Mặc dù hiện nay cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ghi nhận bất cứ vướng mắc nào liên quan đến quy định về con dấu doanh nghiệp nhưng thực tế trong những ngày đầu áp dụng đã cho thấy sự bỡ ngỡ của doanh nghiệp cũng như các công ty kinh doanh ngành, nghề khắc dấu trước sự thay đổi lớn này, như: nhiều công ty kinh doanh khắc dấu vẫn ngần ngại trước việc đáp ứng nhu cầu làm con dấu của doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp; doanh nghiệp băn khoăn về giá trị pháp lý của con dấu khi không phải qua đăng ký với cơ quan công an như trước đây…
Để các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh an tâm áp dụng quy định mới, cần khẳng định lại một số điểm liên quan đến con dấu doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2014 như sau (Khắc con dấu):
– Về hình thức, nội dung, số lượng con dấu:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp; có quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu. Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp đã cụ thể hóa nguyên tắc; về con dấu quy định tại Luật Doanh nghiệp: doanh nghiệp có quyền quyết định; về số lượng, nội dung, hình thức con dấu doanh nghiệp, chi nhánh; văn phòng đại diện cũng như việc quản lý, sử dụng con dấu và các thay đổi có liên quan.
– Về cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp:
Cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp; đã thay đổi theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì hiện nay doanh nghiệp; được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.
Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo mẫu dấu; đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai; trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai cho cho xã hội; và bên thứ ba được biết về con dấu của doanh nghiệp.
– Về thời điểm có hiệu lực của con dấu doanh nghiệp:
Theo quy định tại bản Dự thảo mới nhất của Nghị định hướng dẫn; về đăng ký doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xem xét thông qua; nội dung thông báo mẫu dấu do doanh nghiệp gửi cơ quan đăng ký kinh doanh; bao gồm thông tin về thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của con dấu là do doanh nghiệp tự quyết định; tuy nhiên, lưu ý rằng, trước khi sử dụng, doanh nghiệp; phải gửi thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh đoanh; để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay, trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã công bố các thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp. Việc thực hiện này đã tạo nên một bước tiến mới về công khai hóa thông tin doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư có thể thuận lợi trong việc tìm hiểu về đối tác kinh doanh của mình.
Tóm lại, từ 01/7/2015, doanh nghiệp đã có thể tự làm lấy con dấu của mình; hoặc tự do sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường. Doanh nghiệp và công ty kinh doanh khắc dấu; hoàn toàn có thể chủ động thực hiện giao dịch liên quan đến việc làm con dấu doanh nghiệp; như một giao dịch dân sự thông thường. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu; với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai; trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.