1. Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động:
Tính đến tháng 6/2020, An Giang hiện có 4.530 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 8,0% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 0,6% cả nước). An Giang đang xếp thứ 33 cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động.
Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 7,9 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 26,5 doanh nghiệp; (2) Đà Nẵng có 19,8 doanh nghiệp; (3) Hà Nội có 19,3 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 12,9 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 9,8 doanh nghiệp; (6) Khánh Hòa có 9,0 doanh nghiệp; (7) Bà Rịa – Vũng Tàu có 8,8 doanh nghiệp và (8) Bắc Ninh có 8,2 doanh nghiệp. Trong khi đó, An Giang có 2,3 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân, thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước.
Cũng theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 15,4 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động.
Có 9/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước, cụ thể:
(1) Thành phố Hồ Chí Minh có 54,4 doanh nghiệp; (2) Hà Nội có 43,0 doanh nghiệp; (3) Đà Nẵng có 40,1 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 21,3 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 20,5 doanh nghiệp; (6) Bà Rịa – Vũng Tàu có 17,4 doanh nghiệp; (7) Khánh Hòa và Bắc Ninh cùng có 17,2 doanh nghiệp; (9) Cần Thơ có 15,6 doanh nghiệp. An Giang có 4,2 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động (thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước).
2. Về doanh nghiệp thành lập mới:
Trong 6 tháng đầu năm 2020, An Giang có 399 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 8,7% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,6% cả nước) với số vốn đăng ký là 3.045 tỷ đồng (chiếm 8,3% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,4% cả nước), tăng 6,1% về số doanh nghiệp và 14,3% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tại An Giang là 3.979 (chiếm 6,9% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,8% cả nước), tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái. (Cả nước có 62.049 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 697.089 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 507.233 người, giảm 7,3% về số doanh nghiệp, giảm 19% về số vốn và giảm 21,8% về số lao động đăng ký so với cùng kỳ năm 2019).
3. Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:
Tại An Giang, trong 6 tháng đầu năm 2020 có 302 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (chiếm 17,0% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và 1,2% cả nước), tăng 106,8% so với cùng kỳ năm trước. (Cả nước có 25.157 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2019).
4. Về doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể và doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký:
Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2020, tại An Giang có:
167 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 10,4% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,6% cả nước), tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 29.169 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 38,2% so cùng kỳ 2019); 261 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (chiếm 10,9% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 1,3% cả nước), giảm 58,6% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 19.625 doanh nghiệp tạm ngừng chờ giải thể, giảm 10,2% so cùng kỳ 2019); và 64 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (chiếm 8,5% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,9% cả nước), giảm 4,5% so cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 7.433 doanh nghiệp giải thể, giảm 5,0% so với cùng kỳ 2019).
Ngoài ra, theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2020, tại An Giang có 220 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (chiếm 12,6% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và 1,0% cả nước), tăng 35,8% so cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 22.398 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 33,9% so cùng kỳ 2019).
II. Về tình hình cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh
– Nhìn chung, tình hình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); về đăng ký doanh nghiệp tại An Giang được xử lý tương đối tốt. Cụ thể trong năm 2019: thời gian trung bình; xử lý hồ sơ đăng ký thành lập mới là 0,8 ngày; nhanh hơn nhiều so với quy định tại Luật Doanh nghiệp (03 ngày làm việc); tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn đạt 99,66% trên mức trung bình cả nước là 98,36%. An Giang cũng đã triển khai rất tốt; việc áp dụng phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; với tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được thực hiện bằng phương thức này đạt 28,31%; thấp hơn mức trung bình của cả nước là 70,7%.
– Về chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số PCI năm 2019 của tỉnh An Giang tăng 7 bậc so năm 2018; với 66,44 điểm (tăng 2,79 điểm), xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố và thuộc nhóm điều hành “khá”. Ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, An Giang vẫn đứng vị trí thứ 6.
– Bên cạnh đó, một điểm đáng lưu ý là năm 2019, Chỉ số hiệu quả quản trị; và hành chính công cấp tỉnh (Chỉ số PAPI) tỉnh An Giang năm 2019 đạt 44,37 điểm; xếp hạng 21/63 tỉnh, thành phố cả nước (tăng 4 bậc so năm 2018); vẫn nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao; xếp hạng 5/13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong đó có 3/8 chỉ số thành phần của năm 2019 tăng; so năm 2018 là: chỉ số “cung ứng dịch vụ công” đạt cao nhất với 7,80 điểm;
Kế đến là chỉ số “thủ tục hành chính công” đạt 7,58 điểm; chỉ số “quản trị điện tử” trung bình cao với 3,68 điểm. Bên cạnh đó, có 5 chỉ số nội dung của năm 2019; giảm điểm so với năm 2018 là: tham gia của người dân ở cấp cơ sở 4,22 điểm; công khai minh bạch 5,06 điểm, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công 6,79 điểm; trách nhiệm giải trình với người dân 4,63 điểm, quản trị môi trường 4,60 điểm.
Để góp phần nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh trong năm 2020, từ nay đến cuối năm; các ngành, các cấp tỉnh cần tiếp tục tham mưu, đề ra các giải pháp để tổ chức triển khai; thực hiện hoàn thành thật tốt các công việc, đề án, mục tiêu; đề ra trong Chương trình cải cách hành chính tỉnh giai đoạn 2016-2020; và kế hoạch cải cách hành chính tỉnh An Giang năm 2020.
Trong thời gian tới, đề nghị chính quyền tỉnh; tiếp tục có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư; khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có; để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.