PCI 2018: Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện

pci 2018

Ngày 29/03/2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI chính thức công bố kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2018. Kết quả PCI 2018 không có nhiều thay đổi trong danh sách 05 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước so với năm 2017. Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, cải cách hành chính tiếp tục có bước tiến, đó là những điểm sáng nổi bật qua kết quả điều tra PCI năm 2018.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện

Năm tỉnh nằm trong tốp những địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2018 là Quảng Ninh (70,36 điểm), Đồng Tháp (70,19 điểm), Long An (68,09 điểm), Bến Tre (67,67 điểm) và Đà Nẵng (67,65 điểm). Đây là năm thứ hai liên tiếp Quảng Ninh chiếm ngôi vị cao nhất về chất lượng điều hành. Trong khi đó, sau khi đánh mất vị trí đầu bảng năm 2017, Đà Nẵng tiếp tục lùi xuống vị trí thứ 5 của bảng xếp hạng.

TOP 10 PCI lần đầu tiên có sự góp mặt của Thủ đô Hà Nội với bước chuyển rõ rệt về chất lượng của bộ phận một cửa trong đăng ký doanh nghiệp. Có 71% doanh nghiệp tại Hà Nội đánh giá cán bộ am hiểu chuyên môn (năm 2017 là 57%), 86% cho biết cán bộ nhiệt tình, thân thiện (năm 2017 là 53%).

Thành phố Hồ Chí Minh liên tục sụt giảm vị trí trên bảng xếp hạng PCI từ năm 2014 đến nay.

Năm nay, Thành phố đứng vị trí thứ 10, giảm 02 bậc so với năm 2017. Đây là điểm cần hết sức lưu ý bởi Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương chiếm tỷ lệ lớn nhất về số lượng thành lập doanh nghiệp mới cũng như lượng doanh nghiệp đang hoạt động. Là đầu tàu kinh tế của cả nước, Thành phố cần duy trì quyết tâm không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp để góp phần phát triển kinh tế của cả nước.

Hơn thế nữa, Thành phố Hồ Chí Minh là đại diện cho môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trên trường quốc tế (đây là địa phương được Ngân hàng Thế giới lựa chọn làm nơi thực hiện khảo sát, đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam cho Báo cáo Doing Business hàng năm); do vậy, những cải cách trong thủ tục hành chính của Thành phố đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh về môi trường kinh doanh, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.  

Các lĩnh vực đánh giá của PCI 2018

Báo cáo PCI 2018 tiếp tục đánh giá 10 lĩnh vực có ảnh hưởng trong quá trình gia nhập, hoạt động trên thị trường của doanh nghiệp, bao gồm: Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Chi phí không chính thức, Cạnh tranh bình đẳng, Tính năng động, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Tại Báo cáo PCI 2018, Gia nhập thị trường tiếp tục là lĩnh vực có điểm số cao nhất (7,43 điểm) trong 14 năm liền. Một số chỉ số có cải thiện so với năm 2017 là: tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (đều tăng 0,27 điểm); tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh (tăng 0,11 điểm).

Những điểm sáng nổi bật

Chi phí không chính thức giảm

PCI 2018 ghi nhận những cảm nhận tích cực của cộng đồng doanh nghiệp; về nỗ lực của chính quyền trong phòng chống tham nhũng và cắt giảm chi phí không chính thức. Toàn bộ các chỉ tiêu đo lường chi phí không chính thức đều có cải thiện; so với năm 2017 – đây là hiện tượng lần đầu tiên được ghi nhận từ năm 2006. Cụ thể, có 54,8% doanh nghiệp; cho biết phải trả chi phí không chính thức – mức thấp nhất trong 05 năm trở lại đây. Quy mô chi trả chi phí không chính thức cũng đã nhỏ đi; khi chỉ có 7,1% doanh nghiệp cho biết; phải chi trả trên 10% doanh thu cho các loại chi phí này (năm 2015 là 11,1%).

Kết quả điều tra PCI 2018 cũng cho thấy “tham nhũng lớn” có dấu hiệu giảm bớt. Chỉ 30,8% doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức; để đẩy nhanh thủ tục đất đai (năm 2017 là 32%). Chỉ có 39,3% doanh nghiệp cho biết có trả chi phí; không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra (năm 2017 là 51,9%).

Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn

Một điểm đáng mừng khác từ kết quả điều tra PCI 2018; đó là mức độ bình đẳng giữa doanh nghiệp dân doanh; so với khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp FDI đã có sự cải thiện. Cụ thể, chỉ 37% doanh nghiệp cho biết “tình ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài; hơn phát triển khu vực kinh tế tư nhân”, giảm đáng kể so với 41,2% của năm 2017. Hầu hết những hình ưu ái cụ thể đối với doanh nghiệp có phần vốn nhà nước; hoặc doanh nghiệp FDI như thuận lợi hơn trong thủ tục hành chính; trong tiếp cận đất đai đều đã giảm so với năm 2017.

Chính quyền cấp tỉnh năng động, sáng tạo hơn

Các doanh nghiệp cho biết chính quyền cấp tỉnh linh hoạt, sáng tạo hơn; trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, năm 2018, có 76,3% doanh nghiệp đồng ý với nhận định “UBND tỉnh/thành phố linh hoạt; trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; cho các doanh nghiệp tư nhân” – mức cao nhất trong vòng 05 năm qua. Đồng thời, có 60,9% doanh nghiệp nhận thấy “UBND cấp tỉnh/TP rất năng động và sáng tạo; trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh” – con số cao nhất kể từ năm 2006.

Cải cách hành chính tiếp tục có bước tiến

Hầu hết các chỉ tiêu đo lường bởi Chỉ số thành phần Chi phí thời gian trong PCI 2018; đã ghi nhận những cải thiện kể từ năm 2015. Cụ thể, kết quả điều tra cho thấy: thời gian doanh nghiệp phải dành để tìm hiểu; và tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước giảm (có 30,7% doanh nghiệp; cho biết phải dành 10% quỹ thời gian cho việc này, năm 2015 là 35,5%); tính hiệu quả trong giải quyết công việc của cán bộ nhà nước; tăng (74,7% doanh nghiệp có nhận định này, năm 2015 là 67,4%); thủ tục giấy tờ đơn giản hơn (năm 2018 là 74,15, năm 2015 là 51,2%).

Niềm tin kinh doanh (PCI 2018)

Kết quả điều tra PCI 2018 cho thấy mức độ lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp; vẫn duy trì ở mức tương đối cao với 49,3% doanh nghiệp tham gia điều tra; cho biết sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới. Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh với quy mô hiện tại là 42,4%. Khoảng 8,3% còn lại cho biết sẽ giảm quy mô kinh doanh hoặc có kế hoạch đóng cửa.

Mức độ lạc quan về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp; có xu hướng gia tăng theo quy mô của doanh nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn hơn; thì có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động nhiều hơn. Cụ thể, chỉ 41% doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng; sẽ gia tăng quy mô sản xuất kinh doanh; trong khi với nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn từ 200 tỷ đồng trở lên; tỷ lệ doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô hoạt động lên tới 70%.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang