Bốn năm thành lập Cục Quản lý đăng ký kinh doanh

hội nghị khởi động dự án

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh được thành lập theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 9/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, đã tròn bốn năm hoạt động. Trong bốn năm qua, Cục đã không ngừng nỗ lực để từng bước ổn định tổ chức, khắc phục những khó khăn ban đầu khi cơ sở vật chất và các nguồn lực còn hạn chế, đảm bảo luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, Cục có 6 đơn vị trực thuộc, bao gồm:

Văn phòng Cục, Phòng Tổng hợp chính sách và Hợp tác quốc tế, Phòng Nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, Phòng Thông tin và Cơ sở dữ liệu, Phòng Giám sát nghiệp vụ đăng ký kinh doanh và Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, với tổng số công chức, viên chức và cán bộ hợp đồng là 54 người.

Quản lý đăng ký kinh doanh
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục QL ĐKKD

Với vai trò là Đơn vị đầu mối giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh, Cục đã không ngừng nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế để áp dụng vào thực tiễn và đã tạo được những đổi mới, chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đăng ký kinh doanh.

Một số kết quả nổi bật đã được đạt:

– Thay đổi đột phá trong khung khổ pháp lý theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, hợp nhất hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, thực hiện giải quyết thủ tục tại một đầu mối là cơ quan đăng ký kinh doanh để cấp cho doanh nghiệp một mã số doanh nghiệp duy nhất.

– Thiết lập thành công cơ chế liên thông điện tử với cơ quan Thuế trong giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

– Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trở thành nguồn thông tin có giá trị pháp lý phục vụ cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô cũng như tăng cường sự giám sát của cộng đồng đối với hoạt động của doanh nghiệp.

– Triển khai xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đáp ứng yêu cầu dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, giúp giảm thời gian, chi phí thành lập doanh nghiệp, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người.

– Cho phép đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Thành công là kết quả của sự phối hợp (Cục quản lý đăng ký kinh doanh):

Để có được những thành công trên, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã nhận được sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ; bên cạnh đó, phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và sự đóng góp quan trọng của 63 Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố, những đơn vị đã đồng hành cùng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh trong giai đoạn khó khăn qua.

Hiện nay, công tác phối hợp, trao đổi thông tin; bằng phương thức điện tử được thực hiện liên tục giữa cơ quan đăng ký kinh doanh; và cơ quan thuế, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương đã giúp khắc phục; và xử lý nhanh các vướng mắc trong quá trình nhận và trao đổi dữ liệu. Cơ chế phối hợp giữa Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; và các Phòng Đăng ký kinh doanh tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước; cũng đã cơ bản được thiết lập; và thực hiện một cách hiệu quả thông qua một quy trình nghiệp vụ chuẩn thống nhất; trên Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Ngoài ra, còn phải kể đến sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ tích cực; của các tổ chức quốc tế như Cục Hợp tác kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO); Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO); Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (NORAD) – những người bạn đã chia sẻ với Việt Nam; không chỉ về mặt công nghệ – kỹ thuật; mà cả về tầm nhìn cải cách trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.

Đánh giá của cộng đồng về công tác đăng ký kinh doanh (Cục quản lý đăng ký kinh doanh):

Những thành tựu về đăng ký kinh doanh trong thời gian qua; đã được các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tại Báo cáo làm kinh doanh năm 2011 (Doing Business); của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đã được xếp thứ 4; trong số 10 nước được đánh giá; là có cải cách mạnh mẽ nhất về đăng ký thành lập doanh nghiệp; trong giai đoạn 2009-2010. Báo cáo điều tra của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI); về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI cho thấy cộng đồng doanh nghiệp; luôn đánh giá lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp xếp thứ nhất; về mức độ hài lòng so với lĩnh vực khác. Chỉ số này luôn tăng từ năm 2006 và đạt số điểm là 8,59/10 năm 2013.

Trong thời gian tới, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ; sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ ngành liên quan; và các cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương; cũng như ý chí quyết tâm của tập thể Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên; Cục Quản lý đăng ký kinh doanh sẽ tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chức năng; nhiệm vụ của mình với mục tiêu xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi; minh bạch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế; theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/03/2014.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang