Tình hình đăng ký doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 4 tháng qua giảm ở 5 ngành; so với cùng kỳ năm 2017, bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; có 106 doanh nghiệp, giảm 36,5%; Khai khoáng có 40 doanh nghiệp, giảm 28,6%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga có 25 doanh nghiệp, giảm 16,7%;Vận tải kho bãi có 191 doanh nghiệp, giảm 11,6%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 23 doanh nghiệp, giảm 8,0%. Các ngành, nghề còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2017.
I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4 năm 2018
Trong tháng 4 năm 2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 14.510 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 133.538 tỷ đồng, tăng 79,5% về số doanh nghiệp và tăng 64,5% về số vốn đăng ký so với tháng 3 năm 2018. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 4 đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 8,3% so với tháng trước.
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4 là 106.699 lao động, tăng 54,7% so với tháng trước.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 4 trên cả nước là 3.281 doanh nghiệp, tăng 82,2% so với tháng 3 năm 2018.
II. Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2018
Trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 52.737 doanh nghiệp, trong đó: có 41.295 doanh nghiệp thành lập mới và 11.442 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm là 1.161.019 tỷ đồng, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 412.028 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 748.991 tỷ đồng với12.170 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn.
1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2018
– Về tình hình chung:
Trong 4 tháng đầu năm, cả nước có 41.295 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 412.028 tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 11,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt 10,0 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm nay là 332.088 lao động, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
– Theo quy mô vốn:
Bảng 1. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)
Số liệu thống kê tại Bảng 1 cho thấy, tất cả các quy mô vốn đăng ký trong 4 tháng đầu năm 2018 đều có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: quy mô vốn đăng ký từ 50-100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 18,3% với 478 doanh nghiệp; tiếp đến là từ 10-20 tỷ đồng có 2.073 doanh nghiệp, tăng 9,5%; từ 20-50 tỷ đồng có 1.110 doanh nghiệp, tăng 8,0%; trên 100 tỷ đồng có 481 doanh nghiệp, tăng 4,1% và từ 0-10 tỷ đồng có 37.153 doanh nghiệp, tăng 3,8%.
Mặc dù, có tỷ lệ tăng thấp so với các quy mô vốn đăng ký khác nhưng quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng lại có số lượng đăng ký nhiều nhất là 37.153 doanh nghiệp, chiếm 90% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký mới.
– Theo loại hình doanh nghiệp:
Bảng 2. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo loại hình
Bảng 2 cho thấy, so với cùng kỳ năm 2017, trong 4 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ số doanh nghiệp thành lập mới tăng ở một số loại hình, cụ thể: loại hình công ty hợp danh có tỷ lệ tăng cao nhất là 25,0%; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 1 thành viên tăng 9,8% và loại hình công ty cổ phần tăng 2,8%. Ở chiều ngược lại, loại hình doanh nghiệp tư nhân giảm 47,4% và loại hình công ty TNHH 2 thành viên giảm 1,3%.
Có thể thấy, xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp thành lập thì loại hình công ty hợp danh có tỷ lệ cao nhất với 25,0% nhưng xét về số lượng gia tăng thì loại hình công ty TNHH 1 thành viên lại có số lượng đăng ký nhiều nhất là 24.406 doanh nghiệp.
So sánh 4 tháng đầu năm 2018 với cùng kỳ năm 2017, tỷ lệ số vốn đăng ký thành lập mới gia tăng
Có mức tăng mạnh nhất là 110,8% ở loại hình công ty hợp danh; tiếp đó là loại hình công ty cổ phần tăng 20,2%; loại hình công ty TNHH 1 thành viên tăng 5,1%; loại hình công ty TNHH 2 thành viên tăng 4,1%; duy nhất, loại hình doanh nghiệp tư nhân giảm 56,1%. Mặc dù, loại hình công ty hợp danh có tỷ lệ vốn đăng ký thành lập mới cao nhất nhưng xét về số vốn đăng ký gia tăng thì loại hình công ty TNHH 1 thành viên có số vốn đăng ký mới nhiều nhất là 132.028 tỷ đồng.
Về số lượng lao động đăng ký cho thấy, trong 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017 thì chỉ có loại hình công ty hợp danh có tỷ lệ lao động tăng, các loại hình doanh nghiệp khác đều có tỷ lệ lao động đăng ký giảm; trong đó, loại hình doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ giảm nhiều nhất là 55,6%.
– Theo vùng lãnh thổ:
Bảng 3. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ
Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2018 phân theo vùng lãnh thổ tại Bảng 3 cho thấy số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ở các khu vực trong cả nước đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có mức tăng cao nhất; xét về số vốn đăng ký thành lập mới, cả nước chỉ có hai khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên giảm về số vốn; về số lượng lao động đăng ký giảm ở tất cả các khu vực, trong đó Trung du và miền núi phía Bắc có mức giảm mạnh nhất.
So sánh số lượng doanh nghiệp giữa các vùng lãnh thổ cho thấy
Vùng Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất là 17.486 doanh nghiệp, chiếm 42,3% tổng số thành lập của cả nước; tiếp đó là vùng Đồng bằng Sông Hồng có 12.164 doanh nghiệp, chiếm 29,5% tổng số thành lập của cả nước; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 5.792 doanh nghiệp, chiếm 14,0% tổng số thành lập của cả nước; Đồng bằng Sông Cửu Long có 3.040 doanh nghiệp, chiếm 7,4% tổng số thành lập của cả nước; Trung du và miền núi phía Bắc có 1.778 doanh nghiệp, chiếm 4,3% tổng số thành lập của cả nước và Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường thấp nhất so với các vùng khác với 1.035 doanh nghiệp, chiếm 2,5% tổng số thành lập của cả nước.
Về số vốn đăng ký, vùng Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 187.890 tỷ đồng, chiếm 45,6% tổng số vốn đăng ký của cả nước; đứng thứ hai là vùng Đồng bằng Sông Hồng có 116.854 tỷ đồng, chiếm 28,4%tổng số vốn đăng ký của cả nước; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 55.837 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng số vốn đăng ký của cả nước; Đồng bằng Sông Cửu Long có 29.560 tỷ đồng, chiếm 7,2%tổng số vốn đăng ký của cả nước; Trung du và miền núi phía Bắc có 16.030 tỷ đồng, chiếm 3,9% tổng số vốn đăng ký của cả nước và Tây Nguyên có 5.856 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng số vốn đăng ký của cả nước.
Xét về quy mô vốn đăng ký, trong 4 tháng đầu năm, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân của vùng Đông Nam Bộ đạt 10,7 tỷ đồng/doanh nghiệp;
Trung du và miền núi phía Bắc đạt 9,0 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cùng đạt 9,6 tỷ đồng/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 9,7 tỷ đồng/doanh nghiệp và Tây Nguyên đạt 5,7 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Số lao động đăng ký tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng Sông Hồng với 113.829 lao động, chiếm 34,3% tổng số lao động đăng ký; vùng Tây Nguyên có 7.115 lao động đăng ký là vùng có số lao động đăng ký ít nhất so với các khu vực còn lại, chiếm 2,1% tổng số lao động đăng ký. Về quy mô lao động đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong 4 tháng đầu năm nay, vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 12,2 lao động/doanh nghiệp; vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là 11,9 lao động/doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng là 9,4 lao động/doanh nghiệp; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 9,3 lao động/doanh nghiệp; Tây Nguyên là 6,9 lao động/doanh nghiệp và Đông Nam Bộ là 5,7 lao động/doanh nghiệp.
– Theo lĩnh vực hoạt động:
Bảng 4. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo lĩnh vực hoạt động
Bảng 4 cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2018 số doanh nghiệp thành lập mới tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa, ô tô, xe máy có 14.123 doanh nghiệp, chiếm 34,2% tổng số doanh nghiệp thành lập; Xây dựng có 5.663 doanh nghiệp, chiếm 13,7% tổng số doanh nghiệp thành lập; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 5.061 doanh nghiệp, chiếm 12,3% tổng số doanh nghiệp thành lập;… Xem xét về số lượng và tốc độ gia tăng doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động cho thấy, ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2017 thì ngành Kinh doanh bất động sản có tỷ lệ cao nhất là 42,5%.
Xét về vốn đăng ký, ngành Kinh doanh bất động sản có số vốn đăng ký mới nhiều nhất là 116.750 tỷ đồng, chiếm 28,3% trên tổng số đăng ký; tiếp đến là Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 61.314 tỷ đồng, chiếm 14,9%trên tổng số đăng ký; Xây dựng có 58.501 tỷ đồng, chiếm 14,2% trên tổng số đăng ký;… Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong 4 tháng đầu năm nay một số ngành có tỷ trọng cao như Sản xuất phân phối điện, nước, ga đạt 68,3 tỷ đồng/doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản đạt 58,9 tỷ đồng/doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 24,0 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Về số lao động đăng ký, một số ngành, lĩnh vực thu hút nhiều số lao động gia nhập thị trường, gồm có:
Công nghiệp chế biến, chế tạo có 110.178 lao động, chiếm 33,2% trên tổng số đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 75.372 lao động, chiếm 22,7%trên tổng số đăng ký; Xây dựng có 38.122 lao động, chiếm 11,5% trên tổng số đăng ký;…
Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp cao, gồm có: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng lao động cao nhất trong các ngành kinh tế với 21,8 lao động/doanh nghiệp; tiếp đó là Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 13,5 lao động/doanh nghiệp; ngành Sản xuất phân phối điện, nước, ga là 11,7 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng là 10,2 lao động/doanh nghiệp;… Như vậy, xét về số lao động đăng ký và tỷ trọng lao động thì ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế hơn các ngành còn lại nhưng xét về tỷ lệ gia tăng lao động so với cùng kỳ năm 2017 thì ngành này lại giảm.
2. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2018
– Về tình hình chung:
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2018 là 11.442 doanh nghiệp, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
– Theo loại hình doanh nghiệp:
Trong tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động có 4.907 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 42,9%; có 3.466 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 30,3%; có 1.023 doanh nghiệp tư nhân chiếm 8,9%; có 2.043 công ty cổ phần chiếm 17,9% và có 3 công ty hợp danh chiếm 0,03%.
– Theo vùng lãnh thổ:
Bảng 5. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo vùng lãnh thổ
Số liệu tại Bảng 5 cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2018, vùng Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là 4.539 doanh nghiệp, chiếm 39,7% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; đứng thứ hai là vùng Đồng bằng Sông Hồng có 3.207 doanh nghiệp, chiếm 28,0% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Các vùng còn lại có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ít hơn, trong đó vùng Tây Nguyên có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thấp nhất là 401 doanh nghiệp, chiếm 3,5%trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tập trung phần lớn ở thành phố Hồ Chí Minh có 3.303 doanh nghiệp, chiếm 28,9%; thành phố Hà Nội có 1.993 doanh nghiệp, chiếm 17,4% trên tổng số doanh nghiệp trong khu vực.
Cũng trong 4 tháng qua, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ở các vùng lãnh thổ có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, chỉ có khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là có mức gia tăng với tỷ lệ lần lượt là 7,5% và 3,2%.
– Theo lĩnh vực hoạt động:
Bảng 6. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động
Số liệu tại Bảng 6 cho thấy, lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2018 chủ yếu tập trung ở các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 4.243 doanh nghiệp, chiếm 37,1% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; Xây dựng có 1.734 doanh nghiệp, chiếm 15,2% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.531 doanh nghiệp, chiếm 13,4% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Về tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, trong 4 tháng qua có 7 ngành giảm so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể: Khai khoáng có 112 doanh nghiệp, giảm 15,2%; Hoạt động dịch vụ khác có 170 doanh nghiệp, giảm 10,1%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 540 doanh nghiệp, giảm 9,1%; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác có 521 doanh nghiệp, giảm 8,6%; Xây dựng có 1.734 doanh nghiệp, giảm 3,8%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 4.243 doanh nghiệp, giảm 3,3%; Vận tải kho bãi có 583 doanh nghiệp, giảm 1,9%. Các ngành còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
3. Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 4 tháng đầu năm 2018
– Về tình hình chung:
Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 14.187 doanh nghiệp, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2017.
– Theo loại hình doanh nghiệp:
Trong số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn có 6.361 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 44,8%; có 4.283 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 30,2%; có 1.195 doanh nghiệp tư nhân chiếm 8,4%; có 2.347 công ty cổ phần chiếm 16,5% và có 1 công ty hợp danh chiếm 0,01%.
– Theo quy mô vốn:
Bảng 7. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)
Theo số liệu thống kê tại Bảng 7, trong 4 tháng qua các quy mô vốn đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: quy mô vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng lớn nhất là 82,4% với 62 doanh nghiệp; tiếp đến là từ 50-100 tỷ đồng có 90 doanh nghiệp, tăng 40,6%; từ 10-20 tỷ đồng có 495 doanh nghiệp, tăng 39,8%; từ 0-10 tỷ đồng có 13.926 doanh nghiệp, tăng 22,8% và từ 20-50 tỷ đồng có 244 doanh nghiệp, tăng 16,7%.
– Theo vùng lãnh thổ:
Bảng 8. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: DN)
Trong 4 tháng đầu năm 2018, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tập trung phần lớn ở vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, chiếm tỷ trọng lần lượt là 32,1% và 31,5% so với cả nước. Trong khi đó, vùng Tây Nguyên tiếp tục có lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ít nhất so với các vùng khác, chiếm 3.8% trên tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Cũng theo số liệu thống kê tại Bảng 8, tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong thời gian qua tăng ở tất cả các vùng so với cùng kỳ năm 2017, trong đó các vùng có mức tăng cao là: vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh lớn nhất là 33,9% với 797 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 2.903 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 33,5%; Đồng bằng Sông Hồng có 4.558 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 28,2%.
– Theo lĩnh vực hoạt động:
Bảng 9. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)
Số liệu thống kê tại Bảng 9 cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2018, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 5.517 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 38,9% trên tổng số; Xây dựng có 2.177 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 15,3%trên tổng số; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.782 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 12,6% trên tổng số.
Cũng trong 4 tháng đầu năm nay, hầu hết các ngành đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng so với cùng kỳ năm ngoái, duy nhất ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là giảm, với mức giảm là 4,9%.
4. Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 4 tháng đầu năm 2018
– Về tình hình chung:
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của cả nước là 12.090 doanh nghiệp, giảm 24,0% so với cùng kỳ năm trước.
– Theo loại hình doanh nghiệp:
Trong tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể có 6.148 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 50,9%; có 3.004 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 24,8%; có634 doanh nghiệp tư nhân chiếm 5,2%; có 2.303 công ty cổ phần chiếm 19,1% và có 1 công ty hợp danh, chiếm 0.01%.
– Theo quy mô vốn:
Bảng 10. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)
Theo số liệu thống kê tại Bảng 10, trong 4 tháng qua tất cả các quy mô vốn doanh nghiệp; đăng ký đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng giảm; so với cùng kỳ năm ngoái, gồm: quy mô vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng; có tỷ lệ giảm sâu nhất là 31,4% với 96 doanh nghiệp; tiếp đó là từ 20-50 tỷ đồng có 316 doanh nghiệp, giảm 25,6%; từ 0-10 tỷ đồng có 10.989 doanh nghiệp, giảm 24,4%; từ 50-100 tỷ đồng có 163 doanh nghiệp, giảm 14,7%; và từ 10-20 tỷ đồng có 526 doanh nghiệp, giảm 14,1%.
– Theo vùng lãnh thổ:
Bảng 11. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: DN)
Trong 4 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động giảm; so với cùng kỳ năm ngoái ở phần lớn các khu vực trong cả nước; riêng khu vực Bắc Trung Bộ; và duyên hải miền Trung có số lượng tạm ngừng hoạt động là 1.900 doanh nghiệp, tăng 25,7%. Còn về mặt số lượng, trong thời gian qua doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tập trung phần lớn ở khu vực Đông Nam Bộ với 4.359 doanh nghiệp chiếm 36,1%; và khu vực Đồng bằng Sông Hồng là 4.308 doanh nghiệp chiếm 35,6%; so với tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động của cả nước.
– Theo lĩnh vực hoạt động:
Bảng 12. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)
So sánh số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động giữa các ngành nghề; thì doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tập trung chủ yếu; ở những ngành kinh tế như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 4.326 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chiếm 35,8% trên tổng số; Xây dựng có 1.620 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chiếm 13,4% trên tổng số; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.484 doanh nghiệp, chiếm 12,3%trên tổng số.
Cũng theo số liệu thống kê tại Bảng 12 cho thấy; tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2018 tăng ở hai ngành; so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: ngành Kinh doanh bất động sản; có 295 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 25,0%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 58 doanh nghiệp, tăng 23,4%; Các ngành còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động giảm; so với cùng kỳ năm 2017.
5. Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 4 tháng đầu năm 2018
– Về tình hình chung:
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể; trong 4 tháng đầu năm 2018 của cả nước là 4.699 doanh nghiệp; tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2017.
– Theo loại hình doanh nghiệp:
Tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước có 2.083 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 44,3%; có 1.372 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 29,2%; có 581 doanh nghiệp tư nhân chiếm 12,4%; có 661 công ty cổ phần chiếm 14,1% và có 2 công ty hợp danh chiếm 0,04%.
– Theo quy mô vốn:
Bảng 13. Số doanh nghiệp giải thể theo quy mô vốn (Đơn vị: DN)
Số liệu tại Bảng 13 cho thấy, trong 4 tháng qua; chỉ có quy mô vốn doanh nghiệp đăng ký; từ 20-50 tỷ đồng là có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể; bằng so với cùng kỳ năm 2017. Các quy mô vốn còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp; giải thể tăng so với cùng kỳ năm ngoái; bao gồm: quy mô vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng có 65 doanh nghiệp; tăng 54,8%; từ 10-20 tỷ đồng có 190 doanh nghiệp, tăng 42,9%; từ 50-100 tỷ đồng có 50 doanh nghiệp, tăng 28,2%; và từ 0-10 tỷ đồng có 4.296 doanh nghiệp, tăng 14,7%. Có thể thấy, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp; có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng; chiếm 91,4% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước.
– Theo vùng lãnh thổ:
Bảng 14. Tình hình doanh nghiệp giải thể theo vùng lãnh thổ
Xét về số lượng, trong 4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp giải thể; chủ yếu là ở những vùng như Đông Nam Bộ có 1.742 doanh nghiệp; chiếm 37,1% trên tổng số doanh nghiệp giải thể và Đồng bằng Sông Hồng có 1.141 doanh nghiệp; chiếm 24,3% trên tổng số doanh nghiệp giải thể.
Về tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký giải thể trong 4 tháng qua so với cùng kỳ năm 2017; chỉ giảm ở 02 vùng là Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long. Các khu vực khác đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về số lượng, vùng Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp giải thể nhiều nhất; nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể so với cùng kỳ năm ngoái; thì vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các vùng khác.
– Theo lĩnh vực hoạt động:
Bảng 15. Tình hình doanh nghiệp giải thể theo lĩnh vực hoạt động
Số liệu tại Bảng 15 cho thấy; doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 1.794 doanh nghiệp, chiếm 38,2%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 668 doanh nghiệp, chiếm 14,2%; Xây dựng có 515 doanh nghiệp, chiếm 11,0%.