Sức khỏe doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2015

sức khỏe doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2015

Theo nhận định của một số đại biểu Quốc hội, sự phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là có nhưng còn chậm, những đợt tăng nóng lãi suất cao trước đây vẫn khiến nhiều doanh nghiệp chưa vực dậy được; sức khỏe doanh nghiệp cho thấy, tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thực sự bền vững. Xung quanh vấn đề trên, chương trình Vấn đề hôm nay ngày 08/6/2015 đã có cuộc trao đổi với Ông Đặng Huy Đông – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Ngày 08/6/2015, trên nghị trường Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, 46 đại biểu đã phát biểu đánh giá bổ sung tình hình kinh tế – xã hội năm 2014 và những tháng đầu năm năm 2015. Theo đó, các đại biểu đã trích ra con số doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động tăng lên 4,5% trong 4 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm ngoái và cho rằng đây là một tín hiệu không tốt của nền kinh tế.

Về “sức khỏe” doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2015:

Tại cuộc trao đổi, Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định, việc doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường là một đặc trưng khách quan về tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Những con số thống kê của một số quốc gia dưới đây là dẫn chứng cụ thể  để cho thấy tình hình doanh nghiệp gia nhập, rút lui khỏi thị trường ở nước ta là hoàn toàn bình thường: ở Vương quốc Anh, năm 2012, có 270 nghìn doanh nghiệp thành lập mới nhưng đồng thời cũng có 255 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chiếm tỷ lệ 94%; tỷ lệ doanh nghiệp còn tồn tại sau 03 năm hoạt động là 70%.

Tại Mỹ, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 05 năm hoạt động là dưới 50%; ở 26 nước trong khu vực EU, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 05 năm là 46%. Trong khi đó, ở Việt Nam, đến thời điểm hiện nay có khoảng 550 nghìn doanh nghiệp tồn tại trên tổng số 830 nghìn doanh nghiệp đã từng gia nhập thị trường, tương đương tỷ lệ 66%.

Bên cạnh đó, để đánh giá một cách toàn diện về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp, Thứ trưởng Đặng Huy Đông đã trích dẫn số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp số lượng doanh nghiệp thành lập mới và giải thể, tạm ngừng hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2015.

Theo đó, trong 5 tháng đầu năm nay

Cả nước có khoảng 36 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2014), 3.900 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,5%) và 22.700 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (giảm 5,3%). Từ tháng 2 đến tháng 5/2015, số lượng doanh nghiệp thành lập mới luôn chiếm tỷ lệ cao so với số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động.

Chỉ riêng trong tháng 01/2015, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lớn hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới do đây là tháng trước kỳ nghỉ Tết Âm lịch, theo quy định, doanh nghiệp được phép đăng ký tạm ngừng hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế, do đó, nhiều doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng hoạt động để không phải đóng thuế.

Bên cạnh đó, khi nói đến “sức khỏe” doanh nghiệp; một yếu tố quan trọng khác cần nhắc đến đó là số vốn đăng ký. Trong 5 tháng đầu năm nay, tổng số vốn đăng ký; của 36 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; là 220 nghìn tỷ đồng (tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước); ngoài ra, có một số lượng doanh nghiệp thay đổi tăng vốn với tổng số vốn đăng ký; tăng thêm khoảng 261 nghìn tỷ đồng, đưa tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung; vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm; lên 481 nghìn tỷ đồng (tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước).

Thông qua các số liệu trên, Thứ trưởng Đặng Huy Đông; khẳng định “sức khỏe” doanh nghiệp vẫn ổn định trong 5 tháng đầu năm 2015.

khẳng định sức khỏe doanh nghiệp vẫn ổn định trong 5 tháng đầu năm 2015

Về vấn đề kiểm soát tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp:

Một vấn đề nữa cũng được các đại biểu Quốc hội quan tâm; đó là các điều kiện kinh doanh ở nước ta hiện nay đang khá dễ dàng; vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư có phương pháp nào; để kiểm soát tình trạng một số doanh nghiệp gia nhập thị trường; với mục đích trục lợi khiến cho việc đánh giá “sức khỏe” của cộng đồng doanh nghiệp bị sai lệch?

Trả lời cho vấn đề này, Thứ trưởng Đặng Huy Đông; khẳng định giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vẫn là giải pháp hiệu quả nhất. Ví dụ, hiện nay, Hệ thống thông tin quốc gia; về đăng ký doanh nghiệp có thể phát hiện được những con số sau:

– Có 2.838 doanh nghiệp đã thực hiện giải thể nhưng sau đó chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật; đã ngay lập tức thành lập tiếp doanh nghiệp mới;

– Có 5.674 doanh nghiệp đang ở tình trạng ngừng hoạt động; chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế nhưng chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật; vẫn thành lập doanh nghiệp mới.

Những doanh nghiệp này sẽ bị xếp vào “luồng đỏ” và là đối tượng được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm, theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm tỷ lệ 1% trong số hơn 500 nghìn doanh nghiệp; đang hoạt động trên thị trường; chúng ta không thể vì 1% đó mà thắt chặt chính sách; gây khó khăn cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

Hiện nay, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; đã được kết nối liên thông với hệ thống thông tin điện tử của cơ quan thuế; và hải quan để trao đổi, chia sẻ thông tin về doanh nghiệp. Như vậy, với việc ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin; vào công tác quản lý nhà nước như hiện nay thì sẽ không dễ dàng; để doanh nghiệp có thể gia nhập thị trường với mục đích trục lợi.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang