Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới 2016 – tăng cường kết nối

diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới 2016

Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới (Corporate Registers Forum – CRF) đã được tổ chức thành công tại thành phố Cardiff – Vương quốc Anh

Diễn đàn Đăng ký kinh doanh thế giới là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế hoạt động vì lợi ích của các nhà quản lý và các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên thế giới. Mục tiêu của Diễn đàn là mang đến cho các thành viên cơ hội tiếp cận những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên thế giới và trao đổi kinh nghiệm, thông tin về các vấn đề hiện tại và tương lai của hệ thống đăng ký kinh doanh các nước.

Năm nay, Diễn đàn được tổ chức tại thành phố Cardiff, Vương quốc Anh trong thời gian từ ngày 09-13/5/2016 với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia. Ngoài những vấn đề phổ biến mà các cơ quan đăng ký kinh doanh gặp phải trong quá trình hoạt động và những kinh nghiệm, giải pháp xử lý những vấn đề này vốn cũng đã được đề cập và thảo luận ở những Hội nghị trước đây của CRF, Hội nghị lần này cũng giới thiệu những nội dung mới liên quan đến vấn đề đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp và những nội dung khác có liên quan phát sinh trong thực tiễn, cụ thể:

– Cải cách khung khổ pháp lý và tổ chức bộ máy đăng ký kinh doanh, tăng cường phối hợp liên ngành:

Thực tiễn tại nhiều quốc gia đã chứng minh rằng, cải cách lĩnh vực đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của bộ máy đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài việc chuẩn hóa và đơn giản quy định, quy trình, thủ tục gia nhập thị trường, cắt giảm chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, các quốc gia cần chú ý vấn đề trao đổi thông tin, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Mô hình hợp tác phổ biến là phối hợp thông qua đầu mối là cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bên cạnh đó, tại Hội nghị, có đại biểu cũng đề cập: sau giai đoạn cải cách ban đầu nhằm cắt giảm chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, cần chuyển sang giai đoạn cải cách, đổi mới toàn diện hơn với việc chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức và quan tâm tới thị trường lao động, việc làm. Để hỗ trợ quá trình chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức, các chuyên gia gợi ý những nội dung sau: đơn giản hóa quy định pháp lý; phổ biến quy định về việc kê khai và nộp thuế; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến kinh doanh và đào tạo; hỗ trợ thực hiện các thủ tục liên quan đến ngân hàng; hỗ trợ thực hiện các nghĩa vụ thuế.

cải cách khung khổ pháp lý và tổ chức bộ máy đăng ký kinh doanh

– Các nội dung liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi sang quản lý đăng ký kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số:

Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp nói riêng là xu thế tất yếu và các quốc gia cần chuẩn bị tốt cho lĩnh vực này, từ quy định về pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin, hạ tầng cơ sở, nhân lực, nguồn lực tài chính cũng như những vấn đề phát sinh trong quản lý trên nền tảng điện tử.

Một số kinh nghiệm chuyển sang nền tảng quản lý kỹ thuật số được các đại biểu chia sẻ tại Hội nghị: cần xây dựng lộ trình triển khai, áp dụng công nghệ thông tin dài hạn để chủ động kiểm soát và xác định nhu cầu duy trì, vận hành, bảo trì, thay thế thiết bị và nâng cấp hệ thống; nguồn lực về tài chính và con người cần thiết; định kỳ nghiên cứu, cải tiến quy trình nghiệp vụ và thiết kế lại quy trình nghiệp vụ hiện tại, xác định những nội dung không hiệu quả và thay đổi quy trình để hỗ trợ hiệu quả hơn cho cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh cung cấp và sử dụng các dịch vụ công qua mạng điện tử, ví dụ như đăng ký qua mạng, nộp báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính…

Một số nước cũng đã phát triển và đưa vào áp dụng trên thực tế các ứng dụng dịch vụ công trên nền tảng di động.

Ngoài các vấn đề chung, Hội nghị cũng giới thiệu nội dung chuyên sâu về kỹ thuật liên quan tới quản lý thông tin đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp với ứng dụng chuẩn XBRL – ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng (eXtensible Business Reporting Language) được sử dụng chung cho các hệ thống ngân hàng, tài chính và trong lĩnh vực kê khai thông tin của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại một số quốc gia.

Việc sử dụng XBRL mang lại nhiều lợi ích do khi áp dụng chung hệ thống chuẩn mực, các công ty không phải nộp báo cáo quá nhiều lần cho nhiều tổ chức khác nhau, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy mạnh việc công khai thông tin của doanh nghiệp. Việc áp dụng XBRL cho các hệ thống của cơ quan quản lý cũng đem lại nhiều lợi ích như: tiếp nhận báo cáo tự động, nhanh chóng, hỗ trợ công tác thống kê, nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tiếp nhận được và thông tin công bố cho cộng đồng.

– Tầm quan trọng của Cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp:

Hội nghị tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp cũng như sự cần thiết phải duy trì được tính đầy đủ, chính xác, cập nhật của các thông tin trong cơ sở dữ liệu này. Theo các đại biểu, cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp có vai trò là một nguồn thông tin chính thống, có giá trị pháp lý và đáng tin cậy về doanh nghiệp, và điều này được quyết định bởi mức độ chính xác, tính đầy đủ và cập nhật của thông tin lưu trữ trong đó. Các đại biểu cũng chia sẻ những kinh nghiệm cụ thể trong quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu hiệu quả.

Ngoài ra, các đại biểu cũng quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin, chống đánh cắp và sử dụng dữ liệu định danh doanh nghiệp trong bối cảnh loại hình tội phạm này có xu hướng gia tăng trên thế giới dưới nhiều hình thức như sử dụng các thông tin định danh doanh nghiệp, làm giả hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp với những mục đích phi pháp và thu lợi bất chính, lừa đảo các tổ chức, cá nhân (ngân hàng, chủ doanh nghiệp, chủ nợ, và thậm chí cả cơ quan nhà nước).

– Mã số định danh pháp nhân (Legal Entity Identifier):

Mã số định danh pháp nhân (LEI) là một mã số duy nhất gắn liền và định danh một pháp nhân. Hiện tại, chưa có một thỏa thuận chung nào giữa các quốc gia về sử dụng mã số định danh pháp nhân chung trên toàn cầu, tuy nhiên, một số quốc gia cũng đã có đưa ra sáng kiến xây dựng quy chuẩn chung áp dụng trên toàn thế giới cho việc sử dụng mã số định danh pháp nhân.

Việc áp dụng quy định thống nhất về mã số định danh pháp nhân không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các giao dịch kinh tế, thương mại trên toàn cầu

Mà còn tạo điều kiện cho các quốc gia hợp tác, chia sẻ thông tin về doanh nghiệp thuận lợi và hiệu quả hơn. Năm 2011, Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới đã đề nghị Hội đồng Bình ổn Tài chính FSB (Financial Stability Board) thuộcTổ chức Quốc tế các Ủy ban chứng khoán IOSCO (Internatinal Organization of Securities Commission) nghiên cứu và xây dựng cơ chế áp dụng mã số định danh pháp nhân chung trên toàn cầu.

Năm 2014, Tổ chức Mã số định danh pháp nhân toàn cầu (Global Legal Entity Identifier Foundation- GLEIF) được thành lập để hỗ trợ và triển khai việc áp dụng mã số định danh pháp nhân. Tính đến 31/3/2016, cơ sở dữ liệu của GLEIF lưu trữ tổng số hơn 440.000 mã số định danh pháp nhân, chủ yếu của các doanh nghiệp ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Dữ liệu về mã số định danh pháp nhân được cung cấp miễn phí cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu thông qua website của GLEIF.

– Vấn đề tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp về cập nhật thông tin, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước:

Đây cũng là vấn đề chung của nhiều quốc gia. Các biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật; hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và thực hiện các nghĩa vụ thông tin, báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước; đơn giản hóa quy định, quy trình, thủ tục cập nhật thông tin, báo cáo để khuyến khích doanh nghiệp; áp dụng các hình thức xử phạt nếu doanh nghiệp vi phạm.

Kinh nghiệm cụ thể được chia sẻ tại Hội nghị là chia đối tượng áp dụng pháp luật thành nhiều nhóm và có các biện pháp

Hình thức tương ứng với từng nhóm: với nhóm sẵn sàng tuân thủ quy định của pháp luật, cần cung cấp đầy đủ thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện các quy định của pháp luật, ví dụ triển khai các ứng dụng dịch vụ công qua mạng điện tử hỗ trợ việc kê khai, cập nhật thông tin, báo cáo của doanh nghiệp. Với nhóm có tinh thần tôn trọng pháp luật nhưng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các quy định, có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn. Với nhóm đối tượng không muốn tuân thủ pháp luật, cần áp dụng các biện pháp thanh tra, kiểm tra.

Đối với nhóm đối tượng vi phạm quy định của pháp luật, cần có các biện pháp xử phạt nghiêm như xóa tên khỏi cơ sở dữ liệu đăng ký; hạn chế quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp của các cá nhân vi phạm, hoặc đưa ra giải quyết tại Tòa án.Ngoài ra, biện pháp kinh tế cũng được khuyến nghị, theo đó, nếu doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ kê khai, cập nhật thông tin theo quy định của pháp luật, có thể bị phạt tiền và tăng dần mức phạt, tương ứng với mức độ vi phạm.

– Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia:

Hội nghị giới thiệu một số mô hình hợp tác, chia sẻ; thông tin dữ liệu giữa các quốc gia ở cấp độ khu vực. Mô hình của các nước trong Liên minh châu Âu EU – nền tảng thông tin tập trung (EU Central Platform); hỗ trợ việc chia sẻ, kết nối thông tin; giữa các quốc gia/nền kinh tế thành viên, giúp cập nhật nhanh; và hiệu quả hơn thông tin về doanh nghiệp trên thị trường. Ví dụ, trong các thương vụ sáp nhập các doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau; hoặc đóng cửa chi nhánh của doanh nghiệp tại nước ngoài…

Việc kết nối thông tin giữa các quốc gia trên một nền tảng; hệ thống thông tin chung giúp xử lý; và cập nhật thông tin tại mỗi quốc gia thành viên nhanh hơn; và hiệu quả hơn, thông tin được cập nhật liên tục; tăng tính minh bạch của môi trường kinh doanh trong toàn bộ khu vực. Ngoài ra, Hội nghị cũng giới thiệu mô hình hợp tác; xây dựng một cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp chung của Mac-xê-đô-nhi-a và Xéc-bi. Đây cũng là mô hình mà Hiệp hội cơ quan đăng ký kinh doanh Mỹ-La tinh; và vùng Ca- ri-bê (ARSOLAC) gồm 12 thành viên dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới.

– Đảm bảo minh bạch thông tin về chủ sở hữu thực sự; hoặc những cá nhân thụ hưởng lợi ích kinh tế từ các doanh nghiệp; hoặc nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp (beneficial owners):

Hội nghị đề cập một vấn đề các quốc gia cần quan tâm; trong thời gian tới là quản lý thông tin về những người chủ sở hữu thực sự; hoặc thụ hưởng lợi ích kinh tế từ các doanh nghiệp; nhưng không kê khai thông tin với cơ quan quản lý nhà nước (beneficial owners). Ví dụ điển hình là tại Anh, Chính phủ đã cam kết hành động; để tăng cường quản lý nội dung này, theo đó khung pháp lý sửa đổi; có quy định bắt buộc các công ty phải lưu trữ thông tin về người sở hữu thực sự; và kiểm soát hoạt động của công ty, thiết lập hệ thống đăng ký thông tin; về những đối tượng này và cung cấp cho cộng đồng để phục vụ mục đích giám sát xã hội.

Một số biện pháp khác, bao gồm bỏ quy định về cổ phiếu vô danh (bearer shares); thay đổi quy định về giám đốc đại diện cho công ty trên danh nghĩa (nominee director); và thay đổi quy định cũ vốn cho phép một công ty; làm giám đốc cho một công ty khác (corporate director). Trường hợp không tuân thủ quy định về kê khai thông tin người sở hữu thực sự; và kiểm soát hoạt động của công ty được coi là vi phạm quy định hình sự.

Việc phối hợp trao đổi, chia sẻ thông tin nói; trên giữa các quốc gia cũng được nhấn mạnh tại Hội nghị.

Tại Liên minh châu Âu, nhiều nước đã đề xuất xây dựng thí điểm một hệ thống; tự động trao đổi thông tin về các đối tượng thụ hưởng lợi ích kinh tế, tài chính đứng sau; và kiểm soát các công ty và đây được coi; là biện pháp ưu tiên để giải quyết vấn đề gian lận thuế, rửa tiền; và hoạt động tài trợ khủng bố thông qua các công ty đang ngày một gia tăng.

đoàn công tác của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tham dự Hội nghị
Đoàn công tác của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tham dự Hội nghị

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Có thể thấy, công tác đăng ký kinh doanh tại Việt Nam đã có những bước tiến dài; và quan trọng với việc áp dụng hầu hết những biện pháp cải cách của thế giới; vào thực tiễn triển khai, nhằm đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường cho doanh nghiệp. Trong phạm vi Diễn đàn đăng ký kinh doanh thế giới 2016; một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới là:

– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp:

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vấn đề cải cách đăng ký kinh doanh; trong đó có nội dung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; trong quản lý đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp; đã sớm được đặt ra và triển khai trên thực tế. Hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã được xây dựng; từ năm 2010 nhằm tin học hóa quy trình nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp; trên phạm vi cả nước, xây dựng cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp thống nhất, tập trung; và hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ công qua mạng điện tử; như đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin doanh nghiệp và tra cứu thông tin.

Hệ thống có vai trò quan trọng, không chỉ là công cụ hữu ích giúp cơ quan; quản lý tổng hợp, phân tích thông tin về doanh nghiệp (Diễn đàn đăng ký kinh doanh)

Về “sức khỏe” của nền kinh tế, phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Đây còn được coi là nguồn cung cấp thông tin chính thống, có giá trị pháp lý; về các doanh nghiệp, giúp tăng cường sự giám sát của xã hội; góp phân làm môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả hơn

Do vậy, việc duy trì, vận hành Hệ thống liên tục và ổn định là nhiệm vụ quan trọng; cần được bố trí đầy đủ, kịp thời các nguồn lực kỹ thuật, tài chính, nhân sự cần thiết. Bên cạnh đó, một vấn đề khác cần được quan tâm trong thời gian tới; là tăng tỷ lệ sử dụng các dịch vụ công qua mạng điện tử; liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; do hiện nay tỷ lệ này ở nước ta còn tương đối thấp.

– Về vấn đề chất lượng dữ liệu đăng ký doanh nghiệp:

Những vấn đề Việt Nam hiện đang gặp phải với dữ liệu đăng ký doanh nghiệp; cũng là vấn đề chung nhiều quốc gia phải xử lý sau giai đoạn; chuyển từ quản lý hồ sơ giấy sang ứng dụng công nghệ thông tin; trong quản lý đăng ký doanh nghiệp, ví dụ như: thiếu dữ liệu; dữ liệu không chính xác, sai khác  giữa các cơ quan quản lý nhà nước, dữ liệu trùng lặp; dữ liệu không cập nhật…

Kể từ thời điểm xây dựng được Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Cục Quản lý đăng ký kinh doanh với tư cách là đơn vị được Bộ giao trách nhiệm quản lý; về nội dung này cũng đã tích cực, chủ động đánh giá chất lượng dữ liệu; và phối hợp các cơ quan liên quan (Phòng Đăng ký kinh doanh/Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố; Cục Thuế tỉnh/thành phố/Tổng Cục Thuế) để triển khai các chương trình rà soát; và chuẩn hóa dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Các nội dung tuyên truyền, phổ biến đến doanh nghiệp về trách nhiệm cập nhật thông tin đầy đủ; và chính xác cho cơ quan đăng ký kinh doanh; cũng đã được triển khai và thu được một số kết quả ban đầu. Thời gian tới, những nội dung công việc chuẩn hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp cũng; sẽ được tiếp tục triển khai để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ; và cập nhật của thông tin doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Sáng kiến xây dựng Cổng thông tin doanh nghiệp chung của khu vực Đông Nam Á

Xu hướng hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia là tất yếu; trong bối cảnh mức độ liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Từ những kinh nghiệm của các nước khu vực châu Âu, châu Mỹ-La tinh; về việc tăng cường hợp tác, kết nối chia sẻ thông tin doanh nghiệp; được giới thiệu tại Hội nghị, Đoàn công tác đã tham dự phiên họp; của các nước trong khu vực Đông Nam Á; trong khuôn khổ Hội nghị bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore để trao đổi; thảo luận về sáng kiến xây dựng một cổng thông tin doanh nghiệp chung; của khu vực Đông Nam Á, dự kiến địa chỉ là SEA.BIZ.REG (Southeast Asia Business Registration Portal) hoặc SEACORP.REG (Southeast Asia Corporation Registration Portal).

Đề xuất đưa ra là bước đầu, cổng thông tin chung sẽ cung cấp thông tin cơ bản (Diễn đàn đăng ký kinh doanh)

Về cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp của mỗi thành viên; kèm theo liên kết đến các cổng thông tin đó. Các bên thống nhất, phía Singapore sẽ gửi mẫu thiết kế cổng thông tin chung này; dự thảo Thỏa thuận hợp tác (Memorandum of Understanding) và gửi cho các bên lấy ý kiến.

Dự kiến, cổng thông tin chung sẽ sớm đi vào hoạt động và Singapore; sẽ phụ trách hoạt động của cổng thông tin này trong năm đầu tiên. Các nước cũng thảo luận nội dung; về các nội dung sau: khả năng áp dụng một mã số định danh doanh nghiệp chung trong khu vực; (có thể là thêm mã quốc gia gồm 2 chữ số trước mã số của mỗi doanh nghiệp); công bố một số thông tin về doanh nghiệp trên cổng thông tin chung gồm thông tin; về doanh nghiệp giải thể, phá sản; danh sách các cá nhân/tổ chức bị hạn chế quyền tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp…

Ngoài ra, các nước nói trên cũng thống nhất; với đề xuất thành lập Diễn đàn đăng ký kinh doanh khu vực Đông Nam Á; các bên tham gia diễn đàn dự kiến sẽ họp 2 lần/năm;có thể sẽ tổ chức hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Malaysia vào tháng 9/2016.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang