You dont have javascript enabled! Please enable it! Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm - Đáp án trắc nghiệm môn EL42 - EHOU

Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm – Đáp án trắc nghiệm môn EL42 – EHOU

Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm EL42 EHOU

Nội dung chương trình Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm – EL42 – EHOU nhằm cung những hiểu biết về các chủ thể và các hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Người học có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi những cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm.

Mẹo Nhỏ Nên Đọc Qua

1. Để tìm kết quả nhanh thì nên sử dụng Máy Tính thay vì Điện Thoại.

2. Sau khi Sao chép (Copy) câu hỏi thì bấm “Ctrl + F” và Dán (Paste) câu hỏi vào ô tìm kiếm sẽ thấy câu cả lời. (Copy nguyên câu không ra thì thử vài từ để kiếm)

3. Trường hợp không tìm thấy câu hỏi. Lúc này vui lòng kéo xuống dưới cùng để đặt câu hỏi mục bình luận. Sẽ được trả lời sau ít phút.

4. Xem danh sách đáp án Trắc nghiệm EHOU

5. THAM GIA KHẢO SÁT VỀ CÂU HỎI (Khảo sát giúp chúng tôi biết sự trải nghiệm của Bạn, Bạn có thể đóng ý kiến giúp Chúng tôi tăng trải nghiệm của bạn. Đặc biệt chúng tôi chọn ra 1 người may mắn mỗi tuần để trao Mã Kích Hoạt LawPro 30 Miễn Phí)

6. Tham gia group Facebook Sinh Viên Luật để được hỗ trợ giải bài tập và Nhận Mã Kích hoạt tài khoản Pro Miễn Phí

7. Nếu đăng nhập mà không thấy đáp án thì làm như sau: Giữ Phím Ctrl sau đó bấm phím F5 trên bàn phím “Ctrl + F5” để trình duyệt xóa cache lúc chưa đăng nhập và tải lại nội dung.

Đáp án trắc nghiệm Pháp Luật Về Kinh Doanh Bảo Hiểm – EL42 – EHOU

Chỉ Thành Viên MemberPro Mới xem được toàn bộ đáp án.

Click chọn vào hình ảnh để xem chi tiết gói MemberPro. Hoặc cho vào giỏ hàng để mua ngay. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.

  • Law Pro 30 Ngày

    100.000

    Tham khảo được câu hỏi trắc nghiệm của hơn 60 môn ngành Luật trong 30 ngày. Giúp nhớ kiến thức và giúp ích trong quá trình học tập, thi cử. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.

    Thêm vào giỏ hàng
  • Law Pro 180 Ngày

    500.000

    Tham khảo được câu hỏi trắc nghiệm của hơn 60 môn ngành Luật trong 180 ngày. Giúp nhớ kiến thức và giúp ích trong quá trình học tập, thi cử. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.

    Thêm vào giỏ hàng
  • Law Pro 1000 Ngày

    1.000.000

    Tham khảo được câu hỏi trắc nghiệm của hơn 60 môn ngành Luật trong 1000 ngày. Giúp nhớ kiến thức và giúp ích trong quá trình học tập, thi cử. Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng.

    Thêm vào giỏ hàng

1. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm là?

– (Đ)✅: Giấy chứng nhận bảo hiểm

– (S): Bản cam kết mua bảo hiểm của chủ xe cơ giới

– (S): Biên lai mua bảo hiểm

– (S): Hóa đơn mua bảo hiểm 

2. Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo được chia làm các loại nào? 

– (S): Công ty cổ phần bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm tương hỗ

– (S): Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước và doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân

– (S): Doanh nghiệp bảo hiểm vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận 

– (Đ)✅: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

3. Chị Nguyễn Thanh Xuân mới mua một chiếc xe ô tô BMW, trị giá 3 tỷ đồng. Để tránh các rủi ro như mất cắp, tai nạn dẫn đến hỏng xe, chị Xuân muốn mua bảo hiểm. Vậy, với đối tượng là chiếc xe ô tô BMW, chị Xuân có thể ký kết được loại hợp đồng bảo hiểm nào sau đây? 

– (S): Bảo hiểm nhân thọ

– (S): Bảo hiểm sinh kỳ

– (Đ)✅: Bảo hiểm tài sản.

– (S): Bảo hiểm tử kỳ 

4. Chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm là?

– (S): Bộ tài chính

– (Đ)✅: Doanh nghiệp bảo hiểm

– (S): Các tổ chức tín dụng

– (S): Ngân hàng nhà nước 

5. Cơ sở tính phí bảo hiểm nhân thọ căn cứ vào? 

– (S): Cân nặng của người được bảo hiểm

– (S): Tài sản của người được bảo hiểm

– (Đ)✅: Tuổi của người được bảo hiểm.

– (S): Tình trạng hôn nhân của người được bảo hiểm 

6. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự quản lý trực tiếp của Cơ quan nào?

– (S): Bộ công thương

– (S): Ngân hàng nhà nước

– (S): Ủy ban chứng khoán nhà nước 

– (Đ)✅: Bộ tài chính

7. Doanh nghiệp bảo hiểm có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là? 

– (Đ)✅: Kinh doanh bảo hiểm

– (S): Cho vay

– (S): Huy động vốn

– (S): Làm dịch vụ thanh toán 

8. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện bảo hiểm cho đối tượng nào?

– (S): Tài sản 

– (S): Tiền gửi tại ngân hàng

– (Đ)✅: Tuổi thọ con người

– (S): Trách nhiệm dân sự 

9. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài, nếu muốn được doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thực hiện tái bảo hiểm thì phải đáp ứng yêu cầu gì?

– (Đ)✅: Đạt hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế do Bộ tài chính quy định

– (S): Không bị thua lỗ trong 2 năm gần nhất

– (S): Không có các khoản nợ quá hạn

– (S): Vốn pháp định trên 3000 tỷ đồng 

10. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm KHÔNG được giao kết hợp đồng tài sản nào sau đây? 

– (S): Hợp đồng có đối tượng là quyền tài sản

– (S): Hợp đồng có đối tượng là tiền

– (S): Hợp đồng có số tiền bảo hiểm bằng giá thị trường của tài sản được bảo hiểm 

– (Đ)✅: Hợp đồng có số tiền bảo hiểm trên giá thị trường của tài sản được bảo hiểm

11. Đối với bảo hiểm con người, Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây?

⇒ Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

⇒ Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực.

⇒ Người được bảo hiểm chết do tai nạn bất ngờ

⇒ Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng; 

12. Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm được gọi là:

⇒ Hoạt động đại lý bảo hiểm

⇒ Hoạt động môi giới bảo hiểm

⇒ Kinh doanh bảo hiểm 

⇒ Kinh doanh tái bảo hiểm

13. Hoạt động đại lý bảo hiểm là? 

⇒ Là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.

⇒ Là hoạt động của tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

⇒ Là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức. phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

⇒ Là việc doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. 

14. Hợp đồng bảo hiểm được giao kết bằng hình thức nào?

⇒ Bằng hành vi

⇒ Bằng lời nói

⇒ Lập bằng văn bản

⇒ Bất kỳ hình thức nào do các bên thỏa thuận 

15. Hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng là gì?

⇒ Sức khỏe con người

⇒ Tai nạn của con người 

⇒ Tài sản của con người

⇒ Tuổi thọ của con người 

16. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là gì? 

⇒ Là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng

⇒ Là hợp đồng mà trong đó tài sản được bảo hiểm có giá trị cao trên thị trường

⇒ Là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng

⇒ Là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. 

17. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp nào sau đây? 

⇒ Đối tượng của hợp đồng là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe của con người

⇒ Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại

⇒ Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, tuy nhiên bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí nhưng được bên bảo hiểm cho nợ phí bảo hiểm.

⇒ Hợp đồng giao kết bằng văn bản 

18. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác thì phải đáp ứng điều kiện nào sau đây?

⇒ Người đó phải có bằng đại học

⇒ Người đó phải có thu nhập trên 9 triệu đồng/ tháng

⇒ Người đó phải đã kết hôn 

⇒ Phải được người đó đồng ý bằng văn bản, ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng

19. KHÔNG được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người nào sau đây?

⇒ Người không kết hôn

⇒ Người trên 18 tuổi

⇒ Người đang mắc bệnh tâm thần

⇒ Người trên 55 tuổi 

20. Loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện được gọi là?

⇒ Bảo hiểm có giá trị cao

⇒ Bảo hiểm thỏa thuận

⇒ Bảo hiểm tự nguyện 

⇒ Bảo hiểm bắt buộc

21. Loại hình nào sau đây là bảo hiểm con người phi nhân thọ? 

⇒ Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

⇒ Bảo hiểm hỗn hợp

⇒ Bảo hiểm sinh kỳ

⇒ Bảo hiểm trọn đời 

22. Một chủ xe máy tham gia bảo hiểm tài sản cho toàn bộ chiếc xe của mình trị giá 30 triệu đồng. Tiền phí đóng bảo hiểm là 10 triệu. Trong một vụ tai nạn, xe bị hư hỏng giá trị thiệt hại là 8 triệu đồng. Vậy số tiền bồi thường mà chủ xe nhận được tối đa là bao nhiêu?

⇒ 8 triệu

⇒ 10 triệu

⇒ 25 triệu

⇒ 30 triệu 

23. Mục đích hoạt động nhằm tương trợ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là mục đích của tổ chức kinh doanh bảo hiểm nào?

⇒ Công ty TNHH Bảo hiểm

⇒ Công ty TNHH Bảo hiểm

⇒ Tổ chức bảo hiểm tương hỗ

⇒ Hợp tác xã bảo hiểm 

24. Ngày 12/3/2019, ông Nguyễn Mạnh Hòa có giao kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm Bình Minh. Đối tượng của hợp đồng là 1 chiếc xe ô tô Honda CRV mới 100%, giá trị của chiếc xe theo hóa đơn và giá thị trường là 1.2 tỷ. Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng, các bên thỏa thuận số tiền bảo hiểm cho chiếc xe là 900 triệu đồng. Hỏi, đây là hợp đồng bảo hiểm gì?

⇒ Hợp đồng bảo hiểm ngang giá

⇒ Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị

⇒ Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị

⇒ Hợp đồng bảo hiểm trùng 

25. Ngày 12/3/2019, ông Nguyễn Mạnh Hòa có giao kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm Bình Minh. Đối tượng của hợp đồng là 1 chiếc xe ô tô Honda CRV mới 100%, giá trị của chiếc xe theo hóa đơn và giá thị trường là 1.2 tỷ. Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng, các bên thỏa thuận số tiền bảo hiểm cho chiếc xe là 900 triệu đồng. Hỏi, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giải quyết như thế nào khi sự kiện bảo hiểm phát sinh?

⇒ Công ty Bình Minh không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm

⇒ Công ty Bình Minh bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm ký kết hợp đồng là 1.2 tỷ

⇒ Công ty Bình Minh chỉ bồi thường theo giá trị thỏa thuận trong hợp đồng là 900 triệu đồng 

⇒ Công ty Bình Minh chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

26. Ngày 15/2/2019, Nguyễn Văn A 17 tuổi, đang học tại trường THPT Đống Đa điều khiển một chiếc xe máy Honda wave đi trên đường. Do phóng nhanh, vượt ẩu nên đã đâm vào chị Nguyễn Thị B làm chị B chết tại chỗ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiện trách nhiệm chi trả bồi thường không? Nếu có thì mức bồi thường tối đa là bao nhiêu?

⇒ Doanh nghiệp bảo hiểm không phải chi trả bồi thường

⇒ Doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả bồi thường với mức tối đa là 100 triệu đồng

⇒ Doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả bồi thường với mức tối đa là 30 triệu đồng

⇒ Doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả bồi thường với mức tối đa là 50 triệu đồng 

27. Ngày 15/3/2019, ông Nguyễn Văn A giao kết hợp đồng với công ty bảo hiểm B. Đối tượng của hợp đồng là chiếc xe máy trị giá 50 triệu đồng. Giá trị bảo hiểm là 50 triệu đồng. Ngày 15/9/2019,khi đang điều khiển xe trên đường, ông bị ông C đi ngược chiều đâm phải. Lỗi hoàn toàn của ông C. Kết luận, thiệt hại cho chiếc xe của ông A là 8 triệu đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm B đã nhanh chóng bồi thường cho ông A. Lúc này, ông A phải có trách nhiệm gì sau đây?

⇒ Ông A không có trách nhiệm gì đối với doanh nghiệp bảo hiểm

⇒ Chuyển yêu cầu ông c bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp B

⇒ Thưởng cho doanh nghiệp B theo yêu cầu của doanh nghiệp B

⇒ Trả 50% số tiền bồi thường cho công ty B vì lỗi gây ra tai nạn thuộc về ông C 

28. Ngày 20/3/2019, ông A thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản với công ty bảo hiểm B, đối tượng của hợp đồng là chiếc xe máy SH trị giá 70 triệu đồng. Ngày 20/4/2019, ông A tiếp tục giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản với Công ty bảo hiểm C, đối tượng vẫn là chiếc xe máy này. Ngày 19/9/2019, khi ông điều khiển chiếc xe máy SH này thì bị ông D đầm phải. Thiệt hại của chiếc xe là 20 triệu đồng. Hỏi, đây là hợp đồng bảo hiểm gì?

⇒ Hợp đồng bảo hiểm trùng

⇒ Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị

⇒ Hợp đồng bảo hiểm ngang giá trị

⇒ Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị 

29. Ngày 24/1/2018, Ông Nguyễn Văn Thanh mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chiếc xe máy của mình và được Công ty bảo hiểm Sao Mai cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Ngày 15/7/2018, ông Thanh điều khiển chiếc xe trên, do đường trơn, không làm chủ tay lái, ông đã đâm vào anh Trần Văn Thủy khiến chiếc xe của anh Thủy bị hư hỏng nghiêm trọng. Hỏi, mức trách nhiệm bảo hiểm mà công ty Sao Mai phải chi trả, tối đa là bao nhiêu?

⇒ 100 triệu đồng/ 1 vụ tai nạn

⇒ 30 triệu đồng/ 1 vụ tai nạn

⇒ 70 triệu đồng/ 1 vụ tai nạn 

⇒ 50 triệu đồng/ 1 vụ tai nạn

30. Nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó gọi là?

⇒ Bảo hiểm trọn đời

⇒ Bảo hiểm nhân thọ

⇒ Bảo hiểm sinh kỳ

⇒ Bảo hiểm tử kỳ 

31. Ông A có ý định thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Ông được biết, với loại hình này phải đáp ứng mức vốn pháp định. Vậy, vốn pháp định đối với công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ( trừ bảo hiểm liên kết, bảo hiểm hưu trí và sức khỏe) là bao nhiêu?

⇒ 100 tỷ đồng

⇒ 200 tỷ đồng

⇒ 500 tỷ đồng 

⇒ 600 tỷ đồng

32. Ông Nguyễn Văn Nam có ký hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ với công ty X vào tháng 3/2019. Tuy nhiên, ông Nam đã kê khai sai tuổi của mình vì tuổi đúng của ông không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm. Khi phát hiện ra hành vi này, công ty X có quyền gì?

⇒ Công ty X có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan

⇒ Công ty X được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và không phải trả phí bảo hiểm mà ông Nam đã đóng

⇒ Công ty X vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng với ông Nam và yêu cầu phạt ông Nam một số tiền theo thỏa thuận 

⇒ Tất cả các phương án đều sai 

33. Sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm gọi là?

⇒ Bồi thường bảo hiểm

⇒ Sự kiện bảo hiểm

⇒ Sự kiện bồi thường

⇒ Thời gian bảo hiểm 

34. Sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm gọi là? 

⇒ Hợp đồng bảo hiểm

⇒ Hợp đồng cấp tín dụng

⇒ Hợp đồng đại lý bảo hiểm

⇒ Hợp đồng môi giới bảo hiểm 

35. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm gồm mấy loại? 

⇒ 2 loại

⇒ 3 loại

⇒ 4 loại 

⇒ 5 loại 

36. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm mấy loại hình? 

⇒ 4 loại

⇒ 2 loại

⇒ 3 loại

⇒ 5 loại 

37. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm thông thường là bao lâu?

⇒ 3 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm

⇒ 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm

⇒ 30 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm

⇒ 6 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm 

38. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là bao lâu lể từ thời điểm phát sinh tranh chấp?

⇒ 3 năm

⇒ 1 năm

⇒ 2 năm

⇒ 4 năm 

39. Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm?

⇒ 7 năm

⇒ 10 năm

⇒ 20 năm

⇒ 5 năm 

40. Tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan gọi là?

⇒ Công ty chứng khoán

⇒ Môi giới bảo hiểm

⇒ Đại lý bảo hiểm.

⇒ Tổ chức tín dụng 

41. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm được gọi là?

⇒ Bên mua bảo hiểm

⇒ Bên bán bảo hiểm

⇒ Bên đại lý bảo hiểm

⇒ Bên môi giới bảo hiểm 

42. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật là đối tượng của hợp đồng nào?

⇒ Hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp

⇒ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

⇒ Hợp đồng bảo hiểm tài sản 

⇒ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

43. Trong trường nào sau đây, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm với chủ xe cơ giới có thời hạn dưới 01 năm? 

⇒ Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định

⇒ Xe máy có giá trị thấp dưới 5 triệu đồng

⇒ Xe ô tô đã qua sử dụng 

⇒ Xe ô tô tải 

44. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới, thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là bao lâu kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường? 

⇒ 1 năm.

⇒ 10 năm

⇒ 2 năm 

⇒ 3 năm

45. Trong các hợp đồng sau đây, hợp đồng nào KHÔNG phải là hợp đồng bảo hiểm?

⇒ Hợp đồng bảo hiểm con người

⇒ Hợp đồng bảo hiểm tài sản

⇒ Hợp đồng đại lý bảo hiểm

⇒ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 

46. Trong các hợp đồng sau đây, hợp đồng nào là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự?

⇒ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

⇒ Hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp

⇒ Hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ

⇒ Hợp đồng bảo hiểm tử kỳ 

47. Trong các tổ chức dưới đây, tổ chức nào KHÔNG phải là loại hình tổ chức kinh doanh bảo hiểm?

⇒ Công ty cổ phần bảo hiểm

⇒ Doanh nghiệp tư nhân bảo hiểm

⇒ Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm

⇒ Tổ chức bảo hiểm tương hỗ 

48. Trong hình thức bảo hiểm nào mà khi bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm KHÔNG được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm?

⇒ Bảo hiểm con người

⇒ Bảo hiểm tài sản.

⇒ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

⇒ Tất cả các loại hình bảo hiểm 

49. Trong hợp đồng bảo hiểm Con người nào mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm?

⇒ Hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người

⇒ Bảo hiểm sinh kỳ

⇒ Bảo hiểm tử kỳ

⇒ Hợp đồng bảo hiểm

⇒ Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe con người 

50. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, phạm vi bồi thường thiệt hại đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra bao gồm? 

⇒ Thiệt hại về tài sản

⇒ Thiệt hại về thân thể

⇒ Thiệt hại về tính mạng 

⇒ Tất cả các phương án đều đúng

51. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phát sinh khi nào? 

⇒ Khi người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm

⇒ Khi người mua bảo hiểm gặp rủi ro, tai nạn gây ảnh hưởng tới sức khỏe

⇒ Khi người thứ ba yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường khi phát sinh sự kiện bảo hiểm

⇒ Khi thiệt hại xảy ra do lỗi của bên thứ ba 

52. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm đối với chủ xe cơ giới, Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào sau đây?

⇒ Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.

⇒ Người thứ ba bị thiệt hại về thân thể, tính mạng do chủ xe cơ giới mua bảo hiểm gây ra

⇒ Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

⇒ Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn. 

53. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì hậu quả pháp lý là gì? 

⇒ Tái bảo hiểm

⇒ Chấm dứt hợp đồng

⇒ Thực hiện chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

⇒ Thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm 

54. Trong trường hợp các bên ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải làm gì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm?

⇒ Doanh nghiệp bảo hiểm được phạt đối với người mua bảo hiểm

⇒ Doanh nghiệp bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm

⇒ Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

⇒ Doanh nghiệp bảo hiểm phải chấm dứt hợp đồng 

55. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản thì việc bồi thường sẽ được thực hiện như thế nào?

⇒ Bằng vàng

⇒ Bằng tiền

⇒ Sửa chữa tài sản bị thiệt hại

⇒ Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác. 

56. Trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm được gọi là?

⇒ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

⇒ Hợp đồng bảo hiểm trùng

⇒ Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị

⇒ Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị 

57. Tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nào sau đây? 

⇒ Hợp đồng bảo hiểm Con người

⇒ Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

⇒ Hợp đồng bảo hiểm tài sản

⇒ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 

58. Vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nào sau đây?

⇒ Hợp đồng bảo hiểm con người

⇒ Hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ 

⇒ Hợp đồng bảo hiểm tài sản

⇒ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 

59. Việc chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức là đặc thù của tổ chức kinh doanh bảo hiểm nào?

⇒ Công ty cổ phần bảo hiểm

⇒ Công ty TNHH Bảo hiểm

⇒ Hợp tác xã bảo hiểm 

⇒ Tổ chức bảo hiểm tương hỗ

60. Việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm được gọi là?

⇒ Hoạt động cấp tín dụng

⇒ Hoạt động đại lý bảo hiểm

⇒ Hoạt động tái bảo hiểm

⇒ Hoạt động môi giới bảo hiểm

Đáp án tự luận Pháp Luật Về Kinh Doanh Bảo Hiểm – EL42 – EHOU

BẢO HIỂM TÀI SẢN

25 Câu tự luận bảo hiểm tài sản

Câu 1: Bồi thường giá trị hợp đồng bảo hiểm tài sản

Ngày 5/5/2021, ông Tùng ký hợp đồng bảo hiểm tài sản với công ty bảo hiểm Bảo Việt cho chiếc xe máy của ông. Số tiền bảo hiểm là 20 triệu đồng. Thời hạn là 1 năm. Ngày 7/7/2021, ông Tùng gặp tại nạn, sau khi giám định, kết luận thiệt hại của chiếc xe là 25 triệu đồng. Hỏi, nếu không có thỏa thuận khác trong hợp đồng thì số tiền bồi thường tối đa mà ông Tùng nhận được là bao nhiêu?

Trả lời: Xét trường hợp không có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm:

Căn cứ Luật bảo hiểm 2000 được sủa đổi 2010 Bảo hiểm tài sản chia ra làm 3 loại:

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị:

Điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị

1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị.

Điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị

1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Hợp đồng bảo hiểm trùng.

Điều 44. Hợp đồng bảo hiểm trùng

1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Về căn cứ thời gian và hợp đồng tài sản thì ông Tùng đang nằm trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Về giá trị bồi thường theo căn cứ thì hợp đồng Ông Tùng ký với Bảo Việt là Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị với giá trị bồi thường tối đa là 20. 000.000 đồng. Vậy nên mặc dù thiệt hại thực tế lớn hơn 20 triệu (cụ thể là 25 triệu) tuy nhiên công ty bảo hiểm sẽ chỉ bồi thường tối đa 20 triệu.

Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Trong bảo hiểm con người, số tiền bảo hiểm được trả căn cứ vào thiệt hại thực tế khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

 ⇒ Khoản 1, điều 33 bồi thường căn cứ vào thương tật thực tế và thỏa thuận trong HĐBH

2. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thành lập dưới dạng công ty hợp danh.

 ⇒ Điều 59, LKDBH gồm CT TNHH, CTCP, HTX BH, BH Tương hỗ

3. Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản phải xác định rõ người thụ hưởng.

 ⇒ Không có khái niệm người thụ hưởng trong BHTS

4. Nguyên tắc thỏa thuận không áp dụng đối với loại hình bảo hiểm bắt buôc.

 ⇒ Điều 7, NĐ 130/2006/NĐ-CP về số tiền trong BH cháy nổ là số tiền tối thiểu: nếu không xác định được giá trị của tài sản thì do 2 bên thỏa thuận

5. Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải giao kết bằng văn bản có công chứng.

 ⇒ Ví dụ như trường hợp BH TNXCG thì chỉ cần có giấy chứng nhận bảo hiểm

6. Trong bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cho một tài sản được bảo hiểm.

 ⇒ Đúng. Trong trường hợp bảo hiểm trùng

7. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm là thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

⇒ Điều 15-LKDBH

8. Trong bảo hiểm tài sản, kết quả giám định của doanh nghiệp bảo hiểm có giá trị pháp lý cao nhất.

⇒ Khoản 2, điều 48 nếu không thống nhất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập

9. Trong bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho bất kỳ cá nhân nào nếu được cá nhân đó đồng ý bằng văn bản.

⇒ Sai. phải có quyền lợi được bảo hiểm

10. Trong bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho bất kỳ cá nhân nào nếu được cá nhân đó đồng ý bằng văn bản.

⇒ Phải có quyền lợi được bảo hiểm

11. Trong pháp luật bảo hiểm tài sản, pháp luật cấm mua bảo hiểm trùng.

⇒ Không cấm chỉ cấm mua BH trên giá trị

12. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể trực tiếp giao kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng.

⇒ Điều 90, chỉ được tư vấn

13. Trong bảo hiểm tử kỳ, người chồng có thể mua bảo hiểm cho vợ hợp pháp của mình nếu vợ đang mắc bệnh tâm thần.

⇒ Điều 38, không được mua HB tử kỳ cho người đang mắc bệnh tâm thần

14. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, số tiền bảo hiểm được xác định căn cứ vào thiệt hại thưc tế phát sinh.

⇒ Theo thỏa thuận trong hợp đồng- điều 54 LKDBH, điều 14, NĐ 103/2008 về nguyên tắc bồi thường.

15. Cơ quan quản lý kinh doanh bảo hiểm là Bộ Tài chính.

 ⇒ Chính phủ thống nhất quản lý. BTC chịu trách nhiệm trước CP thực hiện quản lý nhà nước. Bộ, CQNB có trách nhiệm quản lý trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ

16. Trên cơ sở Pháp luật kinh doanh bảo hiểm, anh (chị) hãy chỉ ra ít nhất 4 điểm khác nhau giữa bảo hiểm tài sản và bảo hiểm con người.

  • Đối tượng bảo hiểm: tài sản – con người (tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động)
  • Số tiền bảo hiểm: dựa trên giá trị tài sản – dựa trên sự thỏa thuận
  • Nguyên tắc chi trả: thiệt hại bao nhiêu trả bấy nhiêu – trả theo thỏa thuận
  • Bảo hiểm trên giá trị, dưới giá trị
  • Yêu cầu đòi đóng phí bh của DNBH
  • Bảo hiểm trùng: chỉ có ở BH tài sản.
  • Nguyên tắc đền bù: theo nguyên tắc ngang giá – theo nguyên tắc khoán

17. Có quan điểm cho rằng “mua bảo hiểm con người là một hình thức đầu tư tài chính”. Anh (chị) hãy cho biết quan điểm này đúng hay sai? Tại sao?

⇒ Khi tham gia bảo hiểm thì người mua bảo hiểm còn được nhận tiền lãi dựa trên số tiền BH đã đóng. Do đó, khi nhận tiền chi trả của DNBH thì ngoài khoản tiền BH đã đóng thì họ còn nhận được tiền lãi.

18. Cá nhân có thể mua bảo hiểm tử kỳ cho mình đồng thời tại các doanh nghiệp bảo hiểm A, B, C không? Khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm thì nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm được xác định như thế nào?

19. Trong bảo hiểm tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm có được quyền kiện bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm không? Tại sao?

20. Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm”.

21. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền lập quỹ đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm để đầu tư sinh lợi ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm không? Tại sao?

22. Nghĩa vụ thực hiện các quy định về an toàn có ảnh hưởng đến quyền được yêu cầu bồi thường bảo hiểm không? Tại sao?

23. Khi người được bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ chết do lỗi người thứ 3 thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn tiền bảo hiểm không? Tại sao?

24. Trong bảo hiểm tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm có được quyền kiện bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm không? Tại sao?

25. Anh (chị) hãy phan biệt hoạt động môi giới bảo hiểm với hoạt động đại lý bảo hiểm?

26. Trong bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho những đối tượng nào? Tại sao luật lại quy định như vậy?

⇒ Về nguyên tắc là phải có quyền lợi bảo hiểm.

27. Bảo hiểm trùng là gì? Nếu có trường hợp bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản thi xử lý như thế nào khi giao kết hợp đồng và khi phát sinh sự kiện bảo hiểm?

Câu 3: Tr­ường hợp tài sản được bảo hiểm bị đem bán khi HĐBH cho tài sản đó đang có hiệu lực thì người mua tài sản có được hưởng quyền lợi của HĐBH trong thời gian còn lại của HĐBH không?

Trả lời:

Tại điều 579, Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, vấn đề này được quy định như­ sau: “Trong tr­ường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong HĐBH, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho DNBH về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản.”

Như­ vậy, trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị đem bán thì người mua tài sản được quyền thay thế chủ sở hữu cũ đối với HĐBH. Khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, người mua tài sản (người sở hữu mới) được quyền yêu cầu DNBH bồi thường thiệt hại. Đây là trường hợp chuyển như­ợng HĐBH được quy định trong luật dân sự. Quy định này không được áp dụng trong bảo hiểm thân tàu biển (thuộc lĩnh vực bảo hiểm hàng hải).

Câu 4 Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, được bảo hiểm đồng thời bởi 2 HĐBH tại DNBH A và DNBH B với số tiền bảo hiểm lần lượt là 70 triệu đồng và 80 triệu đồng. Hai HĐBH này có phạm vi bảo hiểm tương tự nhau. Nếu xảy ra sự cố gây thiệt hại 45 triệu đồng, thuộc trách nhiệm bồi th­ường của cả hai DNBH thì các DNBH trên sẽ bồi th­ường nh­ư thế nào và người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền bồi th­ường là bao nhiêu?

Trả lời:

Căn cứ vào quy định tại điều 44, Luật KDBH thì đây là trường hợp tài sản đã được bảo hiểm trùng. Đối với HĐBH trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết, tổng số tiền bồi thường của tất cả các DNBH không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Như­ vậy, trong tr­ường hợp trên hai DNBH sẽ chia sẻ trách nhiệm bồi th­ường theo cách:

– Số tiền bồi th­ường của DNBH A được xác định theo công thức:

Số tiền bồi th­ường=45.000.000x70.000.000/(70.000.000 + 80.000.000)=21.000.000

– Tương tự, số tiền bồi th­ường của DNBH B là:

Số tiền bồi th­ường=45.000.000x80.000.000/(70.000.000 + 80.000.000)=24.000.000

– Tổng số tiền bồi th­ường mà người được bảo hiểm được nhận là: 21.000.000 + 24.000.000 = 45.000.000 đ

Câu 5: Tài sản được bảo hiểm đúng giá trị với số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng, trong năm hợp đồng xảy ra 2 sự cố, sau sự cố lần thứ nhất, tài sản đã được sửa chữa, khôi phục giá trị ban đầu và DNBH đã bồi thường cho người được bảo hiểm 40 triệu đồng. Trong sự cố lần thứ hai, tài sản bị tổn thất toàn bộ, DNBH sẽ phải bồi th­ường bao nhiêu?

Trả lời:

Trừ khi người mua bảo hiểm đã thoả thuận điều khoản tự động khôi phục số tiền bảo hiểm trong HĐBH và phải đóng thêm phí bảo hiểm, trong cùng thời hạn hợp đồng, sau mỗi lần bồi th­ường, trách nhiệm của DNBH đối với tài sản được bảo hiểm sẽ giảm đi một mức độ tương ứng. Như vậy trong tr­ường hợp trên, nếu không có thoả thuận khôi phục lại số tiền bảo hiểm, trong sự cố lần thứ 2, DNBH chỉ bồi th­ường cho người được bảo hiểm số tiền = 100 – 40 = 60 triệu đồng.

Câu 6: Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, bên được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 120 triệu đồng, quy định của Luật KDBH trong tr­ường hợp này như­ thế nào?

Trả lời:

Tại điều 42, Luật KDBH quy định HĐBH tài sản có số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị tr­ường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng là HĐBH tài sản trên giá trị. DNBH và bên mua bảo hiểm không được giao kết HĐBH tài sản trên giá trị.

Trong tr­ường hợp HĐBH tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị tr­ường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan. Trong tr­ường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi th­ường thiệt hại không vượt quá giá trị của tài sản được bảo hiểm.

Như­ vậy, ở tr­ường hợp trên, DNBH không được giao kết HĐBH với số tiền bảo hiểm bằng 120 triệu đồng. Nếu DNBH chỉ giao kết HĐBH dựa trên cơ sở kê khai giá trị của bên mua bảo hiểm và HĐBH đã được giao kết với số tiền bảo hiểm là 120 triệu thì khi phát hiện ra đã bảo hiểm trên giá trị tài sản, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm một phần số phí bảo hiểm đã đóng. Tr­ường hợp xảy ra tổn thất cho tài sản được bảo hiểm, DNBH sẽ bồi th­ường theo thiệt hại thực tể mà người được bảo hiểm phải gánh chịu không vượt quá 100 triệu đồng.

Câu 7: Trong HĐBH tài sản, giá trị bảo hiểm; số tiền bảo hiểm được hiểu như­ thế nào?

Trả lời:

1 – Giá trị bảo hiểm của tài sản là giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao kết HĐBH. Giá trị bảo hiểm có thể được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau.

  • Với tài sản mới, giá trị bảo hiểm có thể xác định bằng giá mua mới trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc chi phí làm mới, xây dựng mới tài sản.
  • Với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định bằng giá trị còn lại (nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao); giá trị đánh giá lại (theo kết luận của hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập); hoặc theo cách khác.

2 – Số tiền bảo hiểm của tài sản là khoản tiền mà bên được bảo hiểm yêu cầu và DNBH chấp nhận bảo hiểm cho tài sản. Căn cứ để thoả thuận số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là giá trị bảo hiểm. Bên được bảo hiểm và DNBH không được thoả thuận để bảo hiểm cho tài sản với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là căn cứ để DNBH định phí bảo hiểm và xác định trách nhiệm bồi th­ường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Câu 8: Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, số tiền bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng là 80 triệu đồng, xảy ra sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm, chi phí sửa chữa hợp lý phát sinh là 50 triệu đồng, người được bảo hiểm sẽ được nhận khoản tiền bồi th­ường là bao nhiêu?

 Trả lời:

Đây là tr­ường hợp bảo hiểm dưới giá trị tài sản (số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm), trừ khi HĐBH có quy định khác, DNBH sẽ xác định số tiền bồi th­ường theo công thức:

Số tiền bồi th­ường=Giá trị thiệt hạixSố tiền bảo hiểm/Giá trị bảo hiểm

Như­ vậy trong tr­ường hợp trên, nếu không có thoả thuận khác trong HĐBH, người được bảo hiểm sẽ được nhận khoản tiền bồi th­ường là:

Số tiền bồi th­ường = 50.000.000 x 80.000.000/100.000.000 = 40.000.000 đ.

Câu 9: Nghĩa vụ bồi th­ường cho ng­ười được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm được quy định như­ thế nào?

Trả lời:

Khi xảy ra rủi ro, sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm, DNBH phải thực hiện nghĩa vụ bồi th­ường cho ngư­ời được bảo hiểm. Nghĩa vụ bồi th­ường của DNBH được Luật KDBH quy định như­ sau:

1 – Về căn cứ bồi th­ường:

  • Số tiền bồi th­ường mà DNBH phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị tr­ường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ tr­ường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH. Chi phí để xác định giá thị tr­ường và mức độ thiệt hại do DNBH chịu.
  • Số tiền bồi th­ường mà DNBH trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ tr­ường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH.
  • Ngoài số tiền bồi th­ường, DNBH còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện các chỉ dẫn của DNBH.

2 – Về hình thức bồi th­ường:

  • Bên được bảo hiểm và DNBH có thể thoả thuận một trong 3 hình thức bồi th­ường, đó là: sửa chữa tài sản bị thiệt hại; thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; trả tiền bồi th­ường.
  • Trong tr­ường hợp DNBH và bên được bảo hiểm không thoả thuận được hình thức bồi th­ường thì việc bồi th­ường sẽ được thực hiện bằng tiền.
  • Tr­ường hợp DNBH đã thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc đã bồi th­ường toàn bộ theo giá thị tr­ường của tài sản thì DNBH có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại.

3 – Về thời hạn bồi th­ường: DNBH phải bồi th­ường cho người được bảo hiểm theo thời hạn đã thoả thuận trong HĐBH. Trong tr­ường hợp không có thoả thuận về thời hạn bồi th­ường thì DNBH phải bồi th­ường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi th­ường của người được bảo hiểm.

Câu 10: Nghĩa vụ cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm được coi là bằng chứng của việc giao kết HĐBH. Trong khi giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ biểu đạt những thông tin vắn tắt và cơ bản nhất về HĐBH (thông tin về DNBH; ng­ười được bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phí bảo hiểm …) thì đơn bảo hiểm biểu đạt thông tin một cách đầy đủ hơn. Ngoài những thông tin như­ trong giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm còn thể hiện các thông tin về phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên, cách tính và thanh toán bồi th­ường, quy định về giải quyết tranh chấp…

Thông th­ường giấy chứng nhận bảo hiểm được DNBH cấp cho bên mua bảo hiểm kèm theo một HĐBH, một HĐBH có thể cấp kèm một hoặc nhiều giấy chứng nhận bảo hiểm, còn đơn bảo hiểm th­ường được cấp độc lập như­ một thông lệ trong hoạt động bảo hiểm.

Việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm của DNBH cho bên mua bảo hiểm là một trong những bằng chứng xác nhận DNBH đã chấp nhận trách nhiệm về rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm.

Câu 11: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH có nghĩa vụ gì?

Trả lời

Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH phải thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu sau đây:

  • Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
  • Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết HĐBH;
  • Bồi th­ường cho ng­ười được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

Câu 12: Nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được hiểu như thế nào?

Trả lời:

HĐBH là loại hợp đồng mà các điều kiện, điều khoản bảo hiểm thường chỉ do một bên là DNBH soạn thảo theo các mẫu in sẵn. Các thuật ngữ, ngôn từ, lối diễn đạt trong HĐBH không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Chính vì vậy, khi giao kết và thực hiện HĐBH, DNBH phải có nghĩa vụ giải thích rõ ràng cho bên mua bảo hiểm để tránh tr­ường hợp không hiểu, hiểu lầm và ngộ nhận của bên mua bảo hiểm.

Bất cứ một điều khoản nào không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau cũng đều có thể dẫn đến những bất lợi cho chính DNBH. Nếu phát sinh tranh chấp trọng tài hoặc toà án sẽ giải thích theo nghĩa nào có lợi nhất cho bên mua bảo hiểm sẽ được sử dụng để giải quyết tranh chấp đó.

Câu 13: Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 50, Luật KDBH quy định ng­ười được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm. Nghĩa vụ này phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện HĐBH nhằm phòng ngừa rủi ro, sự cố xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro, sự cố, ng­ười được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại của đối tượng bảo hiểm.

DNBH có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu ng­ười được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro. DNBH có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong tr­ường hợp ng­ười được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH có quyền ấn định một thời hạn để ng­ười được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các bịên pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì DNBH có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH.

Câu 14: Nghĩa vụ thực hiện các công việc cần thiết để DNBH có thể truy đòi ng­ười thứ 3 ng­ười có trách nhiệm trong việc xảy ra rủi ro, sự cố được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 49, Luật KDBH quy định:“ Trong tr­ường hợp ng­ười thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho ng­ười được bảo hiểm và DNBH đã trả tiền bồi th­ường cho ng­ười được bảo hiểm thì ng­ười được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu ng­ười thứ 3 bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi th­ường cho DNBH.- Trong tr­ường hợp ng­ười được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho DNBH, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu ng­ười thứ ba bồi th­ường thì DNBH có quyền khấu trừ số tiền bồi th­ường tuỳ theo mức độ lỗi của ng­ười được bảo hiểm. DNBH không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột của ng­ười được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà DNBH đã trả cho ng­ười được bảo hiểm, trừ tr­ường hợp những ng­ười này cố ý gây ra tổn thất.”

Trong thực tế, DNBH có thể yêu cầu bên được bảo hiểm hoàn tất các thủ tục cần thiết để DNBH có căn cứ pháp lý để đòi ng­ười thứ ba. Đó là các tài liệu giấy tờ chứng minh thiệt hại, quy trách nhiệm cho ng­ười thứ ba và uỷ quyền cho DNBH thực hiện việc yêu cầu ng­ười thức ba bồi hoàn. Cũng có những tr­ường hợp DNBH yêu cầu ng­ười được bảo hiểm làm thủ tục khởi kiện và đề nghị toà án hoặc các cơ quan chức năng khác thực hiện các biện pháp đảm bảo hoặc cưỡng chế bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

Câu 15: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH có nghĩa vụ gì?

Trả lời:

Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH phải thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu sau đây:

  • Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
  • Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết HĐBH;
  • Bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

Câu 16: Nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được hiểu như thế nào?

Trả lời:

HĐBH là loại hợp đồng mà các điều kiện, điều khoản bảo hiểm thường chỉ do một bên là DNBH soạn thảo theo các mẫu in sẵn. Các thuật ngữ, ngôn từ, lối diễn đạt trong HĐBH không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Chính vì vậy, khi giao kết và thực hiện HĐBH, DNBH phải có nghĩa vụ giải thích rõ ràng cho bên mua bảo hiểm để tránh trường hợp không hiểu, hiểu lầm và ngộ nhận của bên mua bảo hiểm.

Bất cứ một điều khoản nào không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau cũng đều có thể dẫn đến những bất lợi cho chính DNBH. Nếu phát sinh tranh chấp trọng tài hoặc toà án sẽ giải thích theo nghĩa nào có lợi nhất cho bên mua bảo hiểm sẽ được sử dụng để giải quyết tranh chấp đó.

Câu 17: Nghĩa vụ cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm được coi là bằng chứng của việc giao kết HĐBH. Trong khi giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ biểu đạt những thông tin vắn tắt và cơ bản nhất về HĐBH (thông tin về DNBH; người được bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phí bảo hiểm …) thì đơn bảo hiểm biểu đạt thông tin một cách đầy đủ hơn. Ngoài những thông tin như trong giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm còn thể hiện các thông tin về phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên, cách tính và thanh toán bồi thường, quy định về giải quyết tranh chấp…

Thông thường giấy chứng nhận bảo hiểm được DNBH cấp cho bên mua bảo hiểm kèm theo một HĐBH, một HĐBH có thể cấp kèm một hoặc nhiều giấy chứng nhận bảo hiểm, còn đơn bảo hiểm thường được cấp độc lập như một thông lệ trong hoạt động bảo hiểm.Việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm của DNBH cho bên mua bảo hiểm là một trong những bằng chứng xác nhận DNBH đã chấp nhận trách nhiệm về rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm.

Câu 18: Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên được bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

– Bên được bảo hiểm phải cung cấp một cách trung thực và đầy đủ các thông tin cần thiết có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, người được bảo hiểm… mà DNBH yêu cầu để DNBH có thể đánh giá rủi ro có chấp nhận bảo hiểm được hay không và định phí bảo hiểm một cách chính xác.

– Nghĩa vụ cung cấp thông tin được thực hiện ngay khi bên được bảo hiểm thể hiện ý muốn giao kết HĐBH bằng việc điền vào giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu của DNBH.

– Trong suốt quá trình thực hiện HĐBH, nếu có bất cứ thay đổi nào có liên quan đến những thông tin đã cung cấp làm gia tăng rủi ro, bên được bảo hiểm cũng phải thông báo cho DNBH. Trước sự gia tăng rủi ro, DNBH có thể ngừng bảo hiểm hoặc tiếp tục bảo hiểm và thu thêm phí.

– DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐBH khi bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thất nhằm giao kết HĐBH để được bồi thường hoặc bên được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho DNBH

Câu hỏi 19: Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Đối với HĐBH tài sản, thông thường phí bảo hiểm được xác định bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm thường được xác định theo năm và chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế GTGT trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam hiện nay được Nhà nước quy định bằng 10%.

Số tiền bảo hiểm được 2 bên thoả thuận căn cứ vào giá trị của tài sản được bảo hiểm vào thời điểm giao kết HĐBH. Số tiền bảo hiểm được ghi rõ trong HĐBH, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.

Tỷ lệ phí bảo hiểm được xác định cho từng loại tài sản và được điều chỉnh tăng giảm theo mức độ rủi ro của từng hợp đồng và chính sách khách hàng của DNBH. Tỷ lệ phí bảo hiểm cao hay thấp cũng phụ thuộc vào yếu tố thị trường (quốc gia và quốc tế) và khả năng tự bảo hiểm của bên được bảo hiểm. Ví dụ nếu bên được bảo hiểm yêu cầu tăng mức khấu trừ thì DNBH sẽ điều chỉnh giảm phí bảo hiểm theo mức độ tương ứng.

Trừ khi có thoả thuận khác trong HĐBH, bên được bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng và trách nhiệm bảo hiểm cũng chỉ phát sinh khi bên mua bảo hiểm đã thực hiện nghĩa vụ đóng phí. Mọi thoả thuận về thời hạn đóng phí, thời gian gia hạn đóng phí đều là những thoả thuận riêng của HĐBH.

Phí bảo hiểm có thể đóng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Tuỳ từng HĐBH cụ thể mà phí bảo hiểm có thể tính bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ. Nhìn chung, phí bảo hiểm đóng bằng đồng tiền nào thì DNBH thanh toán bồi thường bằng đồng tiền đó.

Câu 20: Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 50, Luật KDBH quy định người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm. Nghĩa vụ này phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện HĐBH nhằm phòng ngừa rủi ro, sự cố xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro, sự cố, người được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại của đối tượng bảo hiểm.

DNBH có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro. DNBH có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các bịên pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì DNBH có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH.

Câu 21: Nghĩa vụ thực hiện các công việc cần thiết để DNBH có thể truy đòi người thứ 3 người có trách nhiệm trong việc xảy ra rủi ro, sự cố được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 49, Luật KDBH quy định:

 “ Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và DNBH đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho DNBH. Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho DNBH, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì DNBH có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm. DNBH không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà DNBH đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.”

Trong thực tế, DNBH có thể yêu cầu bên được bảo hiểm hoàn tất các thủ tục cần thiết để DNBH có căn cứ pháp lý để đòi người thứ ba. Đó là các tài liệu giấy tờ chứng minh thiệt hại, quy trách nhiệm cho người thứ ba và uỷ quyền cho DNBH thực hiện việc yêu cầu người thức ba bồi hoàn. Cũng có những trường hợp DNBH yêu cầu người được bảo hiểm làm thủ tục khởi kiện và đề nghị toà án hoặc các cơ quan chức năng khác thực hiện các biện pháp đảm bảo hoặc cưỡng chế bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

Câu 22: Bên được bảo hiểm có thể đạt tới mục đích gì khi giao kết HĐBH tài sản?

Trả lời:

Mục đích căn bản mà bên được bảo hiểm có thể đạt tới khi giao kết HĐBH tài sản là bảo vệ tài sản trước sự đe doạ của rủi ro. Khi tài sản của bạn đã được bảo hiểm, những chi phí hợp lý liên quan đến việc sửa chữa, thay thế, mua lại, làm lại tài sản tương đương, phát sinh do những rủi ro được bảo hiểm gây ra sẽ được DNBH bồi thường. Cùng với việc bồi thường các tổn thất trực tiếp liên quan đến tài sản được bảo hiểm, theo phạm vi và mức độ đã thoả thuận trong từng HĐBH, DNBH còn bồi thường các chi phí có liên quan đến việc phòng tránh, giảm nhẹ tổn thất; chi phí giám định tổn thất và các chi phí khác.

HĐBH tài sản còn có thể bảo vệ bên được bảo hiểm trước các rủi ro có thể ảnh hưởng đến các quyền tài sản. Chẳng hạn như dạng HĐBH gián đoạn kinh doanh có mục đích bồi thường thiệt hại về lợi nhuận do tài sản được bảo hiểm gặp rủi ro, sự cố làm gián đoạn quá trình kinh doanh của bên được bảo hiểm.

Câu 23: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, bên được bảo hiểm phải thực hiện những nghĩa vụ nào?

Trả lời:

Nghĩa vụ chủ yếu của bên được bảo hiểm khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản là:

  • Cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan đến việc giao kết và thực hiện HĐBH.
  • Đóng phí bảo hiểm.
  • Thực hiện các biện pháp nhằm đề phòng, hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm.
  • Thông báo cho DNBH trong trường hợp xảy ra rủi ro, sự cố.
  • Thực hiện các công việc cần thiết để DNBH có thể truy đòi người có lỗi gây ra thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm còn được gọi là người thứ 3.

Câu 24: Thế nào là HĐBH tài sản?

Trả lời:

HĐBH tài sản là HĐBH có đối tượng bảo hiểm là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản;HĐBH tài sản là tên gọi chung dùng để chỉ các nhóm HĐBH cơ bản dưới đây:

  • HĐBH hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt, đường hàng không;
  • HĐBH thân tàu biển, tàu sông, tàu cá;
  • HĐBH hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt;
  • HĐBH xây dựng và lắp đặt;
  • HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới;
  • HĐBH mọi rủi ro công nghiệp;
  • HĐBH máy móc và thiết bị điện tử;
  • HĐBH thân máy bay và phụ tùng máy bay;
  • HĐBH tiền;
  • HĐBH năng lượng dầu khí;
  • HĐBH nhà tư nhân;
  • HĐBH tài sản và gián đoạn kinh doanh;
  • HĐBH cây trồng;
  • HĐBH vật nuôi;
  • HĐBH trộm cắp;
  • Các HĐBH tài sản khác.

Câu 25: Khi tham gia bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm phải thoả mãn điều kiện gì?

Trả lời:

Điều kiện cần và đủ để tham gia bảo hiểm và trở thành người được bảo hiểm trong HĐBH tài sản bao gồm:

  • Có đủ năng lực ký kết hợp đồng đó là: có đủ năng lực hành vi dân sự (đối với chủ thể là thể nhân) hoặc năng lực pháp luật dân sự (đối với chủ thể là pháp nhân).
  • Có đủ năng lực thực hiện hợp đồng: đó là năng lực thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo HĐBH.
  • Có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với tài sản được bảo hiểm: bên được bảo hiểm phải là người sở hữu hợp pháp tài sản được bảo hiểm hoặc được người có quyền sở hữu trao quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản được bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải là người bị gánh chịu thiệt hại khi tài sản được bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát.

BẢO HIỂM NHÂN THỌ

30 Câu tự luận bảo hiểm nhân thọ

Câu 1 . Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các loại nghiệp vụ gì?

Trả lời:

Bảo hiểm có rất nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia thành 5 nhóm nghiệp vụ chính.

Tại khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm quy định chi tiết về sản phẩm nghiệp vụ nhân thọ như sau:

“1. Bảo hiểm nhân thọ bảo gồm:
a) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;
c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;
f) Bảo hiểm hưu trí.”

Câu 2. Khách hàng có nhận được hoa hồng bảo hiểm không?

Trả lời:

Hoa hồng bảo hiểm được chi trả cho đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, người có công trong khâu phân phối sản phẩm bảo hiểm đến tận tay người tham gia bảo hiểm. Hoa hồng được trả để đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm bù đắp cho các chi phí đã bỏ ra trong khâu khai thác, bán sản phẩm bảo hiểm và trả công cho chính họ.

Điều 22 khoản NĐ 45 quy định:

“1. Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được chi trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểm thu được theo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm không vượt quá tỷ lệ hoa hồng do Bộ Tài chính quy định.

2. Đối tượng được hưởng hoa hồng bảo hiểm bao gồm:
a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
b) Đại lý bảo hiểm.
3. Không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho các đối tượng sau:
a) Tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
b) Bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình
c) Cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm.”

Câu 3. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm những loại hình cơ bản nào?

Trả lời:

Căn cứ theo hình thức hợp đồng, bảo hiểm nhân thọ được chia thành 2 loại: Sản phẩm chính và điều khoản riêng.

Căn cứ theo đối tượng được bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ chia thành 2 loại: Bảo hiểm cá nhânvà bảo hiểm nhóm.

Căn cứ theo phạm vi bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ chia thành 5 loại: Bảo hiểm sinh kì, bảo hiểm tử kì, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời và bảo hiểm trả tiền định kì.

Câu 4. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào là tốt nhất?

Trả lời:

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào cũng tốt vì nó góp phần giúp khách hàng yên tâm hơn trước những rủi ro trong cuộc sống và thực hiện được các kế hoạch tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, việc xác định sản phẩm nào là tốt nhất cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế và nhu cầu của từng khách hàng vào từng thời điểm. Điều này có nghĩa là một sản phẩm có thể tốt nhất với người này nhưng chưa chắc đã tốt nhất với người khác; đối với một khách hàng, một sản phẩm nào đó có thể là tốt nhất vào thời điểm này nhưng đến thời điểm khác, sản phẩm khác lại là tốt nhất.

Câu 5. Vì sao các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cùng loại của các công ty bảo hiểm có mức phí không bằng nhau?

Trả lời:

Mức phí bảo hiểm được xác định dựa trên những yếu tố cơ bản như: Tỉ lệ tử vong, thu nhập từ đầu tư và chi phí của công ty bảo hiểm. Do những yếu tố này ở mỗi công ty cũng khác nhau (khác nhau về cách thu thập những thông tin để có được các số liệu liên quan đến các yếu tố, khác nhau về cách tính toán các yếu tố đó…) nên mức phí của các công ty không bằng nhau.

Mặc dù vậy, việc so sánh mức phí tại các công ty đôi khi không hợp lý vì các sản phẩm của các công ty thường có quyền lợi khác nhau. Đây cũng là lí do chính dẫn đến sự khác nhau này.

Câu 6. Có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế rồi, tham gia thêm bảo hiểm nhân thọ để làm gì?

Trả lời:

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là những chính sách nằm trong hệ thống an sinh xã hội mà Nhà nước cung cấp cho một số đối tượng, nhằm góp phần ổn định cuộc sống và cung cấp sự bảo vệ nhất định cho họ khi gặp các sự kiện như: hưu trí, ốm đau, thai sản, bệnh tật,… Hiện có rất nhiều người tham gia vào các chính sách này, đã và đang được hưởng lợi.

Tuy nhiên, quyền lợi, đối tượng tham gia và phạm vi bảo hiểm cũng như mức độ linh hoạt của các chương trình trên chưa thoả mãn được nhiều người. Đây là lí do chính để người dân nên tham giabảo hiểm nhân thọ (cả những người chưa có và người đã có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Câu 7. Bảo hiểm sinh kì là gì?

Trả lời:

Bảo hiểm sinh kì là loại hình bảo hiểm cho trường hợp sống của người được bảo hiểm. Khi người được bảo hiểm sống đến một thời điểm đã được quy định trong hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm.

Câu 8. Thực tế có những sản phẩm nào trên thị trường thuộc loại hình bảo hiểm sinh kì?

Trả lời:

Trên lý thuyết và theo quy định của pháp luật Việt Nam thì vẫn tồn tại loại hình bảo hiểm sinh kì nhưng trong thực tế hiện nay, loại hình này hầu như không được triển khai.

Câu 9. Bảo hiểm tử kì là gì?

Trả lời:

Bảo hiểm tử kì là loại hình bảo hiểm nhân thọ chỉ bảo hiểm cho khả năng chết xảy ra trong thời gian đã được quy định cụ thể trong hợp đồng. Khi người được bảo hiểm chết trong thời gian đó, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm.

Đây là quyền lợi cơ bản của sản phẩm bảo hiểm tử kì. Trong thực tế, để tăng thêm quyền lợi cho khách hàng, các công ty bảo hiểm có thể bổ sung thêm một số quyền lợi khác.

Câu 10. Bảo hiểm hỗn hợp là gì?

Trả lời:

Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm kết hợp trường hợp sống và trường hợp chết. Theo đó, công ty bảo hiểm cam kết chi trả một khoản tiền đã được ấn định trong trường hợp người được bảo hiểm còn sống đến khi hết hạn hợp đồng hoặc khi người được bảo hiểm bị tử vong trong thời hạn hợp đồng

Câu 11. Có sản phẩm nào không chỉ bảo vệ tài chính cho khách hàng khi gặp rủi ro mà còn tích luỹ số tiền đã đóng?

Trả lời:

Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm phổ biến nhất không chỉ bảo vệ tài chính cho khách hàng khi gặp rủi ro mà còn giúp họ tích luỹ số tiền đã đóng vào, cộng thêm lãi. Khi không may khách hàng bị tử vong (và trong đa số các hợp đồng trong thực tế, cả khi khách hàng bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn) trong thời hạn bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho khách hàng số tiền Bảo hiểm hỗn hợp cộng với lãi chia (hay bảo tức tích luỹ – nếu có). Nếu sống đến hết thời hạn hợp đồng, khách hàng cũng sẽ nhận được số tiền bảo hiểm (lớn hơn tổng số phí đã đóng vào) cộng với lãi chia (nếu có). Ngoài ra, một số loại bảo hiểm nhân thọ khác cũng vừa có yếu tố bảo hiểm, vừa tích luỹ số tiền đã đóng, như bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm trọn đời (sẽ đề cập ở phần sau).

Câu 12. Nhiều người lo sợ đồng tiền mất giá, có sản phẩm nào khắc phục hay hạn chế được tác động của mất giá không?

Trả lời:

Lạm phát hay sự mất giá của đồng tiền là nỗi lo lắng chung của hầu hết mọi người. Mặc dù lạm phát tại Việt Nam ở mức rất vừa phải và không ảnh hưởng nhiều đến giá trị đồng tiền theo thời gian, nhưng để đáp ứng nhu cầu của người dân, một số công ty bảo hiểm đã triển khai các sản phẩm có số tiền bảo hiểm tăng dần qua các năm, theo một tỉ lệ cố định trên số tiền bảo hiểm gốc – số tiền bảo hiểm làm căn cứ tính phí bảo hiểm.

Câu 13. Đang trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, vì phát sinh nhu cầu tài chính, khách hàng muốn rút lại một khoản tiền trong tổng số phí đóng vào có được không?

Trả lời:

Thông thường, nếu đang trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, vì lí do nào đó không thể tiếp tục đóng phí đầy đủ và đúng hạn, khách hàng chỉ có thể duy trì hợp đồng dưới hình thức số tiền bảo hiểm giảm, giảm số tiền bảo hiểm, vay theo hợp đồng… và chỉ có thể rút lại tiền nếu huỷ hợp đồng. Những hình thức này đều gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hợp đồng. Trong trường hợp huỷ hợp đồng, khách hàng sẽ không có lợi, thậm chí không được nhận lại số tiền đã đóng khi hợp đồng chưa đủ 2 năm hiệu lực. Nắm bắt được nhu cầu thực tế nhiều khách hàng muốn rút một khoản tiền nhất định để phục vụ cho nhu cầu tài chính phát sinh, một số công ty bảo hiểm đã đưa ra loại sản phẩm cho phép khách hàng rút ra những khoản tiền theo một định kì nào đó mà không ảnh hưởng đến số tiền bảo hiểm. Điều này giúp khách hàng vừa có thể thoả mãn được nhu cầu tài chính đột xuất phát sinh, vừa đảm bảo duy trì hợp đồng bình thường.

Câu 14. Có sản phẩm cho lãi cố định, sản phẩm khác lại có lãi thay đổi từng năm. Nên tham gia sản phẩm nào hơn?

Trả lời:

Xét về yếu tố lãi, trên thực tế có 2 loại sản phẩm: Sản phẩm cho lãi cố định và sản phẩm có lãi thay đổi từng năm.

Lãi cố định (thường được gọi là lãi cứng) là khoản chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm nhận được khi đáo hạn với tổng số phí đóng vào qua các năm.

Khi tham gia sản phẩm có lãi thay đổi từng năm (hay còn gọi là sản phẩm có tham gia chia lãi), ngoài khoản chênh lệch trên, khách hàng còn nhận được một khoản lãi thay đổi theo từng năm. Sở dĩ có sự thay đổi này là do khoản lãi đó (được gọi là lãi mềm) được tính toán dựa trên hiệu quả đầu tư thực tế và chính sách chia lãi của công ty hàng năm.

Như vậy, sản phẩm cho lãi cố định sẽ đảm bảo cho khách hàng một khoản lãi không đổi, còn sản phẩm có lãi thay đổi hàng năm sẽ cung cấp cho khách hàng một khoản lãi thay đổi theo thực tế kinh doanh của công ty bảo hiểm (ngoài khoản lãi cứng chắc chắn nhận được).

Không thể khẳng định nên tham gia loại sản phẩm nào hơn vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.

Câu 15. Khách hàng được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia bảo hiểm cho trẻ em?

Trả lời:

Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dành cho trẻ em đều được thiết kế để vào những thời điểm quan trọng của cuộc đời đứa trẻ, khách hàng sẽ nhận được số tiền cần thiết để đảm bảo cho những nhu cầu tài chính phát sinh. Vì vậy, tính đến thời điểm hợp đồng bảo hiểm trẻ em đáo hạn, thông thường, khách hàng sẽ nhận được toàn bộ số tiền bảo hiểm cộng với toàn bộ các khoản lãi chia (bảo tức tích luỹ, cổ tức…) – nếu có. Đây là quyền lợi cơ bản của các sản phẩm bảo hiểm trẻ em.

Ngoài ra, mỗi công ty có thể bổ sung một số quyền lợi khác trong hợp đồng bảo hiểm trẻ em. Ví dụ, sản phẩm An Sinh Giáo Dục của Bảo Việt Nhân thọ và sản phẩm Phú- Thành Tài của Prudentialbảo vệ cả người tham gia bảo hiểm (cha, mẹ… của đứa trẻ) và đứa trẻ, nghĩa là bảo hiểm đồng thời cho cả người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm; sản phẩm Phúc An Mỹ Thành Tài của Manulife chỉ bảo hiểm cho đứa trẻ, nếu khách hàng muốn hợp đồng được duy trì miễn phí khi chẳng may người tham gia bảo hiểm bị chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, do bệnh tật thì khách hàng cần tham gia thêm các điều khoản riêng có tên là “Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm” và “Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm đặc biệt”. Khi đứa trẻ không may bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, thông thường, các công ty sẽ chi trả những khoản tiền bằng một tỉ lệ nhất định trên số tiền bảo hiểm, trải đều qua nhiều năm. Khi đứa trẻ không may bị tử vong, đa số sản phẩm dành cho trẻ em của các công ty sẽ chi trả toàn bộ số hoặc một phần của số tiền bảo hiểm.

Câu 16. Vì sao khách hàng nên tham gia bảo hiểm cho trẻ em?

Trả lời:

Cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn khôn, được học hành, có công việc tốt và một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, nhiều người đã không lo được cho con cái của mình khi chúng chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Nhiều gia đình phải bán hết những tài sản của họ mà cũng chưa chắc đã lo được cho con ăn học bằng bạn bằng bè, cũng có gia đình đành phải nhìn con dở dang việc học hành.

Nguyên nhân của những trường hợp đáng buồn đó hầu hết là do các bậc cha mẹ chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho tương lai của con em họ. Đến với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dành cho trẻ em, các bậc phụ huynh sẽ yên tâm về tương lai của những đứa con thân yêu vì mình đã có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ khi chúng còn nhỏ. Khách hàng đóng phí cho công ty bảo hiểm, đến khi con em đến tuổi trưởng thành, sẽ có một khoản tiền để trang trải các chi phí cần thiết mà nếu như không có sự chuẩn bị từ trước, có thể sẽ trở thành quá sức: chi phí cho con học đại học, du học nước ngoài, học nghề…

Việc tham gia bảo hiểm cho trẻ em, ngay cả với những gia đình có điều kiện về tài chính tốt, còn là một cách thể hiện tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ đối với con em và giáo dục ý thức tiết kiệm, quý trọng đồng tiền. Bởi vì, khi con em lớn lên, chúng sẽ cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ chúng ngay từ ngày chúng còn thơ ấu, rằng cha mẹ chúng đã phải chắt chiu dành dụm bao nhiêu năm tháng mới có được khoản tiền để lo cho chúng ăn học ngày hôm nay.

Câu 17. Những ai có thể tham gia bảo hiểm cho trẻ em?

Trả lời:

Tất cả những người có Quyền lợi có thể được bảo hiểm với đứa trẻ đều có quyền tham gia bảo hiểm cho trẻ em. Cụ thể là: cha, mẹ của đứa trẻ; người đỡ đầu,người giám hộ hợp pháp của đứa trẻ; ông, bà, cô, dì, chú, bác, cậu, anh ruột, chị ruột của đứa trẻ: nếu có sự chấp thuận của cha, mẹ của đứa trẻ bằng văn bản.

Câu 18. Khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm trẻ em có được hưởng lãi không?

Trả lời:

Là một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, các sản phẩm dành cho trẻ em là những sản phẩm không những bảo vệ đứa trẻ mà còn tích luỹ số tiền đóng vào đồng thời cung cấp những khoản lãi.

Câu 19. Bảo hiểm trọn đời là gì?

Trả lời:

Bảo hiểm trọn đời là loại hình bảo hiểm theo đó công ty bảo hiểm cam kết chi trả một khoản tiền đã được xác định trước trong trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kì thời điểm nào trong suốt cuộc đời người đó.

Câu 20. Những quyền lợi của khách hàng khi tham gia bảo hiểm trọn đời là gì?

Trả lời:

Thông thường, quyền lợi cơ bản của khách hàng khi tham gia bảo hiểm trọn đời là được đảm bảo trong hai trường hợp: Chết và thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn. Các công ty có thể bổ sung quyền lợi khác cho khách hàng. Ví dụ, sản phẩm Phú-Trường An của Prudential có bổ sung “Quyền lợi trong trường hợp không có rủi ro xảy ra” – quyền lợi nhận được khi người được bảo hiểm sống đến tuổi 99. Đến thời điểm đó, khách hàng sẽ được trả một lần toàn bộ số tiền bảo hiểm cộng với bảo tức tích luỹ.

Câu 21. Vì sao nên tham gia bảo hiểm trọn đời?

Trả lời:

Người thân qua đời là một mất mát lớn không gì có thể bù đắp được. Tương lai của những người phụ thuộc càng khó khăn hơn khi họ không có khả năng tài chính dồi dào để khắc phục những khó khăn trước mắt và ổn định cuộc sống lâu dài. Loại hình bảo hiểm trọn đời được thiết kế nhằm bảo vệ tài chính gia đình khỏi những rủi ro bất ngờ xảy ra, giúp những người phụ thuộc trang trải các khoản nợ, đảm bảo cuộc sống gia đình khi không may người được bảo hiểm bị tàn tật. Đối với những người trung tuổi hoặc những người tham gia hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn, việc tham gia bảo hiểm trọn đời còn có ý nghĩa trong việc giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau, lo hậu sự. Đối với những người trẻ tuổi, đó làmột biện pháp đề phòng trường hợp không may bị rủi ro dẫn đến tàn tật, báo hiếu cha mẹ khi chẳng may bản thân qua đời sớm, không còn cơ hội phụng dưỡng cha mẹ.

Câu 22. Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm trọn đời là bao lâu?

Trả lời:

Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm trọn đời không được xác định trước. Đó chính là khoảng thời gian từ khi hợp đồng bảo hiểm được kí kết cho đến khi người được bảo hiểm chết.

Câu 23. Tham gia bảo hiểm trọn đời có được hưởng lãi không?

Trả lời:

Giống như loại hình bảo hiểm tử kì, loại hình bảo hiểm trọn đời không có yếu tố lãi nhưng bù lại, khách hàng được bảo vệ với mức rất cao.

Câu 24. Mức phí trong bảo hiểm trọn đời như thế nào?

Trả lời:

Mức phí của các sản phẩm bảo hiểm trọn đời khá thấp, chỉ cao hơn mức phí của các sản phẩm bảo hiểm tử kì, bởi vì rủi ro chết chắc chắn xảy ra đối với bất kì người được bảo hiểm nào – đồng nghĩa với việc công ty bảo hiểm chắc chắn sẽ chi trả số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.

Câu 25. Bảo hiểm trả tiền định kì là gì?

Trả lời:

Bảo hiểm trả tiền định kì là loại hình bảo hiểm theo đó công ty bảo hiểm cam kết chi trả những khoản tiền cố định cho người được bảo hiểm, bắt đầu từ một độ tuổi nhất định.

Những khoản tiền này thường được mô tả là khoản tiền hằng năm (niên kim), mặc dù trong thực tế nó có thể được trả mỗi nửa năm, hằng quý hoặc hằng tháng. Niên kim có thể được trả ngay vào thời điểm kí kết hợp đồng hoặc trả sau, khi hợp đồng đã có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 26. Vì sao khách hàng nên tham gia bảo hiểm trả tiền định kì?

Trả lời:

Sau những năm tháng miệt mài làm việc để xây đắp cho gia đình và xã hội, tuổi về hưu chính là lúc bạn cần được sống với những giây phút nghỉ ngơi, an nhàn.

Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị cho những năm tháng về hưu – khi mà thu nhập của bạn giảm sút đáng kể so với thời gian còn làm việc, cùng với những chi phí y tế có thể phát sinh – cuộc sống của bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và rơi vào cảnh phụ thuộc vào con cháu. Chắc hẳn không ai muốn điều này xảy ra.

Khi tham gia loại hình bảo hiểm trả tiền định kì, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì từ nay cuộc sống khi về hưu của bạn sẽ được đảm bảo về tài chính để bạn có thể tận hưởng thời gian nghỉ hưu một cách an nhàn và hạnh phúc. Cụ thể, loại hình bảo hiểm trả tiền định kì sẽ giúp bạn:

  • Đảm bảo thu nhập cố định sau khi về hưu hay tuổi cao sức yếu
  • Có được thu nhập bổ sung cho các chính sách xã hội của Nhà nước như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế…
  • Đảm bảo mức sống trong những năm tuổi già
  • Có thêm thu nhập để trang trải các khoản chi phí như: Chi phí thuốc men, y tế, chăm sóc sức khoẻ, lo hậu sự…
  • Không phụ thuộc, không trở thành gánh nặng cho con, cháu.

Câu 27. Điều khoản riêng là gì?

Trả lời:

Điều khoản riêng (còn có một số tên gọi khác như: Sản phẩm phụ, sản phẩm bổ trợ, quyền lợi bảo hiểm bổ sung…) là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm, có tác dụng bổ sung các quyền lợi bảo hiểm chưa có trong hợp đồng chính (mở rộng phạm vi bảo hiểm) hoặc làm tăng số tiền bảo hiểm được chi trả khi người được bảo hiểm không may gặp phải rủi ro, có nghĩa là rủi ro được bảo hiểm trong điều khoản riêng có thể thuộc hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng chính.

Câu 28. Vì sao nên tham gia điều khoản riêng?

Trả lời:

Khách hàng nên tham gia điều khoản riêng vì những lý do sau:

Thứ nhất, khi tham gia điều khoản riêng, quyền lợi/ phạm vi bảo hiểm và số tiền bảo hiểm được mở rộng rất nhiều. Có những điều khoản riêng cung cấp những quyền lợi bảo hiểm mà sản phẩm chính chưa cung cấp; một số điều khoản riêng khác lại làm tăng tổng số tiền bảo hiểm nhận được khi gặp sự kiện bảo hiểm lên gấp nhiều lần – khi phạm vi bảo hiểm của điều khoản riêng trùng với một quyền lợi nào đó của sản phẩm chính (có điều khoản riêng đưa ra số tiền bảo hiểm lớn gấp 2 lần số tiền bảo hiểm của hợp đồng chính).

Thứ hai, không phải ai muốn cũng được tham gia điều khoản riêng. Chỉ những khách hàng đã tham gia sản phẩm chính mới được quyền tham gia thêm điều khoản riêng.

Thứ ba, phí của điều khoản riêng rất thấp, không đáng kể, trong khi quyền lợi bảo hiểm rất lớn.

Câu 29. Khách hàng được tham gia bao nhiêu điều khoản riêng khi tham gia một sản phẩm chính?

Trả lời:

Thông thường, một sản phẩm chính có thể có nhiều điều khoản riêng đi kèm. Khách hàng có quyền lựa chọn mua một hoặc tất cả những điều khoản riêng đó. Tuy nhiên, để mở rộng tối đa phạm vi bảo hiểm và số tiền bảo hiểm thì khách hàng nên tham gia đầy đủ các điều khoản riêng mà khách hàng được quyền mua kèm với sản phẩm chính.

Câu 30. Mức phí của điều khoản riêng như thế nào?

Trả lời:

Mặc dù điều khoản riêng có tác dụng mở rộng phạm vi bảo hiểm cũng như tổng số tiền bảo hiểm rất nhiều nhưng mức phí rất thấp. Trong mọi hợp đồng bảo hiểm

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ ĐỀ THI THAM KHẢO

30 đề thi tham khảo và 1 số bài tập tình huống

Đề 1:

Công ty TNHH X mua ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ cho tài sản của mình là kho hàng vải sợi với Công ty bảo hiểm Y. Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2007. Ông B là giám đốc công ty X đồng thời là thành viên sở hữu 25% vốn điều lệ của công ty X.

Ngày 25 tháng 8 năm 2008, Ông A (bố của B) vô ý làm cháy kho hàng cháy kho hàng vải sợi của Công ty trách nhiệm hữu hạn X. Sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Hội đồng thành viên Công ty TNHH X họp xem xét những đóng góp của B cho công ty, mối quan hệ cha con giữa Giám đốc B và A nên đã quyết định không yêu cầu A bồi thường cho công ty X. Mặt khác, Công ty TNHH X làm hồ sơ yêu cầu Công ty bảo hiểm Y bồi thường theo cam kết trong hợp đồng bảo hiểm nhưng bị từ chối. Trong văn bản trả lời, Công ty bảo hiểm Y cho rằng lý do từ chối bồi thường là vì Công ty X từ chối không chuyển giao cho Công ty bảo hiểm Y quyền yêu cầu ông A bồi hoàn. Công ty X không đồng ý với quyết định này.

Anh chị hãy cho biết:

a. Theo những dữ kiện nêu trên, việc từ chối bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm Y cho công ty X là đúng hay sai? Vì sao?

=> Không được sử dụng lý do trên để từ chối. Phải bồi thường cho công ty sau đó yêu cầu công ty chuyển giao quyền đòi bồi thường. nếu công ty không chuyển quyền thì có quyền khấu trừ hoặc kiện đòi chuyển quyền

Lưu ý: người được bảo hiểm ở đây là công ty chứ không phải là ông B

b. Giải quyết tranh chấp trên như thế nào?

Công ty TNHH M (sau đây gọi tắt là M) ký hợp đồng thuê tài chính 10 chiếc xe ô tô tại Công ty cho thuê tài chính X. Ngày 15/10/2013, M đã tiến hành mua bảo hiểm cho 10 chiếc xe ô tô nói trên tại Công ty bảo hiểm Y với số tiền bảo hiểm là 10 tỷ đồng, bảo hiểm cho sự kiện cháy, nổ, tai nạn. Ngày 10/11/2013, do sự cố chập điện tại bãi đậu xe của M nên toàn bộ một 10 chiếc xe nói trên bị cháy hoàn toàn. Giám định thiệt hại thực tế tại thời điểm bị cháy là 12 tỷ đồng. Hỏi:

a, Việc M mua bảo hiểm cho tài sản thuê trong trường hợp này là đúng hay sai? Tại sao?

b, Xác định số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho M?.

Ngày 15/2/2010, ông A mua bảo hiểm tử kỳ cho vợ hợp pháp của mình là bà B tại doanh nghiệp bảo hiểm X, nội dung hợp đồng như sau: số tiền bảo hiểm là 1 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 20 năm tính từ ngày giao kết hợp đồng, người thụ hưởng là ông A. Ngày 10/4/2011, ông A tiếp tục mua bảo hiểm tử kỳ cho vợ hợp pháp của mình là bà B tại doanh nghiệp bảo hiểm Y, nội dung hợp đồng như sau: số tiền bảo hiểm là 3 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 10 năm tính từ ngày giao kết hợp đồng, người thụ hưởng là con chung của A và B. cả hai hợp đồng bảo hiểm này đều được bà B đồng ý. Hỏi:

a- Việc giao kết 2 hợp đồng bảo hiểm nói trên là đúng hay sai? Tại sao?

b- Giả sử ngày 15/10/2013, bà B bị tai nạn giao thông chết, anh (chị) hãy xác định trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm cho những người thụ hưởng như thế nào?

Ngày 1/6/2006, ông A giao kết hợp đồng bảo hiểm tử kỳ cho vợ hợp pháp (sau đây gọi là B), chỉ định người thụ hưởng là con chung của 2 vợ chồng (sau đây gọi tắt là C). Ông A đã đóng phí bảo hiểm đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ngày 20/6/2013, TAND Quận X đã ra bản án cho ly hôn giữa A và B, bản án có hiệu lực sau đó theo quy định. Do A và B không yêu cầu tòa án chia tài sản nên tòa để cho A và B tự thỏa thuận chia tài sản chung. Để bảo đảm quyền lợi của người con, A vẫn tiếp tục đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết việc ly hôn của 2 người. Ngày 30/9/2013, bà B bị tai nạn chết. Người con đã làm đơn đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Là nhân viên pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm, anh (chị) hãy cho biết sự kiện bà B chết có làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không? Tại sao?

Ông A là chủ sở hữu xe máy biển số 54Y-9999. Ông A đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm X và được cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm vào ngày 03 tháng 01 năm 2011. Giấy chứng nhận bảo hiểm có hiệu lực trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Cuối tháng 1 năm 2011 ông A làm thất lạc Giấy chứng nhận bảo hiểm. Ngày 02 tháng 02 năm 2011 ông A lại mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chính chiếc xe 54Y-9999 này tại Công ty bảo hiểm Y. Thời hạn bảo hiểm là 12 tháng kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2011. Cuối tháng 2 năm 2011, ông A tìm thấy Giấy chứng nhận bảo hiểm ban đầu.

Ngày 2 tháng 3 năm 2011, chiếc xe 54Y-9999 gây tai nạn cho C. Theo kết quả giám định thiệt hại từ tai nạn này là 90 triệu đồng, trong đó thiệt hại về tài sản là 50 triệu, thiệt hại về người là 40 triệu.

a. Anh chị hãy cho biết trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm X, công ty bảo hiểm Y trong vụ tai nạn này? Giải thích tại sao?

b. Giả sử tổng giá trị thiệt hại là 145 triệu, trong đó thiệt hại về tài sản là 60 triệu, thiệt hại về người là 85 triệu. Ông A có nghĩa vụ tiếp tục bồi thường cho C hay không? Nếu có thì mức bồi thường là bao nhiêu? Vì sao?

Ông Trần Anh mua bảo hiểm TNDS bắt buộc cho chiếc xe gắn máy của mình tại DNBH Hoàng Thành, ngày giao kết hợp đồng là ngày 02/06/2010, thời hạn hợp đồng là 1 năm. Số tiền bảo hiểm được xác định như sau:

– Đối với người là 50tr/người/vụ.

– Đối với tài sản là 30tr/vụ.

Ngày 20/07/2010, khi ông Anh đang điều khiển xe trên đường Trần Phú thì tông phải ông Nguyễn Thành Nhân gây thiệt hại cho ông Nhân như sau:

– Tiền chữa bệnh do tai nạn là 20 triệu đồng.

– Chi phí sửa chữa chiếc xe bị hư hỏng là 12triệu đồng.

Đồng thời, ông Anh cũng phải sữa chữa xe của ông Anh với chi phí là 8 triệu đồng.

Số tiền mà DNBH Hoàng Thành phải chi trả cho trường hợp trên là bao nhiêu? Vì sao? => 32 triệu

Ai là người được hưởng số tiền bảo hiểm trên? => Chủ xe cơ giới. Nếu ông Anh chết, thương tật vĩnh viễn Điều 14, thì là do người bị thiệt hại

Hợp đồng bảo hiểm trên còn phát sinh hiệu lực không? Vì sao? => Thời hạn hợp đồng còn, chiếc xe vẫn còn, trách nhiệm vẫn còn => HĐBH vẫn còn hiệu lực

Nếu không phải ông Anh là người điều khiển xe mà ông Anh cho cháu của mình là Trần Thành Đạt mượn (biết rằng Đạt mới chỉ 15 tuổi) thì DNBH có phải trả tiền bảo hiểm không? Vì sao? => khoản 3, điều 13: loại trừ bảo hiểm. Nếu trên 18t: gồm 2 TH xe trên 50cc và dưới 50cc

Chủ xe cơ giới bao gồm cả người được chủ (đứng tên trên giấy phép đăng ký) giao cho quyền sử dụng.

Nếu không phải ông Anh là người điều khiển xe mà Tuấn, người hàng xóm đã lấy trộm và gây tai nạn thì DNBH có phải trả tiền bảo hiểm không? Vì sao? => Tuấn không phải là chủ xe cơ giới => không được DNBH chi trả

Giả sử chi phí chữa bệnh của ông Nhân là 50 triệu và chiếc xe bị hư hỏng toàn bộ với giá trị là 35 triệu thì số tiền mà DNBH phải chi trả là bao nhiêu? Vì sao? => tối đa 80 triệu. phần còn thiếu thì ông Anh tự chịu hi trả cho ông Nhân Điều 14

Gỉa sử Anh vừa tông phải ông Nhân làm cho ông Nhân tông phải Hoàng, Hoàng lại đang chở thêm Trọng dẫn đến Hoàng phải bỏ ra chi phí chữa bệnh là 25 triệu và Trọng phải bỏ ra chi phí chữa bệnh là 20 triệu, xe bị hư hỏng phải sữa chữa 25tr, còn thiệt hại của ông Nhân như trên thì DNBH phải chi trả bảo hiểm như thế nảo? Giải thích?

=> Lỗi của ông Anh thì ông Anh sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm. Bao nhiêu người thì bấy nhiêu (miễn không quá 50tr/người). Còn đối với tài sản thì là tổng cộng chỉ là 30 triệu.

Ông Ân mua bảo hiểm cháy cho căn nhà của mình tại DNBH Rồng Việt. Ngày giao kết hợp đồng là ngày 02/07/2010, thời hạn hợp đồng là 2 năm, giá trị căn nhà tại thời điểm mua bảo hiểm là 2 tỷ VND. Ông A mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị căn nhà.

Ngày 05/09/2011, Ân có va chạm với ông Oán là hàng xóm của Ân. Nhân đêm tối, ngày 06/09/2011, ông Ân sang đốt nhà ông Oán làm cháy phòng bếp nàh ông Oán. Trong lúc tức giận, Oán sai con là Tân (14 tuổi) sang đốt nhà của ông Ân. Tuy nhiên vì phát hiện kịp thời nên căn nhà chỉ bị thiệt hại 45% giá trị. Ngay sau khi thiệt hại xảy ra, ông Ân đã hoàn tất thủ tục hồ sơ gửi đến DNBH Rồng Việt để yêu cầu bồi thường.

  1. DNBH Rồng Việt từ chối chi trả cho ông Ân vì lý do ông Ân đã có lỗi trong qía trình làm cháy nhà của mình (vì ông đã đốt nhà ông Oán trước). Lý do Rồng Việt từ chối nêu để từ chối bảo hiểm là đúng hay sai? Vì sao?
  2. Số tiền mà DNBH phải bồi thường (nếu ông A được bồi thường) là bao nhiêu? Vì sao?
  3. Hợp đồng bảo hiểm trên vẫn tiếp tục có hiệu lực pháp lý hay kết thúc hiệu lực pháp lý? Vì sao?
  4. Cũng trường hợp trên nhưng căn nhà bị tổn thất toàn bộ thì số tiền bồi thường là bao nhiêu? Vì sao?
  5. Sau khi DNBH đã bồi thường toàn bộ giá trị căn nhà thì HĐBH còn hiệu lực pháp lý không? Vì sao?
  6. Giả sử cùng khoản thời gian trên, ông Ân cũng đã mua bảo hiểm trị giá 1 tỷ cho căn nhà của mình tại DNBH Rồng Thép. Hỏi: việc chi trả bảo hiểm cho ông Ân trong trường hợp này thế nào?
  7. Theo anh chị, giá trị tài sản khi thỏa thuận giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý gì? Vì sao?
  8. Căn cứ để DNBH bồi thường là giá của căn nhà tại thời điểm giao kết HĐBH hay giá tại thời điểm bồi thường? Tại sao?
  9. Sau khi bồi thường, DNBH có được quyền đòi lại số tiền mà mình đã bồi thường từ người gây ra thiệt hại là Tân hay Oán? Vì sao?
  10. Bà Hậu mua bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của mình tại DNBH Nhân Ái. Ngày giao kết hợp đồng là ngày 15/04/2007, thời hạn hợp đồng là 10 năm, số tiền bảo hiểm là 2 tỷ VND. Trong hợp đồng, bà Hậu đã xác định tên người thụ hưởng là Hoài, con trai của bà Hậu.

Sau khi giao kết hợp đồng tại DNBH Nhân Ái, bà Hậu còn ký tiếp hai HĐBH nhân thọ cho trường hợp chết của mình tại 2 DNBH Nhân Thành và Bất Tử với giá trị mỗi hợp đồng là 800 triệu đồng.

Ngày 25/08/2010 trong lúc đi tập thể dục buổi sáng, bà Hậu đang đi trong công viên thì bị một người nhóm thanh niên đua xe tông và qua đời.

  1. Theo anh chị, trường hợp bà Hậu chết như trên có phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của DNBH Nhân Ái trong trường hợp trên hay không? Vì sao? => phát sinh sự kiện bảo hiểm
  2. Ai là người được hưởng số tiền bảo hiểm trên? Vì sao? == >người thụ hưởng
  3. Nếu phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, gia đình bà Hậu có được quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại tiếp tục bồi thường cho mình hay không? Vì sao? == > điều 37,đối vs BH con người không có chuyển giao yêu cầu bồi thường
  4. Giả sử, bà Hậu đi tập thể dục cùng Hoài và cả 2 người cùng bị tông chết. DNBH chi trả cho ai? Tại sao? ==> chia theo pháp luật (không chia theo di chúc vì lúc đó tài sản chưa hình thành)
  5. Nếu tình huống trên thuộc trường hợp bảo hiểm, gia đình bà Hậu có được nhận tiếp hai khoản tiền bảo hiểm từ hai hợp đồng ký sau hay không? Vì sao? == >được vì BH nhân thọ không có xử lí như đối với bảo hiểm trùng.
  6. Giả sử, bà Hậu băng ngang đường cao tốc và bị gây tai nạn chết người. DNBH có nghĩa vụ phải chi trả bảo hiểm không? Tại sao? == > vô ý, không nằm trong điều khoản loại trừ: vẫn chi trả. Nếu là cố ý hoặc những quy định mà pháp luật buộc phải biết –> không trả

VD: Nếu tự tử sau 2 năm kí hợp đồng BHNT thì quy định số tiền hoàn lại (K3,DD39) – quy định này khác với việc trả tiền BH

Ngày 25/10/2007, Công ty Bình Minh đã ký một hợp đồng bảo hiểm tàu biển với Công ty Cổ phần bảo hiểm X. Mức phí bảo hiểm là hơn 22,4 triệu/12 tháng, phạm vi bảo hiểm là thân tàu, trong điều kiện hoạt động đúng vùng tuyến quy định. Nếu bị tổn thất toàn bộ thì được bảo hiểm 3 tỷ đồng (trong đó có cả phí trục vớt). Thời hạn bảo hiểm là 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng. Đầu tháng 1/2008, tàu BN 0425 của Công ty Bình Minh nhận hợp đồng chở 770 tấn quặng sắt của Công ty Hoàng Tiến từ Bến Vát (Hiệp Hòa – Bắc Giang) đến cảng Phòng Thành (Quảng Tây – Trung Quốc). Ngày 14/1/2008, tàu BN 0425 neo đậu tại cảng Vạn Gia, Móng Cái, Quảng Ninh. Khoảng 7h sáng 15/1/2008, sau khi làm xong các thủ tục và có giấy phép xuất bến, tàu BN 0425 xuất bến trong tình trạng tàu vận chuyển không quá tải, thuyền trưởng, máy trưởng đều đáp ứng các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên 1 trong số 6 thủy thủ không có tên trong danh sách thuyền viên đã đăng ký. Đến khoảng 14h cùng ngày thì tàu BN 0425 bị nạn do điều kiện bất khả kháng của thời tiết bất thường, lốc lớn làm tàu bị đắm. Công ty Bình Minh làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm nhưng bị công ty bảo hiểm X từ chối bồi thường với lý do công ty Bình Minh vi phạm qui định về thành phần thủy thủ trên tàu.

Anh Chị hãy cho biết:

  1. Thế nào là trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm?
  2. Việc từ chối bồi thường của công ty bảo hiểm X là đúng hay sai? Vì sao?
  3. Giả sử, thủy thủ vẫn đúng như danh sách thuyền viên đăng ký nhưng tàu hư hỏng vì lý do bị rò rỉ từ một mối hàn trên thân tàu. Vậy công ty bảo hiểm có quyền từ chối bảo hiểm vì lý do này không?
  4. Giả sử, khi tàu bị rò rỉ, thuyền trưởng đã thông báo cho công ty X và được yêu cầu nhanh chóng tìm biện pháp khác phục. Thuyền trưởng đã yêu cầu thủy thủ dùng 2 lô hàng trị giá 100 triệu để chặn lại lổ hỏng trên tàu. Vậy công ty X có bồi thường cho 2 lô hàng này hay không? Tại sao?
  5. Giả sử trước khi khởi hành, thuyền trưởng phát hiện tàu BN 0425 đã có dấu hiệu xuống cấp như thân tàu bị rỉ sét nhiều chỗ nhưng tàu vẫn đủ điều kiện lưu hành. Hỏi thuyền trưởng có trách nhiệm gi khi phát hiện các hiện tượng trên? Vì sao?
  6. Giả sử, tàu BN 0425 bị chìm là do tàu CN 0235 đâm phải. Biết rằng tàu CN 0235 của công ty Hoàng Hôn và Hoàng hôn đã mua bảo hiểm của công ty BH Y về trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba với số tiền bảo hiểm là 2 tỷ. Vậy trong trường hợp này, thiệt hại của công ty Bình Minh do ai chi trả? Tại sao? Giải quyết các mối liên hệ liên quan.

Tinh huống

Ngày 12/11/2011, bà Bình mua BH tử kỳ cho cái chết của OANH,con bà Bình với thời hạn 10 năm tại DNBH Thành Long với số tiền BH là 1 tỷ VND và người thụ hưởng là bà Bình

Hỏi:

– Để thực hiện mong muốn của bà Bình, pháp luật có yêu cầu gì trong trường hợp này hay không? ==> Khoản 1, điều 38 thì phải có sự đồng ý của người được BH

– giả sử, bà Bình và Thăng Long đã giao kết HĐBH trên nhưng đến ngày 20/3/2012, Thành Long đã phát hiện bà Bình khai báo sai tuổi của Oanh từ 25 tuổi thành 20 tuổi. Việc làm này có ảnh hưởng gì đến những nội dung trong HĐ giữa bà Bình và Thành Long đã giao kết hay không? Tại sao? == > K3,K4, Điều 34 ảnh hưởng đến HĐ, chia ra các TH

– Ngày 07/05/2012, Oanh và Tân kết hôn.Tân và bà Bình thỏa thuận bà BÌnh sẽ chuyển giao HĐBH trên từ người mua BH là bà BÌnh sang cho Tân là người mua BH mà không thay đổi người thụ hưởng. Pháp luật có cho phép thỏa thuận trên hay không? == > Tân đã là chồng, đã là người có quyền lợi được BH nên được phép mua BH cho Oanh và được chuyển nhượng HĐ

– Ngày 25.12.2012, sau khi đi chơi noel về thì Oanh và Tân, chồng Oanh cãi nhau. Trong lúc tức nhận, Tân đã đánh chết Oanh. Hỏi trong trường hợp trên Thành Long cs phải chi trả tiền BH cho bà BÌnh không? Tại sao == > Tân cố ý làm người được BH chết == > loại trừ bồi thường BH Đ39

BÀI LÀM:

  1. Người được nhận tiền BH chưa chắc là người mua bảo hiểm. VD: người thuê nhà trọ mua BH cho phòng trọ và người được nhận tiền bảo hiểm là chủ sở hữu của phòng trọ.
  2. Tái BH vs Chuyển giao
 TÁI BHChuyển giao
Người bán Thay đổi
Thủ tụcKhông cần trình BTC 
Trách nhiệmChuyển 1 fan trách nhiệmChuyển toàn bộ TN
Mục đíchLợi nhuậnKhông lợi nhuận
 Không cần chuyển giao các quỹChuyển quỹ
Chỉ định tiếp nhậnKhôngNếu không tìm được thì do BTC chỉ định
HĐBH mớiCó HĐ mớiKhông có
 Chuyển nhượngChuyển giao
Đối vs người muaThay đổi người mua 
Đối vs DNBH Thay đổi người bán
Có sự đồng ýFải dc DNBH đồng ýFai luôn có BTC đồng ý
Chuyển quỹKhông cầnFai chuyển quỹ
 Tự nguyệnĐa số là bắt buộc
 Đền bù trong BHBồi thường thiệt hại
Yếu tố lỗiKhông
Cơ sởKhách quan, ngẫu nhiên,Có mối quan hệ nhân quả Ngoài or trong HĐ
Về thiệt hạiVề vật chấtVật chất và tinh thần
Ý nghĩaBảo vệ quyền lợi của các bênKhắc phục hậu quả
Giới hạnCó giới hạn 
Chủ thểDNBHNgười gây thiệt hại
Khả năng chi trảCaoTùy khả năng

Nguyên tắc thế quyền: có bắt buộc người được bảo hiểm chuyển quyền yêu cầu đòi bồi thường cho DNBH hay không?

Câu 1: Nhận định, giải thích

a/. DNKD bảo hiểm có quyền lập quỹ đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm để đầu tư sinh lợi ngoài hoạt động KD bảo hiểm không? Tại sao?

b/.Nghĩa vụ thực hiện các qui định về an toàn có ảnh hưởng đến quyền được yêu cầu bồi thường bảo hiểm không? Tại sao.?

c/.Khi người được bảo hiểm trong BH nhân thọ chết do lỗi của người thứ ba thì DNKD BH có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn tiền bão hiểm không? Tại sao?

d/.Trong BH tài sản, DN bảo hiểm có được quyền kiện bên mua bảo hiểm đóng tiền phí bảo hiểm không? Tại sao?

 Câu 2:

Ông A mua BH tài sản cho chiếc tàu đánh cá của mình (bảo hiểm than tàu)tại DN bảo hiểm B với số tiền bảo hiểm là 03 tỷ đồng. thời hạn là 01 năm, ngày giao kết HĐ bảo hiểm là 01/03/2011.

Ngày 3/07/2011 tàu đánh cá của ông A đang hoạt động đánh bắt cá thì bị tàu hàng cùa Dnghiệp C đụng phải. Sau khi vụ kiện bảo hiểm xãy ra, ông A đã yêu cầu DN BH B bồi thường như đã cam kết trong HĐBH.

Tuy nhiên khi nhận được hồ sơ bồi thường từ ông A, thì DNBH B đã từ chối bồi thường vì lý do ông A đã không yêu cầu DN C ký xác nhận lỗi , nên không có cơ sở để bên DNBH B đòi lại DN C số tiền sẽ bồi thường cho A..

Nhận được công văn từ chối từ DN B , A đã lập luận rằng B không hề hướng dẫn cho A làm thủ tục này. Do vậy lỗi không ký xác nhận từ DN C này là do từ bên B. Hai bên tranh chấp và khởi kiện nhau ra Tòa.

Yêu cầu: là thẩm phán, anh chị hãy giải quyết tranh chấp nêu trên.

  • Thế nào là giá trị bảo hiểm và số tiền BH, chúng có mối quan hệ như thế nào?
  • Thế quyền trong BH là gì? Tác dụng và điều kiện để thực hiện thế quyền
  • Các biện pháp đối phó với rủi ro mà con người
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

2 bình luận trong “Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm – Đáp án trắc nghiệm môn EL42 – EHOU”

  1. phamthivien01698

    Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện hoạt động nào sau đây:
    Thu phí bảo hiểm đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm giới thiệu chào bán bảo hiểm thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm

  2. Có quan điểm cho rằng “mua bảo hiểm con người là một hình thức đầu tư tài chính”. Anh (chị) hãy cho biết quan điểm này đúng hay sai? Tại sao?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang

Chào Bạn

Bạn cần hỗ trợ để 100/100 chứ?