Dự thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi) tại TP.HCM

dự thảo luật doanh nghiệp và luật đầu tư sửa đổi

Ngày 27/10/2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Vụ Pháp chế tổ chức Hội thảo xin ý kiến về Dự thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có đại diện cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh (Phòng ĐKKD) của 16 tỉnh miền Nam, đại diện một số đơn vị thuộc các quận/huyện và một số công ty luật/văn phòng luật sư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh đang diễn ra kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII và các Dự thảo Luật dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Do vậy, các nội dung thảo luận tập trung vào một số vấn đề cụ thể còn có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau, bao gồm: (i) Nội dung thay đổi cơ bản của Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); (ii) Một số nội dung cần xin ý kiến tại Chương I: Quy định chung và Chương II: Đăng ký thành lập doanh nghiệp; (iii) Một số nội dung cần xin ý kiến về quản lý và sử dụng con dấu; (iv) Một số nội dung cần xin ý kiến tại Chương IX: Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp và Chương X: Tổ chức thực hiện và (v) Nội dung thay đổi cơ bản của Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) tác động đến công tác đăng ký doanh nghiệp.

Đây là lần tham vấn cuối cùng để làm cơ sở hoàn thiện nội dung của Dự thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi) sao cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tiễn trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua, do vậy, các đại biểu tham dự đã nhiệt tình đóng góp quan điểm và ý kiến đề xuất đối với các vấn đề cần xin ý kiến của hai Dự Luật.

Về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy CNĐKDN)

tại hội thảo, không có ý kiến trái ngược với quan điểm bỏ ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy CNĐKDN. Một số ý kiến của đại biểu Phòng ĐKKD cho rằng nên giữ lại thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp để thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước và phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, đại biểu Trương Văn Nhân – Trưởng Phòng ĐKKD tỉnh Lâm Đồng có ý kiến đề xuất bổ sung ghi chú trên Giấy CNĐKDN về trách nhiệm của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

phát biểu tại hội thảo luật doanh nghiệp
Bà Trần Thị Bình Minh – Phó GĐ Sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo

Về vấn đề người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) thì “công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật”. Mục đích của quy định này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều hành và xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp, giải quyết những hạn chế phát sinh từ việc doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật.

Tuy nhiên, theo quan điểm của một số đại biểu thì quy định như trên có thể sẽ dẫn đến gia tăng các trường hợp tranh chấp nội bộ, như vậy, thay vì tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp thì lại đẩy doanh nghiệp vào nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro hơn. Một số ý kiến khác đồng ý với quan điểm của Ban Soạn thảo, tuy nhiên, đề nghị giới hạn số lượng tối đa người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để tránh những trường hợp doanh nghiệp có quá nhiều người đại diện theo pháp luật hoặc lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật để có hành vi bất chính.

đại diện văn phòng luật sư tại tp hcm có ý kiến tại Hội thảo
Đại diện Văn phòng luật sư tại TP HCM có ý kiến tại Hội thảo

Về vấn đề quản lý, sử dụng con dấu doanh nghiệp

theo Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) thì doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung của con dấu (ngoài một số nội dung bắt buộc phải có là tên, mã số và loại hình doanh nghiệp) và chỉ phải sử dụng con dấu trong một số trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên giao dịch.

Quy định trên khiến nhiều đại biểu lo ngại về hiệu quả áp dụng trên thực tế; do trong tư duy và thói quen của người Việt Nam thì con dấu; vẫn là điều không thể thiếu để khẳng định niềm tin. Tuy nhiên, một bộ phận đại biểu cũng đồng tình với quan điểm của Ban soạn thảo; theo đó, nên từng bước thay đổi tư duy của người Việt Nam trong vấn đề sử dụng con dấu.

Với kinh nghiệm thực tiễn của một luật sư đã từng giải quyết nhiều sự vụ liên quan; đến con dấu doanh nghiệp, Ông Nguyễn Xuân Thủy – đại diện công ty luật LNT&Partners; cho rằng: thứ nhất, không nên tính đến vấn đề làm giả con dấu để quyết định doanh nghiệp; có cần phải có con dấu hay không bởi việc giả con dấu hay giả chữ ký đều; là hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện bởi ý chí của con người, đồng thời, đồng ý; với định hướng tiến tới không bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng con dấu nữa; thứ hai, về việc tranh chấp con dấu, để giải quyết tình trạng này; nên cho phép doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều con dấu.

Về vấn đề cung cấp báo cáo hoạt động của doanh nghiệp:

Một số ý kiến đại biểu Phòng ĐKKD cho rằng nên cân nhắc kỹ lưỡng; về việc yêu cầu doanh nghiệp nộp báo cáo thường niên về tình hình hoạt động; (annual return) để tránh tạo nên gánh nặng cho doanh nghiệp, bởi bên cạnh đó; doanh nghiệp đã có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế; ngoài ra, việc thực thi quy định về nộp báo cáo thường niên; cũng không thực sự hiệu quả do trên thực tế hiện nay; chưa có Phòng ĐKKD địa phương nào nhận được quá 20%; báo cáo hoạt động kinh doanh từ doanh nghiệp trên địa bàn.

Ngoài ra, đại biểu Lê Đức Thuận – Phó Trưởng Phòng ĐKKD tỉnh Bình Thuận có ý kiến đề xuất cấp cho mỗi doanh nghiệp một tài khoản trên Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để phục vụ cho việc nộp báo cáo thường niên cũng như thực hiện các nghĩa vụ khác với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Về vấn đề này, Ông Phan Đức Hiếu – Trưởng ban Môi trường kinh doanh, CIEM; đồng thời là Thư ký Tổ biên tập Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) khẳng định rằng; báo cáo thường niên có nội dun;g và mục đích sử dụng hoàn toàn khác với báo cáo tài chính của doanh nghiệp; giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm được tình trạng thực của doanh nghiệp; và là cơ sở để kiểm tra chéo giữa các cơ quan quản lý khác nhau.

Nội dung của báo cáo thường niên rất đơn giản, có độ dài chỉ khoảng 2 trang giấy; không làm tốn nhiều thời gian, công sức của doanh nghiệp. Để đề cao trách nhiệm thực thi của doanh nghiệp; Dự thảo lần này đã đưa hành vi làm trái với quy định về việc nộp báo cáo thường niên; vào diện bị thu hồi Giấy Chứng nhận ĐKDN.

Về vấn đề giải thể, thu hồi Giấy CNĐKDN

Các đại biểu đều nhất trí với việc đơn giản hóa quy trình thủ tục giải thể; và lược bỏ bớt các trường hợp phải thu hồi Giấy CNĐKDN; (theo đó, tại Dự thảo lần này chỉ còn 5 trường hợp thu hồi). Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nên bổ sung hành vi kinh doanh; ngành, nghề thuộc Danh mục cấm vào diện bị thu hồi.

Về vấn đề này, Ông Bùi Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; chia sẻ quan điểm của Ban Soạn thảo là cho doanh nghiệp; có thêm một cơ hội để bù đắp những mất mát cho xã hội, bởi về thực chất; hành vi kinh doanh ngành, nghề thuộc Danh mục cấm là xuất phát từ ý chí; của người điều hành doanh nghiệp, pháp nhân “không có lỗi” trong trường hợp này.

Về vấn đề góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Các đại biểu Phòng ĐKKD có ý kiến đề nghị quy định chi tiết hơn; về quy trình thực hiện thủ tục này. Đa số đại biểu đề xuất quy trình thủ tục; với trình tự các bước như sau: nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ góp vốn; mua cổ phần tại Sở KH&ĐT; nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính -» Sở KH&ĐT xem xét hồ sơ -» nếu được chấp thuận; tổ chức kinh tế làm thủ tục đăng ký thay đổi thông tin; tại Phòng ĐKKD nơi tổ chức đặt trụ sở chính.

đại diện văn phòng luật sư tại tp hcm có ý kiến tại hội thảo luật doanh nghiệp
Đại diện Văn phòng luật sư tại TP HCM có ý kiến tại Hội thảo

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận sôi nổi về quy trình thủ tục đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký đầu tư.

Theo Bà Nguyễn Hải Thảo – Luật sư, trường Đại học RMIT Việt Nam; để đúng với quan điểm của việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho quá trình khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp; thì nên cho phép nhà đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập pháp nhân trước; sau đó mới thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư; hơn nữa, cũng sẽ thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư; nếu có một pháp nhân để thực hiện các giao dịch như mở tài khoản ngân hàng.

Ngoài những vấn đề trên, các nội dung khác; như đặt tên doanh nghiệp, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp,… cũng đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Kết thúc Hội thảo, Bà Trần Thị Hồng Minh – Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh phát biểu; ghi nhận những ý kiến đóng góp thiết thực và trách nhiệm của các đại biểu, đồng thời; mong muốn rằng trong thời gian tới, Ban Soạn thảo sẽ tiếp tục; nhận được sự quan tâm, đồng hành của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn; thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi).

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
[kkstarratings]
chọn đánh giá của bạn
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
5.0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
All in one
Gọi Ngay
Lên đầu trang