Nhân tại Hội thảo xây dựng Nghị định về đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội ngày 19/3/2015, sau khi có những tranh luận sôi nổi và đầy tính xây dựng về vấn đề thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải quay lại nghiên cứu thấu đáo một số vấn đề mang tính căn bản như: thu hồi là gì? thu hồi để làm gì? Thực tế cho thấy, để xử lý vi phạm, trong nhiều trường hợp thì việc buộc phải sử dụng biện pháp thu hồi thể hiện việc đã áp dụng mọi hình thức xử phạt khác rồi nhưng không đạt hiệu quả, đành phải thu hồi. Nghĩa là thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc cùng bất đắc dĩ, Nhà nước bắt buộc phải làm mà thôi?
1. Luật quy định về vấn đề thu hồi như thế nào?
Tra cứu trên Google, từ điển Việt – Việt giải thích: Thu hồi là lấy lại cái đã nhường, phát, cho người khác: Thu hồi tiền tệ; Thu hồi đất đai.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, Luật Đất đai 2013 nêu khái niệm: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Quy định này rất rõ ràng, nhà nước thu hồi cái của nhà nước có, nghĩa là thu lại cái quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất, vốn thuộc sở hữu của nhà nước.
Trong lĩnh vực quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế đã sửa đổi Điều 102 Luật Quản lý thuế để quy định rõ hơn về vấn đề cưỡng chế thu hồi; theo đó: “Biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt”.
Vậy, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định ra sao về vấn đề này?Luật này không nêu khái niệm thu hồi là gì mà chỉ quy định 5 trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
- b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập;
- c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.
Đồng thời giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 nêu: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Như thế, nếu nói địa vị pháp lý của tờ giấy chứng nhận này là rất cao cũng được, vì nó là giấy “khai sinh” ra doanh nghiệp, thông qua đó nhà nước công nhận sự tồn tại của pháp nhân và công nhận cả trường hợp không phải pháp nhân, như Doanh nghiệp tư nhân, Hộ kinh doanh.
Nhưng ngược lại, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà không phải những nội dung được cấp, phát theo cơ chế xin-cho. Như vậy, khác hoàn toàn với thu hồi đất đai hay thu hồi nợ nần hay thu hồi vốn liếng .v.v. khi ta thu hồi cái Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mục tiêu không phải là thu hồi cái tờ giấy cụ thể ấy, mà là ta thu hồi cái việc đăng ký, ta không công nhận cái pháp nhân (hay không pháp nhân) ấy nữa???
2. Khái niệm khác nhau và những vướng mắc
a) Điều 93 Luật Quản lý thuế quy định:
một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là “Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề”. Tuy vậy, khoản 2 điều này lại viết là “Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước”.
Như vậy ở đây đang có sự không thống nhất giữa Luật Quản lý thuế với Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp không quy định việc trả lại hay cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận. Trong khi đó, Luật Quản lý thuế thì lại cho rằng, nếu khắc phục được hậu quả thì cho phép phục hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã bị thu hồi.
Quy định không thống nhất ở hai Luật như trên đã gây ra nhiều vướng mắc trong thực tế. Nhiều doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế, sau khi đã khắc phục hậu quả (nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước), không được khôi phục hoạt động, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Để giải quyết vướng mắc đó, ngày 11/12/2014, Tổng cục Thuế đã ban hành văn bản số 5537/TCT-KK nêu rõ:
Đối với trường hợp cơ quan thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế gửi văn bản đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận thông tin, đồng thời ghi chú cảnh báo thông tin trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, không tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan thuế.
b) Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định:
“Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm tiến hành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành.
Sau thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không tiến hành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp thì cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”.
Không biết là đã có bao nhiêu trường hợp mà việc thu hồi đã được thực hiện theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP này.
Tuy vậy theo chúng tôi được biết thì có lẽ là rất ít bởi cũng cần làm rõ; thêm là có hay không sự nhầm lẫn giữa tên công ty với nhãn hiệu sản phẩm hay thương hiệu .v.v.
Xin lấy ví dụ tên công ty là Công ty cổ phần nhựa Bình Minh rõ ràng; không trùng với Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Sản xuất nhựa ống Bình Minh. Việc họ xin cấp GCN ĐKDN với hai cái tên này là hoàn toàn đúng. Chết nỗi, Công ty cổ phần nhựa Bình Minh có nhãn hiệu nhựa BÌNH MINH; đã được đăng ký bản quyền, in trên ống nhựa để bán khắp nơi.
Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Sản xuất nhựa ống Bình Minh; lại muốn hiển thị chữ BÌNH MINH trên sản phẩm của mình. Rắc rối này có hai tình huống xảy ra (Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký)
Thứ nhất là, Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Sản xuất nhựa ống Bình Minh
Không đăng ký bản quyền mà tự ý sản xuất ống nhựa mang tên BÌNH MINH; giống như cái Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, tức là công ty này; đã có hành vi giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hóa, bao bì hàng hóa; có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trường hợp này Công ty cổ phần nhựa Bình Minh hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa; Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Sản xuất nhựa ống Bình Minh; để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Trường hợp thứ hai là, Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Sản xuất nhựa ống Bình Minh; đi đăng ký nhãn hiệu BÌNH MINH
Thì đương nhiên là sẽ không được cấp giấy chứng nhận vì nhãn hiệu đó đã được bảo hộ rồi. Thế nghĩa là, trong cả hai trường hợp; Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Sản xuất nhựa ống Bình Minh đều sai; tự làm thì sai đã rõ rành rành, đi đăng ký thương hiệu sản phẩm; mà người ta không đăng ký cho; mà về vẫn cố tình làm thì càng sai, người ta kiện cho là đương nhiên.
Chưa kể là rất có thể sẽ bị áp vào Điều 156, luật hình sự năm 1999 quy định; về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Như vậy tại sao lại đặt ra vấn đề là thu hồi Giấy chứng nhận ĐKDN; khi mà người ta vi phạm về thương hiệu hay nhãn hiệu sản phẩm??? Biết đâu Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Sản xuất nhựa ống Bình Minh ngoài ống nhựa ra; họ còn làm rất nhiều sản phẩm khác, không lẽ chỉ vì có một sản phẩm bị vi phạm; mà lại đem “chôn” cả một doanh nghiệp???
Thì cứ cho là thu hồi được cái giấy CN ĐKDN này đi, thì với mức lợi nhuận khủng khiếp; khi làm hàng giả, hàng nhái, … Lấy gì ra để đảm bảo rằng họ sẽ lại tiếp tục đăng ký hàng loạt công ty khác (Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký)
Tên còn dài hơn nữa như là Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Xuất nhập khẩu – Sản xuất; và Kinh doanh ống nhựa Bình Minh chẳng hạn, vẫn để sản xuất cái ống nhựa ấy. Như vậy, quy định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải; là biện pháp hợp lý để xử lý vi phạm của doanh nghiệp trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
3. Kiến nghị giải pháp (Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký)
Khi bàn về việc phối hợp xử lý vi phạm của Doanh nghiệp; có đề nghị được áp dụng khoản c, điều 209 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nhiệm vụ; quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh là: “Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo; về việc tuân thủ các quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp”. Như vậy, Luật ghi rõ là báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật này; chứ không phải là báo cáo về việc tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung. Lẽ dĩ nhiên Luật này (Luật Doanh nghiệp) cũng quy định nhiều thứ lắm; chẳng hạn như điều 8 của Luật nêu đến 9 điểm; mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ phải chấp hành.
Còn nữa, bất cứ Pháp nhân (hay không pháp nhân nữa) nào (con người do pháp luật sinh ra); cũng giống như thể nhân,luôn phải chịu mọi trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của mình; cũng như phải gánh mọi nghĩa vụ liên quan đến mình. Tuy vậy, không thể căn cứ vào điều khoản này để cơ quan ĐKKD yêu cầu doanh nghiệp báo cáo; về việc tuân thủ các quy định của mọi Luật được. Và cũng không có căn cứ cho việc nếu doanh nghiệp báo cáo không rõ ràng; không được chấp nhận (về mọi thứ mà cơ quan ĐKKD yêu cầu) .v.v. Thì có thể thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngay được.
Điều 84 Dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp (thay thế Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp)
Mới đưa được tình huống một là khi cơ quan ĐKKD ra quyết định thu hồi sai; thì phải hủy cái quyết định đó đi, điều đó thì đương nhiên là như thế rồi. Trong khi tình huống hai thực tế lại nhiều hơn và cần hơn rất nhiều; là có trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi GCNĐKDN rồi, thu đúng rồ;i nhưng doanh nghiệp khắc phục được vi phạm, hậu quả; thì nên khôi phục cho GCN ĐKDN cho họ, hủy bỏ Quyết định thu hồi đã ban hành .v.v.
Ngày 07/9/2011, khi làm việc với Ông Richard G. Shaw một chuyên gia có uy tín lâu năm về đăng ký kinh doanh đến từ Canada; chúng tôi có hỏi về việc thu hồi giấy chứng nhận; đăng ký doanh nghiệp theo yêu cầu của một cơ quan khác. Ông này có cười và nói rằng, việc yêu cầu có thể là quyền của người ta; còn nhất định việc thu hồi là phải theo Luật của mình (Luật doanh nghiệp). Thiết nghĩ, cũng cần phải nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế; và đã đến lúc chúng ta cần tìm một khái niệm rõ ràng; rằng thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì!