Chỉ một bộ thủ tục quốc gia cho cùng một việc

chỉ một bộ thủ tục quốc gia cho cùng một việc

Cùng với những giải pháp đồng bộ mà Chính phủ đang triển khai; để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp; thiết nghĩ rất cần một bộ thủ tục hành chính duy nhất; công bố ở một cổng thông tin duy nhất; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, minh bạch, chuẩn mực; giúp giảm chi phí tuân thủ pháp luật ở mức thấp nhất; nhưng hiệu quả thực thi pháp luật đạt được cao nhất. Việc này cũng chính là thực hiện nghiêm túc, hiện quả chủ trương hết sức đúng đắn; là một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Từ một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính của Nghị quyết Trung ương

Ngày 25/10/2017, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW (dưới đây viết tắt là Nghị quyết) Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Nghị quyết nêu những vấn đề rất hệ trọng, quyết tâm thực hiện,giải quyết các vấn đề đã tồn đọng từ lâu, trong đó có việc sẽ làm cắt giảm biên chế mạnh mẽ.

Phân tích tình hình, Nghị quyết nêu:

“… tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp…

… Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chuyển biến chậm, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy đã quan tâm đầu tư nhiều cho kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhưng hiệu quả tác động vào việc tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và tinh giản biên chế chưa tương xứng”

Phần nhiệm vụ, giải pháp, Nghị quyết yêu cầu: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo để một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính” 

Đến một bộ thủ tục hành chính duy nhất, công bố ở một cổng thông tin duy nhất

Để cụ thể hóa Nghị quyết, chắc chắn Chính phủ, các bộ, ngành các địa phương phải đồng loạt rà soát, xử lý, phân định, cắt giảm nhiều phần việc, nhiều người. Trong đó có lẽ cần sớm xem xét việc hiện nay, chúng ta đang yêu cầu các sở ngành, các địa phương tự rà soát, chuẩn hóa, công bố đủ các loại bộ thủ tục hành chính có đúng với tinh thần này không? Chưa có thống kê nào cho thấy lượng công việc này chiếm bao nhiêu thời gian, chi phí của các sở, ngành, địa phương nhưng chỉ ước tính cũng có thể thấy con số là không nhỏ, trong khi hiệu quả chưa được đánh giá cụ thể, thì rất nhiều bất cập, lãng phí thời gian, nhân lực, công sức là có thể nhìn thấy rất rõ.

Phải chăng việc các sở, ngành, địa phương rà soát, rồi chuẩn hóa, từ đó công bố công khai các thủ tục – trên cơ sở các quy định của Trung ương – là để phù hợp với tình hình thực tế của từng nơi? Rồi thông qua hoạt động này, phát hiện những bất cập để kiến nghị sửa đổi, bổ sung?

Thế nhưng trên thực tế, việc này đang gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. “Cùng một việc mà nhiều bộ thủ tục như thế thì người dân, doanh nghiệp biết tra cứu bộ thủ tục nào? Không lẽ tỉnh này khác tỉnh kia về thủ tục hành chính?”, bà Trần Thanh Quỳnh, Công ty TNHH phát triển đầu tư JAVIA đặt vấn đề.

Luật sư Trần Thanh Huyền (Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự) thì chia sẻ:

“Chúng tôi sợ nhất các điều kiện tự các địa phương đặt ra vì với một bộ hồ sơ đã được chấp thuận ở địa phương này rồi nhưng có thể lại không được chấp nhận ở địa phương khác. Với tình huống này, chúng tôi rất khó giải thích cho các nhà đầu tư”.

Vậy, đối với từng lĩnh vực, liệu chúng ta có thể xây dựng một bộ thủ tục hành chính với một cổng công bố thủ tục hành chính duy nhất áp dụng cho cả nước được không?

Hiện nay việc quy định các địa phương tự rà soát và công bố bộ thủ tục hành chính đang áp dụng tại địa phương nhưng chủ yếu theo quy định do Trung ương quy định; trong khi đó, chỉ cấp Chính phủ trở lên mới có thẩm quyền quy định về thủ tục hành chính và Bộ, ngành hướng dẫn chi tiết, vì vậy, chỉ cần các Bộ, ngành tự rà soát và công bố, các địa phương (Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở ngành) nếu có Cổng riêng thì tạo đường liên kết, vừa tiết kiệm nguồn lực của cơ quan nhà nước cấp địa phương, vừa dễ dàng, thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thống nhất, không tạo đặc thù riêng.

một bộ thủ tục hành chính duy nhất

Công việc rà soát thủ tục tại địa phương nên bỏ mà nên thay bằng việc “hậu kiểm nghiệp vụ” đối với các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính. 

Sẽ có không ít người nói là không được; vì những “đặc thù” rất khác nhau của các địa phương, cơ quan. Chuyện này cũng giống như khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Cổng Thông tin; đăng ký doanh nghiệp quốc gia có rất nhiều ý kiến phản đối với đủ lý do. Trong đó có cả những lý do chính đáng như một số tính năng của Cổng thông tin; duy nhất này không ưu việt bằng tính năng tại các Cổng thông tin của địa phương.

Thế nhưng trên thực tế, trên 150 triệu lượt truy cập cho tới nay; đã phần nào chứng minh tính ưu việt trong hoạt động của Cổng Thông tin nói trên. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong hơn 10 năm qua; cũng ghi nhận sự tăng điểm liên tục đối với lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; một phần nhờ việc vận hành Cổng Thông tin này.

Nếu Bộ Kế hoạch và Đầu không quyết tâm làm bằng được; và không có sự phối hợp có hiệu quả của Bộ Tài chính, các cơ quan, các địa phương; và sự hậu thuẫn của Chính phủ, thì hẳn cho tới nay; vẫn tình trạng mỗi địa phương một phần mềm; mỗi địa phương công bố một bộ thủ tục liên quan đến lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.

Cũng có người cho rằng, thủ tục đăng ký kinh doanh rõ ràng, minh bạch, độc lập, tự làm, tự chịu trách nhiện thì mới làm được như vậy

Những lĩnh vực khác sẽ rất khó vì liên quan “chằng chịt” trên dưới, trong ngoài; nhiều cơ quan tham gia vào quá trình thực hiện thủ tục mới ra được kết quả.

Ý kiến này có phần đúng nhưng chưa đủ. Bởi càng nhiều cơ quan liên quan lại càng cần một bộ thủ tục hành chính; duy nhất quy định rõ trách nhiệm, công việc, hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục hành chính… của từng cơ quan. Người dân, doanh nghiệp cần sẽ tự tra cứu và tuân thủ; không “xé lẻ”, không “cắt khúc”, không “phân đoạn” theo từng cơ quan như cách làm lâu nay.

Ví dụ, hiện nay, một doanh nghiệp muốn mở cây xăng thì họ phải tra cứu quy hoạch được Sở Công Thương công bố, nếu thấy phù hợp thì liên hệ với Sở Công Thương để Sở cho ý kiến, sau khi có ý kiến nhất trí thì doanh nghiệp tiếp tục phải làm việc, xin ý kiến các cơ quan khác có liên quan như Công an, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, chính quyền địa phương các cấp nơi đặt cây xăng và còn một số cơ quan khác nữa. Nhiều doanh nghiệp phản ánh không biết phải đi bao nhiêu nơi; làm bao nhiêu bộ hồ sơ, mất bao nhiêu thời gian; thì mới có thể hoàn thành đầy đủ các thủ tục.

Cuối tháng 9/2017, Bộ Công Thương được Thủ tướng khen, được cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng, kỳ vọng

Vì đã lên phương án cắt giảm đến 675 điều kiện kinh doanh. Tháng 10/2017, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; cũng đã có những động thái rất tích cực nhằm cắt giảm các điều kiện kinh doanh. Thời gian tới chắc chắn các bộ, ngành khác nhất định cũng không thể khoanh tay đứng nhìn. Đương nhiên, cùng với việc cắt giảm điều kiện, thủ tục; thì các bộ thủ tục hành chính phải được làm lại, phê duyệt lại, công bố lại. Nếu chúng ta vẫn duy trì cách làm như hiện nay; thì có nghĩa là 63 tỉnh, thành; cũng sẽ phải cùng sửa đổi, phê duyệt,công bố lại hàng loạt các bộ thủ tục.

Hơn thế nữa thời gian tới, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ; việc cắt giảm sẽ là thường xuyên, liên tục (Một bộ thủ tục)

Do vậy, không có gì đảm bảo là các địa phương sẽ theo kịp tiến độ, tình hình. Thực tế cho thấy không ít địa phương vẫn sử dụng những bộ thủ tục; đã hết “đát”, vẫn căn cứ vào các quy phạm pháp luật hết hiệu lực; lí do đơn giản mà người viết từng nghe ở nhiều nơi; là “luật pháp thay đổi nhiều quá, nhanh quá; trong khi nguồn nhân lực lại có hạn nên tất yếu là không thể sửa đổi, bổ sung kịp”.

Thậm chí, không phải không có tình trạng rất tệ hại mà người dân,doanh nghiệp đã từng phản ánh; khi đã có cơ quan “dám” quy định thêm những thủ tục, hồ sơ “bắt” người dân; doanh nghiệp phải thực hiện, kiểu “phép vua thua lệ làng”.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang