Thẩm quyền vay vốn của công ty TNHH một thành viên

Thẩm quyền vay vốn của công ty TNHH một thành viên. Chủ sở hữu công ty có thẩm quyền vay vốn không?


Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi. Công ty TNHH một thành viên Y (Công ty Y) là công ty hạch toán độc lập, chủ sở hữu là Công ty Z. Vậy Công ty Y có thẩm quyền quyết định việc vay vốn của Công ty Y không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty VNCOUNT. Với thắc mắc của bạn, Công ty VNCOUNT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Trong trường hợp bạn nêu ra, công ty Z là chủ sở hữu của công ty TNHH Y.

Theo khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2014, thì:

“1. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:

a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

b) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

Xem thêm: Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở để vay vốn ngân hàng

c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty;

d) Quyết định dự án đầu tư phát triển;

đ) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

e) Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

g) Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

i) Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;

k) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

Xem thêm: Hồ sơ vay vốn ngân hàng của tổ hợp tác

l) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

m) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

n) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

o) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”.

Như vây, đối với các hợp đồng vay có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, thì thẩm quyền quyết định việc vay vốn thuộc về chủ sở hữu của công ty Y, chính là công ty Z.

Đối với các trường hợp vay vốn khác, việc vay vốn sẽ do Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên của công ty quyết định tùy thuộc vào mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của công ty TNHH một thành viên và Điều lệ của công ty.

Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục vay vốn ưu đãi hỗ trợ mua nhà ở xã hội

– Sự khác biệt giữa công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp 2014

– Hỏi về thủ tục sau khi mua lại công ty TNHH một thành viên

– Phân biệt công ty TNHH một thành viên với DNTN

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 0274.2203.888  để được giải đáp.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang