Ngày 03/11/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, Nghị định quy định các chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm:
Nghiên cứu và phát triển; ứng dụng và chuyển giao; phát triển nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế về công nghiệp; hỗ trợ phát triển thị trường; trung tâm phát triển công nghiệp; chương trình phát triển công nghiệp.
Dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và được hưởng các ưu đãi sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai; được xem xét hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu từ Chương trình phát triển công nghiệp.
Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp như: các dự án, đề án hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị có công nghệ ứng dụng trong việc chuyển giao công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí; chi phí chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển được hỗ trợ tối đa đến 50%.
Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ
Đối với Dự án sản xuất vật liệu có sử dụng trên 85% nguyên liệu là sản phẩm của quá trình chế biến sâu khoáng sản trong nước bao gồm quặng kim loại, quặng phi kim loại và sản phẩm hóa dầu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Ngoài ra, các sản phẩm công nghiệp còn được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; hỗ trợ một phần chi phí đăng ký thương hiệu, kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước và ngoài nước, kinh phí tiếp cận thông tin thị trường và phí dịch vụ từ Chương trình phát triển công nghiệp.
Đối tượng xác nhận ưu đãi là dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.
Thủ tục xác nhận ưu đãi bao gồm:
Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp; hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nộp hồ sơ; đề nghị xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi đặt dự án; hoặc Bộ Công Thương để được xác nhận. Cơ quan có thẩm quyền của địa phương gửi Quyết định xác nhận ưu đãi tới Bộ Công Thương; các đối tượng còn lại ngoài các đối tượng quy định ở mục trên; nộp hồ sơ đề nghị xác nhận tại Bộ Công Thương.
Thời gian xác nhận ưu đãi: căn cứ hồ sơ đề nghị xác nhận ưu đãi của doanh nghiệp; trong thời hạn 30 ngày làm việc, cơ quan xác nhận; có trách nhiệm thông báo kết quả cho doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa đủ cơ sở; để xác nhận đủ điều kiện ưu đãi, trong thời hạn 05 ngày; làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan xác nhận phải thông báo; bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có liên quan để bổ sung hồ sơ; sau khi có đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan xác nhận; phải ra thông báo kết quả xét duyệt; ưu đãi chậm nhất sau 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
Hậu kiểm ưu đãi: dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; thuộc Danh mục ưu tiên phát triển nhưng không đáp ứng đủ các điều kiện ưu đãi; sẽ bị thu hồi và bồi thường các ưu đãi đã được hưởng.
Đối tượng được hưởng ưu đãi của Nghị định này nếu khai báo không trung thực; và sử dụng các chính sách ưu đãi không đúng mục đích; thì bị thu hồi các ưu đãi được hưởng. Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi cùng loại; thì chỉ được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng; thẩm quyền của mình có trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra; và quyết định thu hồi các ưu đãi.