Viết tiếp tư tưởng đột phá trong kinh doanh

viết tiếp tư tưởng đột phá trong kinh doanh

(NBRS News) Cách đây 13 năm, tinh thần và khí thế của doanh nghiệp Việt Nam được khơi dậy bằng tư tưởng đột phá, là người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Hiện tại, có thể vế tiếp theo của tư tưởng này, rằng công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Đó có thể là mấu chốt để nền kinh tế vượt lên ngưỡng tới hạn trọng kinh doanh.

1- Bữa sáng doanh nhân cuối cùng của năm Nhâm Thìn trên tầng 18 Khách sạn Daewoo Hà Nội vẫn đông đảo những gương mặt quen thuộc. Đây là nơi các doanh nhân ở Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội (HBA) tìm đến với nhau vào một sáng Chủ nhật trong tháng để chia sẻ

Cũng như vài lần trước, lần này, thêm một doanh nhân đang muốn tìm đối tác mua lại một phần sản nghiệp của mình, điều mà cách đây 2 năm, khi Bữa sáng doanh nhân được tổ chức, họ không hề nghĩ tới.

Không muốn lộ diện, vị giám đốc của doanh nghiệp đang sống nhờ vào việc chia nhỏ mảnh đất đang thuê ra để cho thuê lại, lấy tiền chi trả lương nhân viên cho biết, họ cũng như nhiều doanh nghiệp đang quay cuồng trong cơn gió bão, vẫn tin vào khả năng phục hồi của chính mình.

Cơ sở của niềm tin đó là kinh nghiệm dầy dạn qua nhiều chặng đường cũng không ít bầm dập.

Đó là những năm 2000, khi sân chơi vẫn quá thiên lệch cho doanh nghiệp nhà nước, cơ hội tưởng mênh mang mà khó nắm. Là những chập chững của năm 2007, khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, với thách thức nhiều hơn, do kinh nghiệm thương trường ít ỏi. Đó là thời điểm năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đột ngột phanh gấp, khiến nhiều doanh nghiệp bị “dồn toa”.

Nhưng, đợt “dồn toa” từ năm 2009 đến nay liên tục nhận thêm những cú shock từ cả thị trường thế giới lẫn trong nước, khiến nhiều doanh nghiệp khó gượng dậy. Cả nền kinh tế căng như dây đàn suốt từ năm. Các giải pháp kích cầu, kiềm chế lạm phát, thắt chặt đầu tư đến đẩy nhanh giải ngân trong giai đoạn 2009-2012 đưa ra liên tục, khiến các doanh nghiệp cảm thấy bối rối. 

Vị giám đốc đang tìm kiếm đối tác cho thương vụ M&A mà ông biết là phần thua thiệt sẽ nghiêng về mình hy vọng về một bước chuyển mạnh của nền kinh tế năm 2013, để doanh nghiệp đủ sức bứt ra. “Luật Doanh nghiệp đang được sửa đổi. Biết đâu một luồng gió mới sẽ xuất hiện”, ông này nói.

2 –  Đem chuyện doanh nhân đang chờ vào một bước chuyển ngoạn mục nào đó của nền kinh tế Việt Nam như 13 năm trước kể với ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), một trong những người chắp bút của Luật Doanh nghiệp các thời kỳ, ông Cung trầm ngâm: “Rất khó có được sức đột phá như Luật Doanh nghiệp 1999 đã đem lại”.

Phải nói rằng, sức đột phá mà Luật Doanh nghiệp đem lại vô cùng lớn. Thậm chí, nhìn lại vai trò của Luật Doanh nghiệp 1999, nhiều người còn bình luận, nếu khi đó, tư tưởng mang tính đột phá là người dân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm không được thông qua, thì có lẽ không chỉ khó có được con số khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động như hiện nay, mà nền kinh tế của Việt Nam có thể đã rẽ sang một hướng khác. 

“Vào những năm 1990, khái niệm môi trường kinh doanh chưa có. Chẳng mấy ai đặt ra câu hỏi làm thế nào để kinh tế tư nhân phát triển. Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty 1995 bắt đầu từ những lý do rất đơn giản, đó là luật của họ thì dày thế, còn luật của mình sao mỏng thế…”, ông Cung kể lại. 

Nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997-1998 đã làm tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại.

Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người ở mức 6% – 7% trong những năm 1990 – 1997 đã không thể tiếp tục duy trì và giảm xuống còn 4% vào giai đoạn 1998 – 1999. Khó khăn tài chính của khu vực làm giảm lượng vốn đầu tư trực tiếp  nước ngoài (FDI), khiến nhiều dự án bị dở dang…

Trong khi đó, nguồn lực của người dân gần như bị đóng băng. Ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng CIEM từng kể về 35 chữ ký và 32 con dấu, mất 6 tháng đến 1 năm, thậm chí hơn, để thành lập được 1 doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh thì cứ 3-6 tháng cấp lại một lần. Doanh nghiệp chưa kịp làm gì thì đã lo xin gia hạn…

“Chính vì lẽ đó, khi tuyên bố cởi trói, từ cấm sang mở, thị trường bung ra rất nhanh. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ào ào ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Chuyện doanh nghiệp đăng ký ngành nghề cả vài trang giấy không lạ. Họ háo hức, tin tưởng với cơ hội tưởng như vô bờ bến trước mắt”, ông Cung kể lại. 

Nhưng đó là chuyện của cả chục năm trước. Khi bước từ giai đoạn cấm đoán sang mở cửa, thị trường phát triển theo chiều ngang, doanh nghiệp cũng phát triển theo chiều rộng.

Hiện giờ, dư địa đó không còn.

“Câu hỏi cần phải trả lời để tạo nên sự đột phá của nền kinh tế vào năm nay là khoét vào đâu để nâng cao hiệu quả. Nhất là khi bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn đang treo lơ lửng, sức doanh nghiệp đã suy yếu, nhiều doanh nghiệp đã cạn kiệt, thêm vào đó là lòng tin về môi trường kinh doanh đi xuống… khi các kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế chưa rõ ràng bước đi và phương pháp thực hiện”, ông Cung ngẫm nghĩ và cho rằng, cách duy nhất để tạo nên bước đột phá là chặn lại sự suy giảm về niềm tin. 

“Phải có dấu hiệu mới mang tính tư tưởng, tầm chỉ đạo, chứ không đơn thuần; là chiến thuật, kỹ thuật như trước. Thời thế thay đổi, doanh nghiệp cần tín hiệu rõ ràng; và có thể kiểm soát được từ các hành động; giải pháp của Chính phủ, các cơ quan thực thi”, ông Cung nói.

3 – Trong suốt năm 2012, có cảm giác như các doanh nghiệp biết mình đang đứng trong đám đông ách lại do tắc đường, chỉ nghe phía trước nói là thông rồi, nhưng xung quanh vẫn bất động. Họ nghe nói rất nhiều về cục máu đông của nền kinh tế, nợ xấu, nhưng chưa hiểu bao giờ, bằng cách nào, bắt đầu từ đâu… cục máu đông ấy sẽ được thông. 

Rồi vừa nghe có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thì lại nhận được hàng loạt các quy định; tăng thu đủ các loại phí, tăng giá các loại sản phẩm đầu vào cho sản xuất. Cũng có thấy các đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; với các cam kết áp đặt nguyên tắc thị trường, nhưng chưa thấy quy luật lời ăn; lỗ chịu ở đâu chưa thấy ai chịu trách nhiệm khi các yêu cầu; về cắt giảm đầu tư công chưa được thực hiện nghiêm túc…

Ít ai còn nhớ rằng, vào những năm 2000, các nghề kinh doanh như đánh máy chữ thuê; vẽ tranh truyền thần, sửa đàn hay dụng cụ âm nhạc dân tộc, bán báo, thu mua ve chai… đều phải có giấy phép kinh doanh. Mọi việc chỉ thay đổi khi vào ngày 3/2/2000, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2000/NĐ-CP; bãi bỏ 84 loại giấy phép con trái với tinh thần Luật Doanh nghiệp.

Công việc rà soát và đề xuất bãi bỏ giấy phép con do Tổ công tác; thi hành Luật Doanh nghiệp trực thuộc Thủ tướng Chính phủ; được thành lập ngay sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời, để thực hiện nhiệm vụ; dự thảo các nghị định hướng dẫn thi hành và tuyên truyền thực thi các nội dung của Luật. 

Chính các bước thực thi Luật Doanh nghiệp được đưa ra rõ ràng, có địa chỉ; có giải pháp đã thúc đẩy khí thế, tinh thần kinh doanh của xã hội Việt Nam khi đó.

4 – Khi tôi hào hứng gọi những thành viên của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp là đội quân đặc nhiệm, và cho rằng, có lẽ nền kinh tế Việt Nam đang cần một đội đặc nhiệm để tạo nên một bước đột phá mới, họ có vẻ không vui. 

Bởi, như ông Cung nói, khi đó, rất khó khăn để chuyển tải; được những thay đổi mang tính tư tưởng tới thực tế, trong khi khung khổ pháp luật chưa hoàn thiện. “Mọi cải cách về mặt xã hội; đều rất khó khăn, ở đâu cùng vậy, luôn có những yếu tố cản trở. Nếu như đổi mới công nghệ có sự thúc đẩy của yếu tố lợi nhuận, cạnh tranh; thì các đổi mới về mặt xã hội lại vướng rào cản về lợi ích. Nếu không có thể chế rõ ràng theo tư tưởng mới; cơ hội để đột phá rất khó”, ông Cung nói.

Đây cũng là mối lo mà ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; đặt ra về thời điểm tạo nên một cuộc cách mạng tư tưởng mới. 

Lý do là, tình hình khó hơn khi thành phần hưởng lợi ích nhóm nhiều hơn. Mà khi phải cân đong nhóm lợi ích thì mọi cải cách trở nên nặng nề. Nhất là khi cải cách hiện tại được cho là nặng về cải cách hành chính. Miếng bánh không to hơn, cách chia khác đi, thì phần công việc; của công chức bị phình ra, mà mức thu nhập vẫn thế. Nếu không có bộ máy giám sát, thúc đẩy các bước thực thi đổi mới; thì nhiều khi đường đi có ở đó, mà chẳng ai tiến… 

Tình thế đang xoay chuyển.

Ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02; với rất nhiều giải pháp cụ thể và tổng thể. Tất nhiên, để nội dung của nghị quyết đi vào cuộc sống; cần sự nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành và cả từng doanh nghiệp, chính quyền địa phương; và độ trễ chính sách, nhưng có một điều có thể sẽ tạo nên sự thay đổi lớn; đó là các cơ quan nhà nước sẽ phải nỗ lực hơn năm 2012 và những năm trước đó. 

Lý do là, ngoài việc các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương; phải thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, thì họ còn đang phải chịu áp lực; từ việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội; về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ; do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Theo Nghị quyết, thì trong nhiệm kỳ 2011 – 2016; việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu được tiến hành tại kỳ họp đầu năm 2013. 

Nghĩa là, chính những người lãnh đạo sẽ trở thành đội quân đặc nhiệm, tự nỗ lực; và thúc đẩy cả hệ thống chuyển dịch để thể hiện mình; chứng minh trách nhiệm và hiệu quả công việc được giao. 

Có thể đây sẽ là điều kiện bước đầu để viết tiếp tư tưởng; đã từng được Luật Doanh nghiệp 1999 đưa ra; rằng công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

3/5 - (1 bình chọn)
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
3/5 - (1 bình chọn)
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Gọi Ngay
Scroll to Top
error: Thông báo: Nội dung có bản quyền !!