Thủ tục mở đại lý phân phối độc quyền tại Việt Nam. Quyền của bên đại lý.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý Công ty Luật Dương Gia. Hiện tại công ty chúng tôi sắp nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm từ nước ngoài. Chúng tôi muốn độc quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu này tại Việt Nam (đã được nhà sản xuất chấp thuận). Vậy chúng tôi phải đăng ký những gì? (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, quyền sở hữu công nghiệp). Những thủ tục cần có thì hồ sơ và lệ phí ra sao? Xin chân thành cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như bạn trình bày, công ty bạn muốn nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm từ nước ngoài về để kinh doanh, do dó bạn không tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được bởi sản phẩm này không phải do công ty bạn sản xuất ra.
Khoản 2 Điều 169 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.”
Để trở thành đại lý độc quyền thì Công ty bạn và nhà sản xuất ký kết Hợp đồng đại lý độc quyền. Bên bạn là bên đại lý sẽ có các quyền theo quy định tại Điều 174 Luật thương mại 2005 như sau:
“Điều 174. Quyền của bên đại lý
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
Xem thêm: Các hình thức đại lý theo quy định của Luật Thương mại 2005
1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;
2. Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
3. Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
4. Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
5. Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.”
Về hình thức: Hợp đồng đại lý độc quyền phải được lập thành văn bản, hai bên thỏa thuận về thời gian làm đại lý độc quyền, việc phân phối hàng hóa, trả thù lao,…
Xem thêm: Phân tích và bình luận quy định tại Điều 177 Luật thương mại 2005 về thời hạn đại lý