PCI 2017 – Tín hiệu khởi sắc về môi trường kinh doanh

tín hiệu khởi sắc về môi trường kinh doanh

Ngày 22/03/2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI chính thức công bố kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017. Báo cáo PCI 2017 cho thấy những thông tin khởi sắc với điểm số PCI bình quân cao nhất từ trước đến nay, trong đó, gần như tất cả các tỉnh đều tăng điểm. Điều này phản ánh rằng về môi trường kinh doanh ở cấp địa phương đã có nhiều cải thiện. Ở cấp độ quốc gia, những chỉ số phản ánh vấn đề chi phí không chính thức và thủ tục hành chính đang được cải thiện mạnh mẽ – điều này củng cố thêm cho khẳng định: Việt Nam đang ngày một trở thành điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Những tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng và những tỉnh có nhiều cải thiện chất lượng điều hành nhất PCI 2017 (Về môi trường kinh doanh)

Năm tỉnh nằm trong tốp những địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2017 là Quảng Ninh (70,7 điểm), Đà Nẵng (70,1 điểm), Đồng Tháp (68,8 điểm), Long An (66,7 điểm) và Bến Tre (66,7 điểm). Quảng Ninh là tỉnh có chất lượng điều hành liên tục được xếp trong tốp 5 cả nước kể từ năm 2013 đến nay. Đà Nẵng xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng năm nay, sau 4 năm liền giữ vị trí đầu bảng. Các khu vực có chất lượng điều hành tốt trong năm 2017 là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh.

Những tỉnh có sự cải thiện lớn nhất qua các năm là: Bạc Liêu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Hà Tĩnh ở khu vực Bắc Trung Bộ và Thái Bình ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Hai trong số những tỉnh tốt nhất năm nay cũng nằm trong danh sách các tỉnh có mức cải thiện điểm số cao đó là Quảng Ninh và Long An.

Các lĩnh vực cải cách

Trong giai đoạn 2006-2017, những lĩnh vực có nhiều chuyển biến tích cực  nhất được ghi nhận là Gia nhập thị trường, tiếp đến là Tính năng động, Đào tạo lao động và Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, lĩnh vực Gia nhập thị trường tiếp tục đứng đầu về điểm số trong 12 năm liền điều tra PCI với 7,84/10 điểm. Ngược lại, một số lĩnh vực gần như không có chuyển biến là Tính minh bạch và Thiết chế pháp lý; một số lĩnh vực giảm điểm rõ rệt là Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất.

Một số xu hướng nổi bật năm 2017 (Về môi trường kinh doanh)

Chi phí không chính thức giảm

Trong hai năm 2016-2017, có thể thấy với sự quyết tâm của Lãnh đạo các cấp trong việc phòng, chống tham nhũng, thể hiện qua nhiều vụ án tham nhũng lớn được điều tra, xét xử. Sau nhiều năm chỉ số đo lường chi phí không chính thức liên tục tăng, thì năm 2017 ghi nhận có sự giảm đáng kể ở 03 chỉ tiêu đo lường về tham nhũng: (i) Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng việc chi trả chi trả chi phí không chính thức là phổ biến, (ii) Tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập mà doanh nghiệp phải bỏ ra hằng năm để chi các khoản không chính thức cho cán bộ nhà nước; (iii) Chi trả “hoa hồng” là điều bắt buộc để đảm bảo trúng thầu.

Thủ tục hành chính được cải thiện

Ngày từ đầu năm 2017, Chính phủ đã ban hành một loạt các sáng kiến; nhằm giảm gánh nặng thủ tục hành chính. Những nỗ lực này đang cho thấy những thành tựu đáng kể. Lần đầu tiên trong suốt nửa thập kỷ qua; lĩnh vực này ghi nhận có sự cải thiện – chỉ 30% doanh nghiệp; cho biết phải dành trên 10% thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật. Bên cạnh đó, 72% doanh nghiệp tại tỉnh trung vị đánh giá các cán bộ công chức; giải quyết công việc hiệu quả, 52% doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy tờ đơn giản; và 92% cho biết phí, lệ phí được công khai. Đây đều là những con số cao kỷ lục từ trước đến nay.

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất có chiều hướng khó khăn hơn

Kết quả điều tra cho thấy doanh nghiệp đang ngày càng gặp nhiều khó khăn; trong việc tiếp cận đất đai, mở rộng mặt bằng kinh doanh. Họ cũng cảm thấy mức độ rủi ro bị thu hồi đất gia tăng. Tỷ lệ doanh nghiệp có đất và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm nhẹ; so với năm 2016 và thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục; từng được ghi nhận trong năm 2012 và 2013. 40% doanh nghiệp trả lời cho biết sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; họ gặp phải rất nhiều phiền hà trong các thủ tục quy định khác của tỉnh.

Khoảng 32% doanh nghiệp trả lời đánh giá quy hoạch đất đai của tỉnh; chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp; khiến nhiều lô đất xa cơ sở hạ tầng hiện có hoặc ở các địa điểm thuận tiện; chẳng hạn như lân cận các cơ sở gây ô nhiễm hoặc quá gần các khu dân cư. Cuối cùng, một phần tư các doanh nghiệp; nhận định rằng việc cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai chưa thuận lợi, nhanh chóng.

An ninh trật tự được đảm bảo nhưng vẫn có một bộ phận doanh nghiệp lo ngại (Về môi trường kinh doanh)

Một hiệu ứng đáng lo ngại của việc Việt Nam bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình; đó là đô thị hóa và tăng trưởng nhanh; cùng với đó là sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng; có thể kéo theo sự gia tăng của tình trạng tội phạm. Những mối lo ngại này đã ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy rằng, đa số (56%) doanh nghiệp; đánh giá tình hình an ninh, trật tự tại địa phương là tốt.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp bày tỏ mối lo ngại về vấn đề này; với 14,5% cho biết họ bị trộm cắp đột nhập trong năm qua. Điều tra trung bình cho thấy tài sản bị mất là khoảng 15 triệu đồng; một số doanh nghiệp mất đến trên 500 triệu đồng. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, con số này; chiếm một phần đáng kể trong doanh thu hằng năm của họ.

Kết quả đáng mừng (Về môi trường kinh doanh)

Kết quả điều tra PCI 2017 cho thấy tín hiệu lạc quan khi 52% số doanh nghiệp; tham gia điều tra PCI cho biết họ dự định tăng quy mô hoạt động trong hai năm tới; tăng 4 điểm phần trăm so với năm 2016. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục hoạt động với quy mô hiện tại là 40%; trong khi số lượng các doanh nghiệp có kế hoạch giảm quy mô; hoặc đóng cửa là rấp thấp, chỉ 8%.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang