Giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần minh bạch

giám sát hoạt động của doanh nghiệp

Xã hội hóa giám sát hoạt động của doanh nghiệp là một quy trình trao đổi thông tin đồng nhất về doanh nghiệp, nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận của cộng đồng đến thông tin có giá trị pháp lý của doanh nghiệp, thiết lập được một cơ chế giám sát chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, giữa bản thân các doanh nghiệp trong nền kinh tế và giữa cộng đồng với các hoạt động của doanh nghiệp.

Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về một số nghĩa vụ của doanh nghiệp: (Giám sát hoạt động của doanh nghiệp)

  • (i) Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • (ii) bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
  • (iii) bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố;
  • (iv) định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó;
  • (v) tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

Tuy nhiên trong thời gian qua, việc thực hiện nghĩa vụ và tuân thủ pháp luật của một số doanh nghiệp chưa thực hiện một cách nghiêm túc. Từ đó, dẫn tới việc vi phạm của doanh nghiệp còn xảy ra ở nhiều nơi và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, đa số các trường hợp khi được phát hiện thì đã có sự vi phạm trong một khoảng thời gian dài, một số trường hợp đã để lại hậu quả nghiêm trọng.

Có thể thấy một số trường hợp điển hình được báo chí đề cập trong thời gian vừa qua như:

Vụ chôn thuốc trừ sâu của Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa; Cháy nổ cây xăng ở số 2B Trần Hưng Đạo tại Hà Nội (không còn nằm trong quy hoạch); vụ việc tại Hải Phòng có khoảng 1.300 doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng container nhưng chỉ mới có 46 doanh nghiệp được cấp phép,…

Hiện nay, bài toán đã từng bước hạn chế các vi phạm của doanh nghiệp, ngăn chặn để không còn trường hợp tái diễn hoặc tiếp tục xảy ra là bài toán khó nhưng là yêu cầu cần thiết phải thực hiện. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chúng ta đã rất cởi mở thông qua việc xoá bỏ dần cơ chế “tiền kiểm” và thay vào đó là cơ chế “hậu kiểm”, qua đó, doanh nghiệp/người thành lập doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội sản xuất, kinh doanh và thuận lợi trong việc gia nhập thị trường. Tuy nhiên, cơ chế “hậu kiểm” cũng sẽ không phát huy tác dụng nếu chúng ta không thực hiện đúng và đảm bảo tuân thủ nguyên tắc hậu kiểm.

Qua nghiên cứu cho thấy

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; thì bản thân doanh nghiệp còn chịu sự quản lý và tác động; của các chủ thể khác như: các chủ thể trong doanh nghiệp; chủ nợ và bạn hàng; các đối thủ cạnh tranh; các hội, hiệp hội; công luận, do đó, việc kiểm soát doanh nghiệp; không chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện; mà nó còn được thực hiện bởi các đối tượng có liên quan khác.

Thực tế trong những năm qua, vai trò giám sát của các nhóm đối tượng trên; về hoạt động của doanh nghiệp còn rất hạn chế; do chưa được nhận thức đúng đắn cũng như thiếu các công cụ; và thông tin pháp lý để hỗ trợ cho hoạt động giám sát. Để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đòi hỏi chúng ta; phải đẩy mạnh việc xã hội hóa giám sát hoạt động của doanh nghiệp; đó chính là việc huy động và khuyến khích các chủ thể có liên quan; đến doanh nghiệp  cùng tham gia với các cơ quan quản lý Nhà nước; trong quá trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp; đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Thực hiện xã hội hóa giám sát bao gồm thực hiện các hoạt động:

Cơ quan quản lý Nhà nước công khai hóa thông tin doanh nghiệp; chủ thể theo dõi các hành vi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động; một cách độc lập thông qua các thông tin được cung cấp; các chủ thể phản ánh các hành vi của doanh nghiệp; đối với cơ quan quản lý Nhà nước và bản thân doanh nghiệp; các doanh nghiệp tự điều chỉnh các hoạt động của mình; cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức kiểm tra các hành vi của doanh nghiệp khi có phản ánh; cơ quan quản lý Nhà nước cập nhật lại các thông tin; do doanh nghiệp kê khai và cung cấp ra cộng đồng.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin về doanh nghiệp, Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; đã đi vào hoạt động, là kênh chính thống cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Qua đó, thông tin về đăng ký doanh nghiệp được công bố rộng rãi, các tổ chức, cá nhân; có thể dễ dàng tiếp cận, đây chính là yếu tố; đảm bảo cho việc thực hiện giám sát của xã hội.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang