Ngay sau khi có chỉ đạo của Bộ trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương triển khai, quyết tâm xây dựng Trung tâm điều hành tích hợp, chia sẻ tất cả các cơ sở dữ liệu của Bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổng hợp, phân tích và đưa ra các thông tin tổng hợp, cảnh báo, giúp tăng cường năng lực tham mưu, quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành kinh tế, xã hội và quản trị nội bộ thông qua ứng dụng các công nghệ hiện đại.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan tiên phong và quyết liệt trong xây dựng Chính phủ điện tử
Với vai trò là cơ quan tham mưu, tổng hợp chiến lược quan trọng của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, xác định CNTT là một công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, là động lực quan trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Trên cơ sở các định hướng, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ và triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng, các ứng dụng số đã sử dụng trên hầu hết các hoạt động nghiệp vụ kế hoạch đầu tư, thống kê.
Các hệ thống ứng dụng, các ứng dụng số đang trở thành mạch máu không thể thiếu trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt như: đầu tư công, đăng ký kinh doanh, đấu thầu qua mạng, đầu tư nước ngoài, giám sát đầu tư, thông tin thống kê… cùng các nhiệm vụ quản lý nội bộ.
Đặc biệt trong năm 2019, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra định hướng mang tính tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông tin thể hiện tại Thông báo số 70/TB-BKHĐT ngày 22/8/2019. Theo đó, Bộ trưởng giao các đơn vị thuộc Bộ phải coi việc xây dựng, hoàn thiện và vận hành hiệu quả Trung tâm điều hành của Bộ là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng hàng đầu trong hoạt động của đơn vị trong thời gian tới.
Ngay sau khi có chỉ đạo của Bộ trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương triển khai xây dựng Trung tâm điều hành tích hợp, với quyết tâm tạo sự đột phá trong công tác phân tích, hoạch định chính sách, đáp ứng yêu cầu trong đổi mới quản lý, điều hành phát triển kinh tế – xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trung tâm điều hành tích hợp hiện đại của Việt Nam
Trung tâm điều hành tích hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quy mô tích hợp đồng bộ, có thể ví như “bộ não” của Bộ, được tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có từ các đơn vị thuộc Bộ, giúp có được một cái nhìn toàn cảnh về thông tin liên quan đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trung tâm cũng cho phép sử dụng thông tin và công nghệ phân tích để người điều hành ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, giúp quản lý được đa dạng các vấn đề, bao gồm cả những vấn đề đã được dự liệu trước và những vấn đề xảy ra đột xuất, tình huống khẩn cấp.
KPI – Thời gian thực (real time) – Dữ liệu lớn (Big Data)
Trung tâm được xây dựng dựa trên giải pháp công nghệ hiện đại, phần mềm thông minh, trục tích hợp dữ liệu và đặc biệt là từ hệ thống cơ sở dữ liệu lớn đã được xây dựng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm:
(i) Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
(ii) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài;
(iii) Hệ thống thông tin về đầu tư công;
(iv) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
(v) Hệ thống thông tin về giám sát, đầu tư;
(vi) Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia.
Ví dụ về 2 trong số 6 hệ thống cơ sở dữ liệu lớn đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựnglàHệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia,được tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Trung tâm điều hành:
Hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và vận hành từ năm 2010.
Hệ thống bao gồm 2 phần chính: Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Hệ thống đã được kết nối với 63 tỉnh, thành phố, là công cụ hữu hiệu để cán bộ đăng ký kinh doanh trực tiếp tác nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hệ thống đã chia sẻ, kết nối liên thông với Hệ thống thông tin đăng ký thuế. Sự phối hợp này được đánh giá là một mô hình hết sức hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là nơi lưu giữ thông tin có giá trị pháp lý của hơn 1,3 triệu doanh nghiệp đã đăng ký thành lập công ty và hơn 400.000 đơn vị trực thuộc đang hoạt động trên cả nước.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được ghi nhận là một trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai trong xây dựng Chính phủ điện tử (theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục Cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử).
Đến nay, Cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp đã khẳng định được vai trò quan trọng, là nguồn dữ liệu chính thống phục vụ cho công tác điều hành của Chính phủ, Bộ ngành, địa phương, phục vụ cho công tác nghiên cứu, công tác phân tích thị trường, kết nối kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin đăng ký doanh nghiệp phản ánh những số liệu sống động về nền kinh tế, luôn cập nhật theo thời gian thực.
Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia là địa chỉ truy cập tin cậy, hữu hiệu cho người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục góp phần minh bạch hóa môi trường kinh doanh, thông qua việc cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng xã hội một kênh thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp mà tất cả các cá nhân, tổ chức đều có thể dễ dàng tiếp cận. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Cổng thông tin là nơi cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4. Kể từ khi triển khai đến nay đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp với trên 70% hồ sơ đã được cấp qua mạng. Trên 90% hồ sơ được giải quyết ngay lần đầu nộp. Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, qua đó người dân và doanh nghiệp có thêm một kênh tiếp cận để tìm hiểu thông tin cũng như thực hiện thủ tục hành chính.
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đến nay đã khẳng định được là một địa chỉ tin cậy; thiết thực cho người dân và doanh nghiệp trong tìm kiếm thông tin về đối tác, bạn hàng trước khi hợp tác kinh doanh.
Đồng thời, Cổng Thông tin cũng là nơi để cộng đồng có thể tham gia giám sát; phản ánh tới cơ quan nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp trên toàn quốc. Từ khi đi vào vận hành 01/3/2013 đến ngày 20/5/2020; tổng số lượng truy cập của Cổng thông tin đạt trên 527 triệu lượt.
Với nhiều cố gắng và nỗ lực, năm 2019; Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đã giành được giải thưởng: “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; sự triển khai đồng bộ giữa cơ quan đăng ký kinh doanh – đăng ký thuế; đã góp tích cực vào việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam; ngày càng thông thoáng, thuận lợi, minh bạch và hiệu quả hơn.
Năm 2019, lĩnh vực gia nhập thị trường tiếp tục dẫn đầu trong 15 năm liên tiếp; trong xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); có điểm số trung bình tăng rõ rệt so với các năm trước. Vị trí của Việt Nam cải thiện đáng kể trên một số xếp hạng uy tín; của các Tổ chức quốc tế như: Xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu 2017-2019 tăng 21 bậc.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn quan tâm và chú trọng đến việc nâng cấp; và phát triển hạ tầng kỹ thuật của Hệ thống hàng năm; nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dùng.
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư; xây dựng có chức năng quản lý thống nhất thông tin về đấu thầu trên phạm vi cả nước.
Trong đó bao gồm cơ sở dữ liệu về các gói thầu, và cơ sở dữ liệu của hơn 105.000 nhà thầu; và 34.000 bên mời thầu đăng ký tham gia Hệ thống.
Theo thống kê từ Hệ thống, từ đầu năm 2020 đến nay; đã có khoảng 27.000 gói thầu quy mô nhỏ (chiếm tỷ lệ 77%); với tổng giá trị gói thầu 81.000 tỷ đồng (chiếm 45%) được thực hiện đấu thấu qua mạng. Tỷ lệ đấu thầu qua mạng năm 2020 đến nay tăng gấp hơn 2 lần năm 2019; cả về số lượng và giá trị gói thầu.
Tích hợp các cơ sở dữ liệu quan trọng (Trung tâm điều hành tích hợp)
Hiện tại, Trung tâm đang tiếp tục thực hiện việc tích hợp nhiều hệ thống thông tin; và cơ sở dữ liệu quan trọng khác như; Hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ; Cơ sở dữ liệu cán bộ công chức, viên chức; Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc; Hệ thống chấm công, nhận diện khuôn mặt tích hợp; Hệ thống hội nghị truyền hình; Hệ thống họp thông minh; Hệ thống phân tích thông tin từ nhiều nguồn trên mạng internet,…
Bên cạnh đó; cũng thực hiện tích hợp các số liệu kinh tế – xã hội phục vụ công tác tổng hợp; đánh giá, phân tích của cơ quan quản lý. Các số liệu thời gian thực (real time) đã góp phần giúp công tác phân tích; đánh giá, điều hành công việc hàng ngày của Lãnh đạo Bộ KH&ĐT; và các đơn vị thuộc Bộ chính xác, kịp thời….
Có thể nói, Trung tâm điều hành tích hợp là mô hình thể hiện sự tiên tiến; đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn yêu cầu trong đổi mới quản lý; sáng tạo trong điều hành phát triển kinh tế – xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cũng qua việc xây dựng Trung tâm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thể hiện rõ vai trò đi đầu; về cải cách hành chính nói chung của đất nước (cải cách thể chế); đồng thời khẳng định vai trò đi đầu trong việc cải cách hành chính nội bộ; thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành.
Đây là nền tảng quan trọng để Bộ KH&ĐT; chủ động nắm bắt cơ hội trong việc triển khai các công việc; phù hợp với xu thế phát triển của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; qua đó tạo ra những đóng góp to lớn hơn; cho sự nghiệp phát triển bền vững nền kinh tế – xã hội.
Năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối của nhiệm kỳ khóa XII; để nâng cao chất lượng, hiệu quả CCHC, khắc phục những tồn tại; bất cập trong thời gian vừa qua; nhằm xây dựng và kiến tạo Chính phủ cho một giai đoạn cải cách mới. Nhìn vào thành quả của các nước trên thế giới; Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định, việc triển khai Chính phủ điện tử; mà bước đầu là thông qua việc vận hành Trung tâm điều hành tích hợp là xu hướng tất yếu; góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Bộ. Đây cũng là việc làm cần thiết nhằm đẩy lùi nạn tham nhũng; thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động quốc gia.