Hội thảo xin ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp

sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp

Ngày 10/9/2013, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã chủ trì Hội thảo xin ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2005 nhằm tham vấn, xin ý kiến rộng rãi của các đại biểu về Luật Doanh nghiệp sửa đổi, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 năm 2014.

Quản trị doanh nghiệp (Bổ sung luật doanh nghiệp).

Tham dự Hội thảo có các Thành viên Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp, đại diện các cơ quan: Ủy ban kinh tế Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,…đại diện của 20 Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, các chuyên gia kinh tế, đại diện các công ty luật, đại diện cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Với vai trò là cơ quan chủ trì xây dựng Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ nghiêm túc tiếp thu và nghiên cứu các ý kiến góp ý của các đại biểu, đặc biệt là nhóm đối tượng các cán bộ làm đăng ký kinh doanh và đại diện công ty luật, những người có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về việc áp dụng Luật Doanh nghiệp trong thực tế.

Trong không khí trao đổi cởi mở, rất nhiều các ý kiến góp ý và các đề xuất đã được trình bày và thảo luận một cách thẳng thắn với mục tiêu cơ bản là tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, hạn chế những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp. Các trao đổi không chỉ giới hạn bởi những kiến nghị mang tính định hướng theo 6 nhóm vấn đề cơ bản, mà còn mở rộng tới những tồn tại cụ thể liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như: việc quy định về trụ sở chính, con dấu của doanh nghiệp, đặt tên doanh nghiệp, v.v…Các nhóm vấn đề được đưa ra để trao đổi tại Hội thảo đó là: 

Nhóm vấn đề 1: Các vấn đề về thành lập doanh nghiệp (Bổ sung luật doanh nghiệp)

bao gồm những vấn đề cơ bản liên quan đến thành lập doanh nghiệp như (i) Chuyển từ cơ chế “đăng ký kinh doanh” sang “đăng ký doanh nghiệp”; (ii) Luật hóa quy định về Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; (iii) Xóa bỏ hoàn toàn chế độ “tiền kiểm”, đặt trọng tâm quản lý nhà nước sang “hậu kiểm”,…

Nhóm vấn đề 2: Thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

với một số đề xuất cụ thể như (i) Đề xuất tách thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp; (ii) Bổ sung các quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, theo hướng kiểm soát được việc tuân thủ pháp luật về đăng ký đầu tư; (iii) Bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về quản lý đầu tư đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi chuyển thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngược lại,…

Nhóm vấn đề 3: Công khai minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp (Bổ sung luật doanh nghiệp)

với mục đích tăng cường tính giám sát của xã hội đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và giảm bớt gánh nặng quản lý của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp.

Một số đề xuất cụ thể là: (i) Cần Luật hóa những quy định về bổ sung, hiệu đính, chuẩn hóa thông tin đăng ký doanh nghiệp để làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp và của cơ quan quản lý nhà nước trong việc cập nhật dữ liệu doanh nghiệp; (ii) Quy định cơ chế sinh mã số doanh nghiệp từ Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và mã số này sẽ được các cơ quan quản lý sử dụng như là mã định danh duy nhất phục vụ công tác quản lý nhà nước, và các đề xuất khác được trao đổi trực tiếp tại Hội thảo.

Nhóm vấn đề 4: Quy định về giải thể doanh nghiệp và dừng hoạt động của doanh nghiệp

với nội dung về việc hoàn thiện các quy định để xử lý doanh nghiệp dừng hoạt động và hoàn thiện quy định về giải thể doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa thủ tục.

Nhóm vấn đề 5: Mua bán, sáp nhập (M&A) và tổ chức lại doanh nghiệp.

Việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển đổi và tổ chức lại doanh nghiệp là một khuynh hướng đang phát triển trên thế giới và tại Việt Nam.

Các vấn đề cụ thể được đưa ra là (i) Luật hóa khái niệm M&A theo thông lệ quốc tế, xác định những nguyên tắc chính và các trường hợp cần sự quản lý, giám sát của nhà nước; (ii) Quy định đầy đủ, chi tiết hơn về các bước thủ tục cũng như điều kiện thực hiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi doanh nghiệp; (iii) Mở rộng đối tượng tổ chức lại doanh nghiệp theo hướng không nhất thiết mọi trường hợp phải là công ty cùng loại; (iv) Quy định đầy đủ, chi tiết hơn về phương án tổ chức lại doanh nghiệp (vấn đề vốn điều lệ, nghĩa vụ…của các doanh nghiệp trước khi tổ chức lại và sau khi tổ chức lại doanh nghiệp; (vi) Điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp,…

Nhóm vấn đề 6: Khung quản trị doanh nghiệp (Bổ sung luật doanh nghiệp)

Một số nội dung cụ thể là: (i) Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp(ii)Trình tự, thủ tục ra quyết định trong công ty, đối xử với cổ đông thiểu số(iii)Cơ chế biểu quyết, cơ chế bầu dồn phiếu trong công ty; (iv) Trách nhiệm người quản lý trong công ty; (v) Tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định công ty TNHH 2 TV trở lên, công ty CP; (vi) Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; (vii) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Giám đốc DN và các nội dung khác; do các đại biểu đưa ra thảo luận trực tiếp.    

Như vậy, 6 nhóm vấn đề lớn do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đề xuất; đã được thảo luận sôi nổi với hơn 40 lượt tham gia ý kiến góp ý được ghi nhận. Phần lớn các ý kiến đều tán thành; với các đề xuất do các đại biểu đã trình bày và phân tích. Bên cạnh đó, các nội dung tham vấn đều được giải trình; với các ví dụ rất sinh động từ thực tế.

Có thể nói, Hội thảo đã thực sự trở thành một diễn đàn mở; để các diễn giả và đại biểu chia sẻ, thảo luận; và đưa ra các kiến nghị xác đáng, thực tiễn nhằm xây dựng một hệ thống quy định pháp lý; về doanh nghiệp hoàn thiện, hiệu quả, phù hợp hơn; với yêu cầu hiện nay của doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý nhà nước.

Kết thúc Hội thảo, ông Lê Quang Mạnh – Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; một lần nữa khẳng định những góp ý được trình bày và tổng hợp; tại Hội thảo lần này là cơ sở thực tiễn quan trọng; trong việc hoàn thiện Dự thảo lần I, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp. Ông cũng chia sẻ mong muốn Luật Doanh nghiệp sửa đổi; trong thời gian tới sẽ tiếp tục đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế, huy động tối đa; nguồn lực trong dân phục vụ cho hoạt động sản xuất-kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh; của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang