Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 3 năm 2019

So sánh tình hình doanh nghiệp tạm ngừng, giải thể trong tháng 3/2019

Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 3 năm 2019, số doanh nghiệp được thành lập mới là 12.472 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 128.115 tỷ đồng, tăng 54,3% về số doanh nghiệp và 57,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 3 đạt 10,3 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 03 năm 2019

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 3 là 153.665 lao động, tăng 122,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 3 trên cả nước là 4.877 doanh nghiệp, tăng 170,8% so với cùng kỳ năm ngoái.    

Biểu đồ 1. So sánh tình hình tạm ngừng, giải thể doanh nghiệp tháng 03 với tháng 02/2019

So sánh tình hình doanh nghiệp tạm ngừng, giải thể trong tháng 3/2019 với tháng 02/2019 tại biểu đồ 1 cho thấy các chỉ tiêu, gồm: số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 1.373 doanh nghiệp, giảm 51,4%; số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là 3.701 doanh nghiệp, tăng 180,2% (do tháng 02/2019 trùng với thời điểm kỳ nghỉ Tết Âm lịch kéo dài 09 ngày từ 02/02 đến 10/02/2019 nên số ngày làm việc chỉ bằng 2/3 so với tháng 3/2019); số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 1.882 doanh nghiệp, tăng 8,2% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 960 doanh nghiệp, giảm 29,1%.

II. Trong 3 tháng năm 2019               

 1. Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp trong 3 tháng năm 2019

Trong 3 tháng năm 2019, cả nước có 28.451 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,2% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ. Số vốn đăng ký của thành lập doanh nghiệp là 375.499 tỷ đồng, tăng 34,8% so với cùng kỳ. Số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 722.527 tỷ đồng, tăng 48,8% với 8.871 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng 12,4% so cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế là 1.098.026 tỷ đồng, tăng 43,7% so với cùng kỳ.

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 13,2 tỷ đồng, tăng 26,9% so với cùng kỳ.  

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 317.631 lao động, tăng 40,9% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên cả nước là 15.050 doanh nghiệp, tăng 78,1% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 14.761 doanh nghiệp, tăng 20,8% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là 9.508 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 15.331 doanh nghiệp, trong đó có 8.404 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu triển khai từ năm 2018 nhằm loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động; 3.378 doanh nghiệp đang thông báo giải thể và 3.549 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể bên cơ quan đăng ký thuế.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 4.116 doanh nghiệp, tăng 23,9% so với cùng kỳ.

2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quy mô vốn trong 3 tháng năm 2019

Biểu đồ 2: So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quy mô vốn với cùng kỳ 2018

Số liệu thống kê tại Biểu đồ 2 cho thấy, trong 3 tháng năm 2019 tất cả các quy mô vốn đăng ký đều có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể:     

– Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới:

So với cùng kỳ năm 2018, quy mô vốn từ 50-100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng cao nhất 20,4% (383 doanh nghiệp); hai quy mô có tỷ lệ tăng thấp nhất là quy mô vốn từ 20-50 tỷ đồng có tỷ lệ tăng thấp nhất 4,8% (781 doanh nghiệp), quy mô vốn 0-10 tỷ đồng tăng 5,4% (25.369 doanh nghiệp) so với cùng kỳ ( tuy nhiên đây vẫn là quy mô vốn tập trung doanh nghiệp nhiều nhất, chiếm 89,2% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng năm 2019).

– Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 3 tháng năm 2019 vẫn tập trung chủ yếu tại quy mô vốn đăng ký từ 0-10 tỷ đồng với 13.517 doanh nghiệp (chiếm 89,8%) tuy nhiên quy mô vốn này có tỷ lệ tăng thấp nhất so với cùng kỳ năm 2018 là 73,6%. Quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng cao nhất so với cùng kỳ là 248,1% (188 doanh nghiệp).

– Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn:

Số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 50-100 tỷ đồng có xu hướng đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng cao nhất so với cùng kỳ 2018 là 49,3% (112 doanh nghiệp).

– Doanh nghiệp đã thực hiện giải thể:

Thống kê tại Biểu đồ 2 cho thấy, các doanh nghiệp có quy mô vốn từ 20-50 tỷ động có tỷ lệ giải thể tăng cao nhất so với cùng kỳ với tỷ lệ tăng 56,7% (94 doanh nghiệp); quy mô vốn lớn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ giải thể thấp nhất so với cùng kỳ với tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng là 4,1% (51 doanh nghiệp).

– Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:

Biểu đồ  3: Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy mô vốn

Số liệu thống kê tại Biểu đồ 3 cho thấy, các doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký chủ yếu tập trung tại khu vực doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng với 8.685 doanh nghiệp (chiếm 91,3% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ thấp nhất là 0,7% (62 doanh nghiệp).

– Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể:

Biểu đồ  4: Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể  theo quy mô vốn

Trong 3 tháng năm 2019 cũng ghi nhận số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng với 14.127 doanh nghiệp (chiếm 92,1% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vốn từ 50-100 tỷ đồng và trên 100 tỷ đồng có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể thấp nhất so với các quy mô vốn còn lại lần lượt là 1,0% (159 doanh nghiệp) và 0,9% (138 doanh nghiệp).

3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo vùng lãnh thổ trong 3 tháng năm 2019

–  Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ:

Tình hình doanh nghiệp phân theo vùng lãnh thổ trong 3 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 có một số đặc điểm như sau:  

+ Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là các khu vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng năm 2019 cao, lần lượt là 11.831 doanh nghiệp (chiếm 41,6% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước) và 8.621 doanh nghiệp (chiếm 30,3%); Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc là hai khu vực có lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất lần lượt là 753 doanh nghiệp (chiếm 2,6%) và 1.074 doanh nghiệp (chiếm 3,8%).

Thống kê tại Biểu đồ 5 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới so với cùng kỳ năm trước tăng ở hầu hết các khu vực trên cả nước, trong đó Tây có mức tăng lớn nhất 15,0% (753 doanh nghiệp). Trung du và miền núi phía Bắc là khu vực duy nhât trong cả nước có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ 6,3% (1.074 doanh nghiệp).     

+ Về số vốn đăng ký, khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 217.084 tỷ đồng, chiếm 57,8% tổng số vốn đăng ký của cả nước; đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 85.729 tỷ đồng, chiếm 22,8% tổng số vốn đăng ký của cả nước; khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long là hai khu vực có tổng số vốn đăng ký ít nhất lần lượt là 9.362 tỷ đồng (chiếm 2,0%) và 10.435 tỷ đồng (chiếm 2,8%).        

Về tỷ lệ vốn đăng ký so với cùng kỳ, khu vực là Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực duy nhất có tỷ lệ vốn đăng ký giảm so với cùng kỳ 46,9% (10.435 tỷ đồng), các khu vực còn lại đều có sự gia tăng so với cùng kỳ.

Biểu đồ 5. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ so cùng kỳ

Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân, trong 3 tháng năm 2019, khu vực Đông Nam Bộ đạt cao nhất là 18,3 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc đạt 14,6 tỷ đồng/doanh nghiệp; khu vực Đồng bằng Sông Hồng chỉ đạt ở mức thứ tư trong toàn khu vực (9,9 tỷ đồng)… Khu vực Tây Nguyên tiếp tục xếp thứ ba trên cả nước (12,4 tỷ đồng). Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng vốn bình quân thấp nhất, chỉ đạt 4,9 tỷ đồng.  

+ Về số lao động đăng ký, qua thống kê cho thấy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 91.080 lao động, chiếm 28,7% tổng số lao động đăng ký; Tây Nguyên có 4.651 lao động đăng ký, là khu vực có số lao động đăng ký thấp nhất so với các khu vực còn lại, chỉ chiếm 1,5% tổng số lao động đăng ký.  

Về tỷ trọng lao động đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp, trong 3 tháng năm 2019, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt cao nhất là 33,8 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đạt 20,4 lao động/doanh nghiệp; Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai khu vực có tỷ trọng lao động bình quân thấp nhất cả nước, lần lượt là 6,2 và 6,3 lao động/doanh nghiệp.    

– Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và giải thể theo vùng lãnh thổ:

Biểu đồ 6. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh; có thời hạn và giải thể theo vùng lãnh thổ so cùng kỳ

+ Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:

So với cùng kỳ năm 2018, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 3 tháng năm 2019; tăng đều tại tất cả các khu vực, trong đó Đồng bằng Sông Hồng; là khu vực có mức tăng cao nhất cả nước 109,8% (4.678 doanh nghiệp); Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực có mức tăng thấp nhất 46,3% (960 doanh nghiệp).

+ Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn:

Trong 3 tháng năm 2019, các khu vực đều ghi nhận số lượng doanh nghiệp; tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng so với cùng kỳ năm 2018; cụ thể: Đồng bằng Sông Hồng; là khu vực có tỷ lệ tăng cao nhất cả nước 29,2% (4.976 doanh nghiệp); Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; là khu vực có tỷ lệ tăng thấp nhất cả nước 8,7% (2.812 doanh nghiệp).

+ Doanh nghiệp giải thể:

So với cùng kỳ năm 2018, số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể đều tăng; so với cùng kỳ tại hầu hết các khu vực trong cả nước trong đó; Bắc Trung Bộ là khu vực có tỷ lệ tăng cao nhất cả nước 63,2% (777 doanh nghiệp); trong khi đó, Trung du và miền núi phía Bắc; là khu vực duy nhất là tỷ lệ doanh nghiệp giải thể giảm; so với cùng kỳ 1,4% (215 doanh nghiệp)..

– Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:

Biểu đồ  7: Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo vùng lãnh thổ

Biểu đồ 7 cho thấy Khu vực Đồng bằng Sông Hồng; và Đông Nam Bộ là hai khu vực có số lượng doanh nghiệp; không hoạt động tại địa chỉ đăng ký lớn nhất trong cả nước; tỷ lệ lần lượt là 40,6% (3.861 doanh nghiệp) và 25,0% (2.379 doanh nghiệp).

– Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể:

Thống kê tại Biểu đồ 8 cho thấy số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; chờ làm thủ tục giải thể chủ yếu tập trung tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng; với 8.254 doanh nghiệp (chiếm 53,8% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước). Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; là hai khu vực có tỷ lệ thấp nhất; so với các khu vực còn lại, lần lượt là 3,5% (543 doanh nghiệp) và 1,7% (265 doanh nghiệp).

đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2019 tạm ngưng hoạt động

Biểu đồ 8: Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; chờ làm thủ tục giải thể theo vùng lãnh thổ

4. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động trong 3 tháng năm 2019

– Theo lĩnh vực hoạt động:

Tình hình doanh nghiệp thành lập mới chia theo lĩnh vực hoạt động trong 3 tháng năm 2019; so với cùng kỳ năm 2018 có một số đặc điểm như sau:

+ Về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; tập trung nhiều nhất ở các ngành như: Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 10.638 doanh nghiệp, chiếm 37,4%; Xây dựng có 3.801 doanh nghiệp, chiếm 13,4%; Công nghệ chế biến, chế tạo có 3.613 doanh nghiệp, chiếm 12,7%. Các ngành, lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ít nhất là; Vận tải kho bãi có 1 doanh nghiệp, chiếm 0,004%; Khai khoáng có 128 doanh nghiệp, chiếm 0,4%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 187 doanh nghiệp, chiếm 0,7%.

Số liệu thống kê tại Biểu đồ 9 và 10 cho thấy trong 3 tháng năm 2019; tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng ở hầu hết các ngành so với cùng kỳ năm 2018; trong đó các ngành có mức tăng cao là: Hoạt động dịch vụ khác tăng 36,8% (312 doanh nghiệp); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 28,1% (187 doanh nghiệp); Kinh doanh bất động sản tăng 26,3% (1.548 doanh nghiệp).

Bốn ngành nghề có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký giảm so với cùng kỳ năm trước; trong đó Vận tải kho bãi là ngành có tỷ lệ giảm nhiều nhất là 99,9%.
ngành nghề đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2019 giảm

Biểu đồ 9: Lĩnh vực hoạt động có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ

đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2019 tăng trở lại

Biểu đồ 10: Lĩnh vực hoạt động có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ

+ Một số ngành nghề có số vốn đăng ký lớn nhất; là: Kinh doanh bất động sản có 117.470 tỷ đồng; chiếm 31,3% trên tổng số vốn đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 61.535 tỷ đồng, chiếm 16,4%;

Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp; một số ngành có tỷ trọng cao như: Kinh doanh bất động sản đạt 75,9 tỷ đồng/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas đạt 59,8 tỷ đồng; Khai khoáng đạt 20,8 tỷ đồng.     

+ Về số lao động đăng ký tại các ngành cho thấy; một số ngành thu hút nhiều lao động gồm có: Công nghiệp chế biến; chế tạo có 169.799 lao động, chiếm 53,5% trên tổng số lao động đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 60.813 lao động, chiếm 19,1%.  

Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp; cao hơn so với các ngành còn lại là: ngành Công nghiệp chế biến; chế tạo có 47,0 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng có 11,5 lao động/doanh nghiệp.

– Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh; có thời hạn và giải thể theo lĩnh vực hoạt động:
đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2019 quay trở lại hoạt động

Biểu đồ 11: Tnh hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và giải thể theo lĩnh vực hoạt động so với cùng kỳ

+ Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:

Thống kê số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động phân theo lĩnh vực cho thấy; trong 3 tháng năm 2019 số lượng doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 5.652 doanh nghiệp; chiếm 37,6% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; Xây dựng có 2.291 doanh nghiệp, chiếm 15,2% trên tổng số doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.848 doanh nghiệp, chiếm 12,3% trên tổng số doanh nghiệp.         

So với cùng kỳ năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; trong 3 tháng năm 2019 tăng ở tất cả các ngành. Trong đó, một số ngành có tỷ lệ tăng cao là: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (141,0%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (133,1%); Kinh doanh bất động sản (108,8%).

– Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn:

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 5.773 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 39,1% trên tổng số; Xây dựng có 2.150 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 14,6%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.822 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 12,3%.

 Xét tỷ lệ tăng/giảm, trong 3 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018; hầu hết các ngành đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng; trừ ngành Hoạt động dịch vụ khác giảm so với cùng kỳ (2,2%). Trong đó các lĩnh vực có tỷ lệ tăng cao là: Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (79,7%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (58,1%); Kinh doanh bất động sản (46,8%).

– Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể:

Số doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 1.744 doanh nghiệp, chiếm 42,4%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 421 doanh nghiệp, chiếm 10,2%.

Thống kê tại Biểu đồ 11 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 3 tháng năm 2019; tăng ở hầu hết các ngành so với cùng kỳ năm 2018, trừ ba ngành có tỷ lệ giảm; so với cùng kỳ là: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 14,0%); Khai khoáng (giảm 6,9%) và Công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 2,8%).

– Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:

Biểu đồ 12 cho thấy, số lượng doanh nghiệp không hoạt động; tại địa chỉ đã đăng ký chủ yếu tập trung tại các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 3.259 doanh nghiệp (chiếm 34,3% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); Xây dựng với 1.454 doanh nghiệp (chiếm 15,3%); Công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.135 doanh nghiệp (chiếm 11,9%). Các ngành có tỷ lệ thấp nhất lần lượt là: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (0,7%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (0,4%).

Biểu đồ  12. Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo lĩnh vực hoạt động

tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2019 theo lĩnh vực hoạt động
– Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể:
đăng ký doanh nghiệp tháng 3 2019

Biểu đồ 13: Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng; chờ hoàn thành thủ tục giải thể theo lĩnh vực hoạt động

Biểu đồ 13 cho thấy, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; chờ hoàn thành thủ tục giải thể tập trung tại các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 6.133 doanh nghiệp (chiếm 40,0% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); Xây dựng với 2.189 doanh nghiệp (chiếm 14,3%); Công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.875 doanh nghiệp (chiếm 12,2%). Các ngành có tỷ lệ thấp nhất lần lượt là: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (0,9%); Khai khoáng (0,7%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (0,3%).

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang