Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

Ngày 12/11/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Theo đó, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh; các biện pháp bảo đảm đầu tư; ưu đãi đầu tư; thủ tục đầu tư; triển khai hoạt động của dự án đầu tư và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Nghị định áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.

Nguyên tắc thực hiện thủ tục đầu tư

– Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư và giải quyết thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký đầu tư và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Cơ quan đăng ký đầu tư không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này;

– Khi yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư

Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo 01 lần bằng văn bản cho nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi một bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung và lý do của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

– Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời về nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này; quá thời hạn quy định mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình;

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối cấp, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các thủ tục hành chính về đầu tư khác theo quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này;     

– Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước không giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và tranh chấp giữa nhà đầu tư với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình hoạt động đầu tư.

nguyên tắc thực hiện thủ tục đầu tư

Thực hiện quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

Tổ chức, cá nhân không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 của Luật Đầu tư trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện như sau:

các chất ma túy quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm 1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần;

Các loại chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdem về thủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế.

Thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh

Cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.

Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây: Giấy phép; Giấy chứng nhận đủ điều kiện; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; văn bản xác nhận; các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật không quy định tại Nghị định này.

Mọi cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đều có quyền được cấp các văn bản quy định Nghị định này hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định nêu trên. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức và nêu rõ lý do từ chối.

Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy phép hoặc thực hiện các điều kiện quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp: 

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế. 

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1, 2 nêu trên thực hiện theo thủ tục sau:

Nhà đầu tư nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư; cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. 

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư; xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư; đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư. Sau khi nhận được thông báo theo quy định, tổ chức kinh tế; có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn; mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông; tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. 

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn; góp không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư; đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. 

nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn

Công bố điều kiện đầu tư kinh doanh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát; tập hợp điều kiện đầu tư kinh doanh để công bố trên Cổng thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày các luật, pháp lệnh; nghị định được ban hành, Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch; và Đầu tư đề nghị cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh; trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ; cơ quan ngang Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh; hoặc cập nhật nội dung thay đổi về điều kiện đầu tư kinh doanh; trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát; tập hợp các ngành, nghề và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế; về đầu tư và ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Nghị định này; để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài (Một số điều của Luật Đầu tư)

Ngoài thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp; theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật về doanh nghiệp; nhà đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện các thủ tục này tại một đầu mối; theo trình tự sau: nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư; và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký đầu tư;

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư; gửi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ; và thông báo ý kiến cho Cơ quan đăng ký đầu tư;

Trong trường hợp có yêu cầu điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư hoặc hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp (Một số điều của Luật Đầu tư)

Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo 01 lần về toàn bộ nội dung không hợp lệ; cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; căn cứ hồ sơ đăng ký đầu tư; và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đã tiếp nhận; Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh; có trách nhiệm phối hợp xử lý hồ sơ; và trả kết quả cho nhà đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện thủ tục quy định tại Nghị định này; và các thủ tục khác có yêu cầu phối hợp giữa Cơ quan đăng ký đầu tư; và Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Một số điều của Luật Đầu tư)

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; đối với các dự án đầu tư sau: dự án đầu tư ngoài; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp; khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu kinh tế, gồm: dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành (Một số điều của Luật Đầu tư)

Để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư; sau đây: dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong; và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Cơ quan quy định tại Nghị định này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh; và thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương; đã cấp cho nhà đầu tư trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 27/12/2015 và thay thế Nghị định số 108/2006/NĐ-CP; ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết; và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang